ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.3. Các bước tiến hành nghiên cứu
2.3.3.1. Hỏi bệnh, khám bệnh để tiến hành thu thập thông tin về đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trước và sau điều trị.
- Sử dụng bệnh án nghiên cứu để thu thập thông tin. Đánh giá mức độ đau của bệnh nhân theo thang điểm VAS. Thang điểm dài 10 cm từ mức độ không đau đến đau không chịu được.
Không đau Đau không chịu được - Sử dụng dụng cụ khám để đánh giá biên độ há miệng, điểm đau cơ, tiếng kêu khớp khi vận động hàm, đường há ngậm miệng, điểm cản trở khớp cắn, bao gồm: Bộ khám nha khoa, thước đo chiều dài, giấy cắn.
- Bệnh nhân được chụp phim Panorama để loại trừ tổn thương bệnh lý của xương hàm dưới.
- Bệnh nhân được đo điện cơ đồ (Electromyography) trước khi đeo máng và sau khi đeo 1 tháng. Sử dụng máy đo điện cơ bề mặt K6 – I, với hiệu điện thế 500 µV và tốc độ ghi 1cm s-1. Điện cực được đặt lên bề mặt cơ cắn và cơ thái dương hai bên.
+ Đối với cơ cắn, điện cực được đặt ở điểm giữa của khối cơ khi cắn chặt răng ở tư thế khớp cắn trung tâm.
+ Đối với cơ thái dương, điện cực được đặt vuông góc với mặt phẳng ngang trên cung gò má 1,5 cm và ngay sau mỏm trán của xương gò má (Landupho, 2004).
Trong quá trình đo, bệnh nhân ngồi thoải mái và mặt phẳng Frankfort song song với sàn nhà. Bệnh nhân được hướng dẫn cắn chặt tối đa ở khớp cắn trung tâm với sự tiếp xúc tự nhiên của 2 hàm răng (trước khi đeo máng) và với máng ổn định (sau đeo máng 1 tháng). Sau mỗi lần đo, bệnh nhân được nghỉ 10s, sau đó được đo khi cắn chặt tối đa với bông gòn để loại trừ sai số.
Chỉ số điện cơ đồ hoạt động (EAI) được tính theo công thức của Quran: EAI = x 100%
Hình 2.1. Bệnh nhân được đo điện cơ đồ EMG
2.3.3.2. Các bước tiến hành điều trị và theo dõi bệnh nhân
Bệnh nhân được điều trị bằng máng nhai, quy trình làm máng nhai ổn định (Michigan splint) như sau:
- Lấy mẫu và lên giá khớp ở tương quan trung tâm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng giá khớp Hanau-Whipmix để chế tạo máng nhai. Giá khớp Hanau là một loại giá khớp bán thích ứng, thuộc loại Arcon.
Hình 2.2. Giá khớp Hanau-Whipmix
- Sử dụng cung mặt để chuyển tương quan của hàm trên với nền sọ vào giá khớp.
Hình 2.3. Dùng cung mặt chuyển hàm trên vào giá khớp
• Xác định tương quan tâm bằng phương pháp Dawson 2 tay:
+ Bệnh nhân nằm trên ghế, tựa lưng và tựa đầu song song với sàn nhà. + Yêu cầu bệnh nhân há tối đa trong 30 giây để tạo sự thư giãn cơ.
+ Bác sỹ ngồi chếch phía sau bệnh nhân ở vị trí 10-11 giờ, đầu bệnh nhân được gìm giữ giữa khung sườn và cánh tay để không di động khi hàm dưới của họ đang được hướng dẫn thực hiện vận động bản lề.
+ Bác sĩ đặt hai ngón cái ở vùng cằm, bốn ngón còn lại đặt ở bờ dưới xương hàm dưới.
+ Bệnh nhân được yêu cầu há nhẹ và bác sĩ hướng dẫn một cách nhẹ nhàng hàm dưới bệnh nhân thực hiện vận động bản lề đến vị trí tiếp xúc đầu tiên ở tương quan tâm.
