- Tỷ lệ mắc CSMLT:Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ CSMLT so
với số mổ lấy thai 0,33% cao hơn nhiều so với số liệu của Rotas là 0,15%. Có lẽ do số liệu của chúng tôi là số liệu của một bệnh viện lớn của Hà Nội, là nơi thu hút người bệnh CSMLT từ các tuyến dưới, đặc biệt khi địa giới Hà Nội được mở rộng số mổ lấy thai ở BVPSHN nhiều nên tỷ lệ CSMLT cũng tăng theo.
Tỷ lệ CSMLT so với tổng số thai phụ: 0,11% hay 1/1100 thai phụ. Kết quả này của chúng tôi cao hơn nhiều so với các tác giả khác trên thế giới. Jukovic: 1/1800[2]. Rotas và Ash[4,14] : 1/2000, Timor-Tritsch[7]: 1/1800 – 2500. Điều này có thể lý giải do người Việt Nam sinh nhiều con nên tần xuất gặp nhiều hơn, mặt khác tỷ lệ có thai ngoài ý muốn ở nước ta cao hơn hẳn các nước phát triển nên tần xuất gặp CSMLT nhiều. Hơn nữa có các phương tiện giúp chẩn đoán sớm, các bác sỹ siêu âm được cảnh báo về khả năng CSMLT ở thai phụ có tiền sử mổ lấy thai nên ít bỏ sót cas bệnh. Theo Timor-tristch có rất nhiều cas bệnh bị bỏ sót nên khi xử trí gây biến chứng nặng nề và khẳng định còn rất nhiều cas CSMLT chưa được báo cáo hoặc bị bỏ sót[7].
- Độ tuổi: Tuổi hay gặp nhất từ 30 – 39 tuổi, người trẻ tuổi nhất là 21 tuổi và người cao tuổi nhất có là 49 tuổi, tuổi trung bình là 33,5. Đây là độ tuổi sinh đẻ ở phụ nữ. Độ tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự như nghiên cứu của các tác giả trong nước như Đinh Quốc Hưng (2011) tuổi trung bình là 33 tuổi[25]. Tạ Thị Thanh Thủy (2013) là 34,45 tuổi[35], Đỗ Thị
Ngọc Lan là 34 tuổi[36] nhưng thấp hơn các nghiên cứu nước ngoài như Jukorvic [2] là 35,5 tuổi. Có lẽ ở nước ta do thói quen kết hôn sớm và sinh đẻ sớm hơn.
Trên 50% bệnh nhân dưới 35 tuổi điều này cho thấy sự cần thiết bảo tồn tử cung cho người bệnh để bảo tồn chức năng sinh sản và đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người phụ nữ.
– Số lần mổ đẻ: Có 39,6% bệnh nhân có tiền sử mổ lấy thai 1 lần, 58,9% bệnh nhân mổ đẻ trên 2 lần trong đó có 3 trường hợp mổ lấy thai 3 lần. Trong nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt giữa tần suất xuất hiện chửa tại sẹo mổ cũ với số lần mổ lấy thai. Tần xuất gặp ở nhóm bệnh nhân có tiền sử mổ lấy thai từ 2 lần trở lên cao hơn hẳn nhóm mổ lấy thai 1 lần. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đưa ra các kết quả rất khác nhau.
Số lần mổ
Tác giả 1 lần 2 lần Trên 2 lần
Đinh Quốc Hưng [25] 51,6% 45,6% 2,8%
Đỗ Thị Ngọc Lan[36] 48,4% 50% 1,6%
Tạ Thị Thanh Thủy[35] 53% 45% 2%
DavidA.McKenna [1] 52% 36% 12%
Diêm Thị Thanh Thuỷ 39,6% 59,8% 0.6%
Jukovic [2] 72%
Maymon [3] 63%
Sự khác biệt này có thể do tỷ lệ mổ lấy thai, phương pháp mổ lấy thai, chất lượng sẹo mổ cơ tử cung, yếu tố dinh dưỡng giữa các nhóm bệnh nhân khác nhau nên chỉ cần mổ lấy thai một lần đã xuất hiện nguy cơ chửa tại sẹo mổ cũ trong lần có thai sau [2,3]. Các trường hợp mổ lấy thai 2 lần trở lên nên tư vấn sử dung biện pháp tránh thai triệt để tránh CTSMLT.
- Liên quan giữa bệnh với thời gian mổ gần nhất :
Tần xuất hay gặp ở nhóm thời gian mổ cũ trên 24 tháng chiếm 62,5%. Tuy nhiên số bệnh nhân mổ cũ dưới 24 tháng chiếm tỷ lệ khá cao 37,5% điều này ảnh hưởng đến khả năng có thai lần sau làm tăng nguy cơ CSMLT tái phát, rau tiền đạo, rau cài răng lược. Hiện nay với phương pháp mổ lấy thai cải tiến chỉ khâu cơ tử cung 1 lớp có thể làm cho chất lượng sẹo không tốt tạo vết khuyết tại vết mổ là nguy cơ gây CSMLT cho lần có thai sau[25].
