Các yếu tố nguy cơ của rối loạn thái dương hàm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của máng nhai ổn định trong điều trị rối loạn thái dương hàm (Trang 48 - 50)

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.2. Các yếu tố nguy cơ của rối loạn thái dương hàm

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã khảo sát một số yếu tố được xem là yếu tố nguy cơ dẫn tới rối loạn thái dương hàm như nghiến răng, các thói quen xấu khác, sai sót trong điều trị, sai khớp cắn…Kết quả là không có yếu tố nào xuất hiện quá 20% trong số các đối tượng được nghiên cứu. Điều đó thể hiện tính chất đa nguyên nhân của rối loạn khớp thái dương hàm, rất khó để xác định nguyên nhân cụ thể của từng bệnh nhân.

* Sai khớp cắn và sai sót trong điều trị: Tỷ lệ bệnh nhân có sai khớp cắn (như sai khớp cắn theo Angle, cắn chéo, cắn hở, điểm cản trở khớp cắn, cắn chìa, cắn sâu, lệch đường giữa) chiếm 18 %, cao nhất trong số các yếu tố nguy cơ mà chúng tôi khảo sát. Trong nghiên cứu có 1 bệnh nhân có 1 chụp sứ răng 1.6 được làm cách đây 2 năm bị chạm sớm hơn so với các răng còn lại của bệnh nhân (chiếm 4.5%).

Rối loạn khớp cắn từ lâu đã được nhiều tác giả xem là yếu tố khởi phát và duy trì rối loạn thái dương hàm. Tuy nhiên, một số tác giả khác cho rằng sai khớp cắn ít liên quan tới rối loạn thái dương hàm.Donald Selligman và Andrew Pullinger- trường Đại học California là những tác giả ủng hộ quan điểm về sự liên quan mật thiết giữa sai khớp cắn và TMD [12]. Trong nghiên cứu của hai tác giả được công bố vào năm 2000, nhóm bệnh nhân sai vị trị đĩa khớp thường kèm theo cắn chéo phía sau một bên hoặc sai lệch lớn giữa tương quan tâm với khớp cắn trung tâm. Các tác giả đã đưa ra kết luận: thay đổi khớp cắn là một yếu tố nguy cơ của TMD và một vài dạng sai khớp cắn sẽ

trực tiếp dẫn tới rối loạn thái dương hàm.Kết quả nghiên cứu của hai tác giả kể trên bị phản bác một phần bởi nghiên cứu của Hirsch (2005) [13]. Sau khi nghiên cứu 3033 bệnh nhân bị rối loạn thái dương hàm, Hirsch đã đưa ra kết luận là sự thay đổi độ cắn chìa hoặc cắn phủ không phải là một yếu tố nguy cơ làm xuất hiện tiếng kêu khớp. Ủng hộ quan điểm trên, một nghiên cứu của Magnusson theo dõi 402 bệnh nhân trong vòng 20 năm, đã đưa ra kết luận rằng yếu tố khớp cắn ít liên quan đến TMD [14].

Như vậy, vai trò chính xác của khớp cắn đối với bệnh lý khớp thái dương hàm vẫn chưa được xác định rõ ràng. Vì thế, theo Koh (2003) không có bằng chứng rằng việc điều chỉnh khớp cắn sẽ điều trị hiệu quả hoặc phòng ngừa được TMD [15].

* Nghiến răng: Tuổi hay gặp nhất của nghiến răng là từ 20-50 tuổi. Nguyên nhân của nghiến răng bao gồm điểm cản trở khớp cắn, stress cảm xúc, thuốc, rối loạn hệ thần kinh trung ương, di truyền và khuynh hướng gia đình. Magnusson theo dõi 402 đối tượng trong 20 năm đã tìm ra mối tương quan có ý nghĩa giữa nghiến răng và xuất hiện TMD [14]. Cũng theo nghiên cứu của Huang trên 274 bệnh nhân được chẩn đoán là đau cân cơ có tương quan ý nghĩa với nghiến chặt răng (OR=4.8) [15]. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 1 bệnh nhân bị nghiến răng (chiếm tỷ lệ 4.5%), do nghiên cứu được thực hiện với số lượng bệnh nhân ít (n=22) và là nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng nên không tìm được sự liên hệ giữa nghiến răng và TMD.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của máng nhai ổn định trong điều trị rối loạn thái dương hàm (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w