PPDH theo dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình giảng dạy phần ứng dụng đạo hàm lớp 12 trung học phổ thông theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế (Trang 25 - 30)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Một số phƣơng pháp dạy học tích cực

1.2.3. PPDH theo dự án

1.2.3.1. Khái niệm dự án

Dự án là một tập hợp các hoạt động khác nhau có liên quan với nhau theo một lơgic, một trật tự xác định nhằm vào những mục tiêu xác định, đƣợc thực hiện bằng những nguồn lực nhất định trong khoảng thời gian xác định. Dự án có tính mục tiêu, tạm thời, hệ thống và duy nhất.

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình chung thành lập dự án

Sơ đồ trên mô tả quy trình chung để thành lập một dự án. Trong quy trình chung đó bắt đầu bằng việc lập chƣơng trình và kết thúc bằng việc đánh giá dự án, và tất cả các yếu tố của quy trình thành lập dự án phải đƣợc quản lý định hƣớng theo mục tiêu. Các dự án về dạy học cũng đƣợc thực hiện theo quy trình trên.

1.2.3.2. Một số quan niệm về PPDH theo dự án

Dạy học theo dự án gọi tắt là dạy học dự án đƣợc hiểu là một phƣơng pháp hay một hình thức dạy học, trong đó ngƣời học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này đƣợc ngƣời học thực hiện với tính tự lực cao trong tồn bộ q trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.

1.2.3.3. khái niệm phương pháp

Lập chƣơng trình Dự kiến kinh phí Quản lí định hƣớng theo mục tiêu Đánh giá Triển khai Xác định vấn đề Hình thành dự án

DHDA đƣợc hiểu là một phƣơng pháp hay một HTTCDH, trong đó ngƣời học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này đƣợc ngƣời học thực hiện với tính tự lực cao trong tồn bộ q trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án.

Chƣơng trình dạy học theo dự án đƣợc xây dựng dựa trên những câu hỏi định hƣớng quan trọng, lồng ghép các chuẩn nội dung và tƣ duy bậc cao trong những bối cảnh thực tế. Bài học thiết kế theo dự án chứa đựng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, có lơi cuốn đƣợc mọi đối tƣợng HS không phụ thuộc vào cách học của họ. Thông thƣờng HS sẽ đƣợc làm việc với các chuyên gia và những thành viên trong cộng đồng để giải quyết vấn đề, hiểu sâu nội dung hơn. Các phƣơng tiện kỹ thuật cũng đƣợc sử dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp HS tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng.

Dự án đƣợc định hƣớng theo bộ câu hỏi khung chƣơng trình. Có ba dạng câu hỏi khung chƣơng trình: câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung. Câu hỏi khái quát là các câu hỏi rộng, có tính mở, đề cập đến các ý tƣởng lớn và các khái niệm xuyên suốt. Câu hỏi loại này thƣờng mang tính liên mơn, giúp HS hiểu đƣợc các mối quan hệ giữa các môn học. Các câu hỏi bài học đƣợc gắn trực tiếp với dự án, hỗ trợ việc tìm kiếm lời giải cho câu hỏi khái quát. Các câu hỏi bài học thể hiện mực độ hiểu những khái niệm cốt lõi về dự án của HS. Các câu hỏi nội dung thƣờng mang tính thực tiễn cao, bám sát các chuẩn và mục tiêu đề ra.

Dự án địi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thƣờng xuyên. Ngay từ khi triển khai dự án, các kết quả dự kiến cần phải đƣợc làm rõ và phải ln đƣợc rà sốt nhiều lần để kiểm chứng mức độ lĩnh hội bằng các phƣơng pháp đánh giá khác nhau. HS sẽ đƣợc xem mẫu và hƣớng dẫn trƣớc để thực hiện cơng việc có chất lƣợng nhất, và phải biết rõ điều gì đang chờ đời ngay từ khi bắt đầu dự án. Cần phải tạo cơ hội để rà soát, phản hồi hay điều chỉnh trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Dự án phải gắn với đời sống thực tế của HS, có thể mời các chun gia ngồi cùng tham gia để tạo các tình huống dạy học. HS có thể thể hiện việc học của mình trƣớc những đối tƣợng thực tế, liên hệ với các nguồn lực cộng đồng, tham khảo các chuyên gia trong lĩnh vực, hoặc trao đổi thông qua các phƣơng tiện dạy học hiện đại.

1.2.3.4. Đặc điểm của dạy học dự án

Trong các các tài liệu về DHDA có rất nhiều đặc điểm đƣợc đƣa ra. Các nhà sƣ phạm Mỹ đầu thế kỷ XX khi xác lập cơ sở lý thuyết cho PPDH này đã nêu ra ba đặc điểm cốt lõi của DHDA đó là: định hƣớng HS, định hƣớng thực tiễn và định hƣớng sản phẩm.

Có thể cụ thể hố các đặc điểm của DHDA nhƣ sau:

- Chủ đề dự án gắn liền với hoàn cảnh: chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng nhƣ thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ của dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của ngƣời học.