Một trường hợp sau mổ đẻ lần thứ 3 được 5 tháng đã có thai CSMLT, thai 9 tuần, xử trí hút thai chảy máu nặng phải cắt tử cung bán phần và truyền 600ml máu. Như vậy các trường hợp mới mổ đẻ dưới 12 tháng việc xử trí phải rất thận trọng vì dễ gây biến chứng nặng. McKenna khuyến cáo không nên hút thai ở những bệnh nhân có sẹo mổ đẻ dưới 12 tháng sẽ có nguy cơ chảy máu do nứt sẹo mổ cũ nên thực hiện thủ thuật dưới soi BTC hoặc nội soi ổ bụng[1].
Trong nghiên cứu của chúng tôi lần mổ gần nhất là 5 tháng, xa nhất là 12 năm phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước. Đinh Quốc Hưng mổ cũ <24 tháng là 50,7%, trên 24 tháng là 49,3%, mổ gần nhất là 4 tháng xa nhất là 8 năm[25]. Theo Tạ Thị Thanh Thủy mổ cũ dưới 24 tháng là 16%, trên 24 tháng là 84%, gân nhất là 8 tháng , xa nhất là 10 năm[35]. Theo DavidA và A Ash tần xuất gặp CSMLT có sẹo mổ cũ gần nhất từ 6 tháng tới 12 năm[1,14].
- Triệu chứng lâm sàng
Triệu chúng lâm sàng hay gặp nhất là ra máu âm đạo ít một chiếm 64,1% là triệu chứng của 1 thai nghén bất thường. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Đinh Quốc Hưng triệu chứng ra máu âm đạo ít một chiếm 67,6%[25]. Theo Tạ Thị Thanh Thủy triệu chứng này chiếm 34%[35].
Triệu chứng đau bụng hạ vị chiếm 20,3% đó là cảm giác đau tức như đau bụng khi hành kinh. Hầu hết các trường hợp đau bụng đi kèm với ra máu âm đạo ít một hoặc băng huyết. Theo Đinh Quốc Hưng tỷ lệ này là 25,4%[25], Theo Tạ Thị Thanh Thủy là 48%[35]. Tỷ lệ triệu chứng đau bụng hạ vị cao chứng tỏ bệnh phát hiện muộn hoặc là biến chứng của can thiệp trước đó. Theo Tạ Thị Thanh Thủy có tới 36% các trường hợp đã có can thiệp điểu trị trước khi nhập viện như : nạo hút BTC, phá thai nội khoa, điều trị MTX[35].
Triệu chứng băng huyết có 7 trường hợp chiếm 3,6%. Các trường hợp này thường là thai lưu tự sảy gây chảy máu rất nhiều, đôi khi ra máu tự nhiên không kèm theo đau bụng. 4/7 trường hợp bị băng huyết phải mổ lấy khối chửa cầm máu sau khi các biện pháp xử trí khác thất bại như nạo BTC + chèn bóng cầm máu, chèn gạc. 3/7 trường hợp hút BTC chèn bóng vào eo tử cung cầm máu kết hợp MTX thành công. Vì vậy việc chẩn đoán sớm điểu trị kịp thời mang lại kết quả tốt cho người bệnh. Theo Đính Quốc Hưng băng huyết chiếm 14,1%[25]. Theo Tạ thị Thanh Thủy băng huyết chiếm tới 18%[35] . Tỷ lệ băng huyết trong nghiên cứu của các tác giả cao hơn hẳn nghiên cứu của chúng tôi do 2 nghiên cứu này này không loại trừ các trường hợp CSMLT đã được điều trị trước đó như nạo hút BTC, phá thai nội khoa. Đây chính là nguyên nhân gây băng huyết. Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ nhận các trường hợp CSMLT chưa được điều trị bằng 1 phương pháp nào trước đó nên tỷ lệ băng huyết thấp hơn.
Không có triệu chứng lâm sàng chiếm 11,9% trường hợp. Người bệnh đi khám thai tình cờ phát hiện được. Theo Nghiên cứu của David 1/3 trường hợp không có triệu chứng lâm sàng, 1/3 trường hợp có ra máu âm đạo ít một, ¼ trường hợp có đau bụng hạ vị[1]. Theo Rotas tổng hợp 59 bài báo với 112 cas CSMLT thấy 1/3 trường hợp có ra máu âm đạo, 1/4 trường hợp có đau
bụng hạ vị và > 50% các trường hợp không có triệu chứng lâm sàng bệnh nhân chỉ phát hiện được khi đi khám bệnh tình cờ[4].
Như vậy triệu chứng lâm sàng của CSMLT nghèo nàn, không có triệu chứng đặc hiệu. Các triệu chứng cơ năng thường bị nhầm lẫn với trường hợp thai bất thường khác. Bởi vậy cần khuyến cáo thai phụ nên đi siêu âm phát hiện thai sớm ngay khi mới chậm kinh 1 tuần đặc biệt là các trường hợp có sẹo mổ lấy thai để phát hiện sớm CSMLT.
4.1.2. Cận lâm sàng