CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Thực trạng dạy học Sinh học 12 nói chung và dạy học phần Sinh thá
học nói riêng trong nhà trường phổ thơng
Điều tra được tiến hành bằng cách quan sát sư phạm, dự giờ, trao đổi trực tiếp và tham khảo giáo án dạy học của giáo viên bộ môn Sinh học lớp 12 ở trường THPT Chúc Động – Hà Nội. Sau quá trình điều tra, một số kết luận được rút ra như sau:
1.3.1.1. Về phương tiện dạy học
Hầu hết các lớp học đều được trang bị phương tiện dạy học khá đầy đủ, đáp ứng nhu cầu dạy và học cho giáo viên và học sinh. Các phòng bộ môn được đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại như: máy tính, máy chiếu. Phịng
thí nghiệm có trang bị các hóa chất, dụng cụ tương đối đầy đủ cho các bài thực hành cơ bản trong chương trình học. Trong phịng thư viện cũng có nguồn tài liệu tham khảo dành cho giáo viên và học sinh khá phong phú về nội dung cũng như chủng loại.
1.3.1.2. Về phương pháp giảng dạy của giáo viên
* Chuẩn bị bài:
Chúng tơi tìm hiểu cơng việc chuẩn bị bài của giáo viên và thấy rằng: đa số giáo viên có kĩ năng thiết kế bài tương đối tốt. Khi soạn bài, mục tiêu của bài soạn đã được xác định bằng những hành động cụ thể, rõ ràng về kiến thức, thái độ và kĩ năng. Nội dung bài soạn được đặt ra cũng tương ứng với mục tiêu bài dạy. Tuy nhiên, hầu hết các bài giáo án của các giáo viên đều chỉ quan tâm tới việc truyền thụ kiến thức thông qua việc thuyết trình, mà ít quan tâm tới các phương pháp dạy học tích cực.
* Phương pháp giảng dạy:
Qua những nội dung trong giáo án và thực tế dự giờ cho thấy phương pháp dạy của giáo viên mơn Sinh học đã có những sự thay đổi nhất định. Tiết dạy đã được thực hiện theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. Những phương pháp giảng dạy tích cực đã bước đầu được sử dụng như vấn đáp, trực quan, học theo nhóm, tự nghiên cứu… nhưng hiệu quả của các phương pháp này chưa cao, đa phần vẫn chỉ là hình thức. Đồng thời, vẫn còn một số giáo viên và một số tiết dạy theo phương pháp dạy truyền thống: giáo viên truyền đạt, học trị ghi chép theo hoặc có vấn đáp nhưng rất ít và cũng khơng hiệu quả.
Cụ thể trong giảng dạy phần Sinh thái học: Mặc dù phần Sinh thái học là một nội dung liên quan nhiều đến các hiện tượng thực tế, gắn liền với đời sống của con người nhưng nội dung kiến thức nhiều, dàn trải mà người dạy khó có khả năng truyền tải hết nội dung. Vì vậy, phương án tối ưu của giáo viên ở đây là cách thuyết trình để thực hiện đúng nội dung kiến thức cần trang bị cho học sinh. Tuy nhiên, những kiến thức đó là những kiến thức mơ hồ
không rõ nét đối với người học nên kết quả nghiên cứu nội dung chương trình chưa cao.
Như vậy, có thể nói về phương pháp được đa số giáo viên sử dụng để giảng dạy mơn Sinh học nói chung và phần Sinh thái học nói riêng đã bước đầu có sự đổi mới, tuy nhiên vẫn nặng về hình thức và chưa thực sự phát huy hiệu quả. Phương pháp chủ yếu vẫn là phương pháp thuyết trình truyền thống.