Thực trạng rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu sử dụng mô hình logistic tính xác suất nợ khó đòi và ứng dụng trong xếp hạng tín dụng (Trang 27 - 31)

mại Việt Nam

1.3.1 Các loại rủi ro tín dụng

Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng.

Theo Quyết định này khái niệm nợ được định nghĩa rất rộng. Nợ không chỉ bao gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính, chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, tiền trả thay cho người được bảo lãnh, mà còn bao gồm các khoản ứng trước, thấu chi và các khoản bao thanh tốn (một hình thức cấp tín dụng mới được phép theo Quy chế bao thanh toán của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/9/2004 của NHNN) và các hình thức tín dụng khác.

Việc phân loại nợ cũng được xác định hết sức rõ ràng. Theo phương pháp “định lượng” Quyết định 493 đã phân loại nợ thành 5 nhóm, bao gồm:

Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá

có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh tốn.

Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và cơ

cấu lại thời hạn trả nợ.

Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến

180 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn 90 ngày.

Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360

Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn trên 360

ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.

Tuy nhiên cần lưu ý là cho dù có tiêu chí thời gian quá hạn trả nợ cụ thể để phân loại nợ như trên, các tổ chức tín dụng (TCTD) và Ngân hàng (NH) vẫn có quyền chủ động tự quyết định phân loại nợ nào vào nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro nếu đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm.

Điều đặc biệt ở Quyết định này là lần đầu tiên phương pháp “định tính” được cho phép áp dụng đối với các TCTD đủ điều kiện. Theo phương pháp này nợ cũng được phân thành 5 nhóm nợ tương ứng như 5 nhóm nợ theo cách phân loại “định lượng”, nhưng không nhất thiết căn cứ vào số ngày quá hạn chưa thanh toán nợ, mà căn cứ trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phịng rủi ro của TCTD được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Các nhóm nợ bao gồm:

Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là có khả

năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn.

Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng

thu hồi đầy đủ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là khơng

có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn.

Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng

tổn thất cao.

Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ được đánh giá là

khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn.

Như vậy Quyết định 493 đặt ra yêu cầu quản lý nợ, kiểm soát rủi ro cao hơn đối với các TCTD và việc thi hành Quyết định 493 sẽ đánh

giá đúng bản chất và chất lượng tín dụng của các TCTD. Những chuẩn mực đặt ra trong quy định này đã hướng tới sự hoà nhập với chuẩn mực thế giới tức là yêu cầu cao hơn trong việc quản lý nợ. Việc thi hành những quy định mới sẽ địi hỏi có những thay đổi mới ở các Ngân hàng thương mại và cả Ngân hàng Nhà nước, vì những chi phí phát sinh từ những thay đổi đó sẽ chuyển sang khách hàng vay nên chi phí cho vay sẽ có thể tăng. Các NH cũng sẽ ưu tiên việc cho vay có bảo đảm để giảm gánh nặng về dự phịng rủi ro.

1.3.2 Tình hình rủi ro tín dụng ở các NH thương mại Việt Nam

Kể từ khi Quyết định 493 ra đời, giới NH cũng e ngại rằng con số biểu thị nợ xấu của họ sẽ bị đẩy lên cao hơn nhiều so với trước đây. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của các NH khơng đáng ngại lắm, theo phát ngơn chính thống từ Ngân hàng Nhà nước tỷ lệ nợ xấu tổng hợp tồn bộ hệ thống NH tính đến cuối năm 2005 là 4,4%. Phải chăng con số này quá đẹp, tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức kiểm tra và làm việc với 5 NH thương mại quốc doanh. Theo Thống đốc Lê Đức Thuý, “kết quả kiểm tra cũng khơng xấu”. Bình qn tỷ lệ nợ xấu các NH tự xếp theo chuẩn mới là 6,27%, còn theo kết quả kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước là 7,7%. Với các ngân hàng quốc doanh, nợ xấu theo chuẩn mới hiện ở mức trên dưới 23 ngàn tỷ (tính đến tháng 11/2005). Với khối NH thương mại cổ phần, nợ xấu dường như không phải là vấn đề lớn khi hầu hết các NH đều có một con số khá đẹp, phần lớn đều nằm dưới mức 1%. Một số NH vừa thoát hiểm như Eximbank cũng có tỷ lệ nợ xấu khả quan dưới 4%; với VP Bank, nợ xấu chỉ ở khoảng 0,8-0,9%....

Sang năm 2006, khi kết thúc hầu hết các NH đều đứng trước những con số lợi nhuận ấn tượng. Có thể nói năm 2006 là năm thành cơng nhất của ngành NH Việt Nam từ trước đến nay. Nhưng có giá trị hơn, có chiều sâu hơn là những chuyển biến tích cực của việc xử lý nợ

xấu. Nợ xấu của NH Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đang ở mức khoảng 2,9-3,0% tổng dư nợ, cao hơn tiêu chí phân loại cũ là 0,6%. Và nếu so với mặt bằng chung cách đây khoảng 5 năm thì đó là một tỷ lệ quá lý tưởng (so với 12-13%). Tỷ lệ nợ xấu của các NH quốc doanh còn lại có mức chênh lệch đáng kể: NH Công thương (Incombank) ở vào khoảng 6% tổng dư nợ, NH Đầu tư và phát triển (BIDV) ở khoảng 9% tổng dư nợ. Với NH thương mại cổ phần, tỷ lệ trên còn thấp hơn nhiều. Theo báo cáo của một số NH cổ phần, tỷ lệ nợ xấu chỉ xoay quanh mức 1%.

Điều đặc biệt, sau khi thống nhất với bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước đã có cơng văn quy định một số nhóm nợ mà NH thương mại nhà nước được bán cho Công ty mua nợ, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC). Theo công văn số 7129/NHNN-TD ngày 18/8/2006 của Ngân hàng Nhà nước, các khoản nợ xấu mà NH thương mại nhà nước được bán cho DATC gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn. Vì vậy sẽ giảm được rủi ro cho ngân hàng, giảm quỹ dự phòng rủi ro của ngân hàng từ đó góp phần làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu sử dụng mô hình logistic tính xác suất nợ khó đòi và ứng dụng trong xếp hạng tín dụng (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w