+ Khi đạt được tiếp xúc đầu tiên, yêu cầu bệnh nhân ghi nhớ các răng tham gia tiếp xúc.
• Ghi dấu tương quan trung tâm và chuyển hàm dưới vào giá khớp:
+ Hướng dẫn bệnh nhân về tương quan tâm, khóa hàm dưới ở tương quan tâm bằng nút Composite ở răng cửa
+ Chuyển hàm dưới vào giá khớp ở vị trí tương quan trung tâm nhờ vào nút chặn Composite và hai dấu Silicon.
Hình 2.4. Ghi tương quan 2 hàm bằng nút chặn Composite và khóa Silicon
Hình 2.5. Chuyển hàm dưới vào giá khớp ở tương quan tâm
• Chế tạo máng nhai ổn định ở xưởng răng
+ Phác họa đường viền của máng: vẽ bút chì đường viền của máng trên mẫu hàm, bờ của máng không được bắt chéo các gờ niêm mạc khẩu cái. Ở mặt ngoài, giới hạn của máng ở phần ba cắn các răng trước và trên đường nối các điểm lồi múi ngoài các răng cối.
Hình 2.6. Phác họa đường viền của máng
+ Tạo mô hình sáp: máng có độ dày khoảng 1mm và phẳng ở mặt nhai.
Hình 2.7. Tạo máng sáp theo đúng đường viền
+ Tạo hướng dẫn răng nanh theo các chuyển động của hàm dưới: dùng sáp ghi lại tương quan giữa các mẫu hàm trung tâm để xác định vị trí của hướng dẫn răng nanh, đồng thời ghi lại vận động sang bên và ra trước trên lá sáp đó. Để thực hiện được hướng dẫn răng nanh , đặt một miếng sáp inlay vào vùng tương ứng trên mô hình sáp.
Sáp cần phải được làm sao cho vận động sang bên và ra trước được hướng dẫn bởi nhô hướng dẫn răng nanh, để không có tiếp xúc răng sau trong các vận động bên không làm việc.
Hình 2.8. Xác định hướng dẫn răng nanh cho máng nhai.
+ Vào múp, ép nhựa nấu Acrylic trong suốt, đánh bóng và hoàn thiện • Lắp, điều chỉnh máng nhai và theo dõi người bệnh sau 1 tuần, 1
tháng, 2 tháng và 3 tháng.
Hình 2.9. Lắp và kiểm tra máng nhai cho bệnh nhân
2.3.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả điều trị
Các tiêu chí đánh giá kết quả điều trị sau 1 tháng, 3 tháng:
Kết quả Tiêu chí
Tốt Trung bình Kém
Khả năng thích nghi máng nhai của bệnh nhân
Thoải mái Khó chịu nhưng vẫn tiếp tục đeo máng
Không thể đeo được máng
Triệu chứng cơ năng Giảm Không đỡ Tăng lên
Điện cơ đồ(chỉ số EAI) Tăng Không thay đổi Giảm
- Đánh giá kết quả sau 3 tháng
Kết quả Tiêu chí
Triệu chứng cơ năng Không còn Giảm hơn Không giảm Triệu chứng thực thể Biên độ há miệng trở về bình thường là > 40mm , không còn tiếng kêu khớp Biên độ há ngậm miệng có tăng nhưng chưa đạt được ngưỡng bình thường Biên độ há ngậm miệng không tăng hoặc giảm đi. Còn tiếng kêu khớp
2.3.3.4. Xử lý và phân tích số liệu
- Làm sạch số liệu trước khi phân tích.
- Số liệu được nhập và phân tích bởi phần mềm SPSS 16.0
- Dùng test 2 để so sánh các tỷ lệ, hoặc test Fisher exact trong trường hợp tần số lý thuyết <5.
- Dùng paired-sample t-test để so sánh chỉ số VAS,EAI, biên độ há ngậm miệng, số điểm đau cơ trước và sau điều trị.
- Giá trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.