- Có ý nghĩ thực tiễn xã hội: các dự án học tập góp phần gắn liền việc học tập trong nhà trƣờng với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trƣờng hợp lí tƣởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực.

- Chú ý đến hứng thú ngƣời học: HS đƣợc tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của ngƣời học cần đƣợc tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án.

- Dự án học tập mang nội dung tích hợp: nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính tích hợp.

- Định hƣớng hoạt động thực tiễn: trong q trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào hoạt động thực tiễn, thực hành. Thơng qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng nhƣ rèn luyện kĩ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của ngƣời học.

- Tính tích cực cao của ngƣời học: trong DHDA, ngƣời học cần tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng địi hỏi

và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của ngƣời học. GV chủ yếu đóng vai trị tƣ vấn, hƣớng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của HS và mức độ khó khăn của nhiệm vụ. - Cơng tác làm việc: các dự án học tập thƣờng đƣợc thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân cơng cơng việc giữa các thành viên trong nhóm. DHDA địi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng cơng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa HS và GV cùng nhƣ với các lực lƣợng xã hội khác tham gia trong dự án. Đặc điểm này còn đƣợc coi là học tập mang tính xã hội.

- Tạo ra sản phẩm: trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm đƣợc tạo ra. Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoặch lý thuyết, mà trong đa số trƣờng hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, cơng bố và giới thiệu.

1.2.3.5. Quy trình thực hiện một dự án theo PPDH dự án ở trường THPT

Đối với dự án dạy học ta có thể đƣa ra quy trình thực hiên nhƣ sau:

a) Xác định vấn đề nghiên cứu (ý tưởng của dự án)

GV và HS cùng nhau đề xuất ý tƣởng của dự án trên cơ sở sau: - Lĩnh vực nghiên cứu của dự án.

- Tính khoa học của dự án. - Tính thực tiễn của dự án. - Tính khả thi của dự án.

- Diễn đạt tên dự án.

b) Xây dựng đề cương

GV hƣớng dẫn HS xây dựng đề cƣơng, xác định những việc cần làm: - Mục tiêu/Mục đích của dự án.

- Lý do chọn dự án. - Nhiệm vụ nghiên cứu.

- Dự kiến các kết quả cần đạt.

- Dự kiến kinh phí, thời gian thực hiện. - Cấu trúc báo cáo kết quả dự án.

c) Tiến hành nghiên cứu (thực hiện dự án)

- Xây dựng thƣ mục các tài liệu tham khảo.

- Quan sát, thu thập, phân tích, tổng hợp, so sánh, xử lý thông tin, tài liệu. - Kiểm chứng các kết quả nghiên cứu.

- Kết luận vấn đề- Giải pháp.

d) Công bố sản phẩm

- Viết báo cáo kết quả của đề tài. - Công bố sản phẩm.

e) Đánh giá dự án

- Đánh giá quá trình thực hiện và kết quả đạt đƣợc. - Những kinh nghiệm và đề xuất của dự án.

1.2.3.7. Điểm mạnh và hạn chế của dạy học theo dự án a) Điểm mạnh

- DHDA khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của PPDH truyền thống đó là dạy học bình quân (yêu cầu nhƣ nhau với mọi HS); khắc phục đƣợc tính thụ động học tập của HS, khơi dậy tính tị mị, sự hứng thú trong học tập vì DHDA đƣợc tình huống hố, hồn cảnh hố, gắn lí thuyết với thực hành, tƣ duy và hành động, nhà trƣờng và xã hội.

- DHDA còn rèn luyện cho HS năng lực hợp tác, có khả năng phối hợp hành động để cùng hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn, phát triển năng lực đánh giá.

- DHDA giúp cho HS tự khẳng định đƣợc bản thân, rèn luyện phƣơng pháp tự học, tự nghiên cứu, phát triển tƣ duy sáng tạo, có tác phong làm việc của nhà nghiên cứu khoa học, nó đáp ứng đƣợc quan điểm mới về học tập, đó là ngƣời học tự tổ chức, tự kiểm tra, tự đánh giá việc học của mình một cách chủ động và kiến tạo, đảm bảo đƣợc yêu cầu phân hoá trong dạy học.

b) Hạn chế

- DHDA chẳng những đòi hỏi chuẩn bị cơng phu mà cịn địi hỏi ngƣời dạy và ngƣời học có thói quen phù hợp mới có hiệu quả.

- DHDA đòi hỏi nhiều thời gian, khơng thích hợp trong việc truyền thụ những tri thức lí thuyết hệ thống.

- Địi hỏi phƣơng tiện vật chất và tài chính phù hợp.

Tóm lại, DHDA là một phƣơng pháp, một hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học định hƣớng vào ngƣời học, quan điểm dạy học định hƣớng hoạt động và quan điểm dạy học tích hợp. DHDA góp phần gắn lí thuyết với thực hành, tƣ duy và hành động, nhà trƣờng và xã hội. DHDA cũng góp phần tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực tự giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của ngƣời học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình giảng dạy phần ứng dụng đạo hàm lớp 12 trung học phổ thông theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)