Phân tích SWOT về doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổng công ty điện lực dầu khí việt nam (pow) (Trang 49 - 50)

4. Kết cấu báo cáo

3.1. Phân tích SWOT về doanh nghiệp

3.1.1. Điểm mạnh

PV Power là nhà cung cấp điện năng lớn thứ 2 tại Việt Nam. Sở hữu 07 nhà máy điện (điện khí, điện than và thủy điện) có tổng cơng suất 4.205 MW, chiếm 6% tổng công suất lắp đặt của các nhà máy điện tại Việt Nam. Trong đó, 4 nhà máy điện khí của PV Power là Nhà máy điện Cà Mau 1 và Cà Mau 2, Nhà máy điện Nhơn Trạch 1 và Nhơn Trạch 2 có cơng nghệ hiện đại, hiệu suất cao. Các nhà máy điện khí có cơng suất lắp đặt là 2.700 MW.

Các nguồn điện luôn được bổ sung liên tục, ổn định với chất lượng cao từ các nhà máy điện khí, thủy điện và nhiệt điện than của các nhà máy điện là lợi thế lớn của PV Power, giúp cân đối sản lượng điện huy động hàng năm, đảm bảo ổn định điện cho toàn hệ thống lưới điện quốc gia.

PV Power đã xây dựng 2 nhà máy sử dụng khí LNG nhằm đổi mới, phát triển điện năng thân thiện với môi trường.

Công tác quản trị được đẩy mạnh, tập trung nâng cao quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ, trình độ nhân lực...

Tổ chức đào tạo, xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao có kinh nghiệm về quản lý, trình độ chun mơn, kỹ thuật cao để vận hành các nhà máy điện quy mô lớn, công nghệ cao trong khu vực và thế giới.

3.1.2. Điểm yếu

Hoạt động sản xuất của các nhà máy điện chủ yếu dựa vào nguồn nhiên liệu. Hiện nay, nguồn nhiên liệu trong nước ngày càng suy giảm, trong khi điều kiện thủy văn các năm qua diễn biễn thất thường.

Nguồn khí thiên nhiên giá rẻ gần cạn kiệt, phải sử dụng các mỏ mới và LNG nhập khẩu có giá thành cao, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, cũng như tính cạnh trạnh của PV Power khi tham gia thị trường phát điện cạnh tranh.

Khó khăn trong việc thu xếp vốn cho các dự án nguồn điện. Bảo lãnh vay vốn nước ngồi của Chính phủ cho đầu tư các cơng trình điện đang được hạn chế theo chủ trương chung là tự vay - tự trả.

3.1.3. Cơ hội

Nhu cầu tiêu thụ điện trong nước ngày càng tăng do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ưu tiên phát triển điện khí trong điện lưới quốc gia theo Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/02/2020. Do Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam là đơn vị tiên phong trong việc đầu tư nhiệt điện khí sử dụng LNG (Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy Nhơn Trạch 4) nên có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.

Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp, đa dạng chủ sở hữu ngành điện sẽ thu hút đầu tư trong và ngồi nước tham gia góp vốn xây dựng các nhà máy điện.

3.1.4. Thách thức

Tổng cơng ty Điện lực Dầu khí Việt Nam đang là đơn vị đi đầu tham gia vào lĩnh vực điện khí sử dụng LNG nên gặp nhiều thách thức trong công tác triển khai dự án, đàm phán hợp đồng mua bán khí, điện,...

Cơng tác huy động vốn gặp nhiều vướng mắc vì đang trong giai đoạn Chính phủ khơng thực hiện bảo lãnh các dự án đầu tư mới.

Giá dầu thô thế giới đang dần bị suy giảm. Trữ lượng than trong nước và trên thế giới đang ngày càng cạn kiệt, tiêu hao ngày càng tăng dẫn đến việc tìm kiếm, cung cấp đủ lượng than trong nước và nhập khẩu cho các Nhà máy điện than ngày càng khó khăn. Bên cạnh đó, đối với cơng tác cung ứng than nhập khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn về cơng tác vận chuyển, cơ sở hạ tầng tiếp nhận, phân phối than.

Sự biến đổi khí hậu làm cho các hồ thủy điện bị khô hạn, các nhà máy thủy điện thiếu nguồn nước để sản xuất trong thời gian dài, khi mùa mưa đến thì mưa lũ kéo dài trên diện rộng làm các nhà máy thủy điện phải xả tràn theo quy trình để đảm bảo an tồn hồ chứa

Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao và nghiêm ngặt hơn trở thành thách thức lớn với PV Power.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổng công ty điện lực dầu khí việt nam (pow) (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)