.Phân loại và ứng dụng chất liệu trong thiết kế bao bì

Một phần của tài liệu màu sắc và chất liệu - những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì (Trang 25 - 36)

Trên thực tế, chất liệu chế tạo bao bì rất phong phú, người viết không thể nào thống kê một cách đầy đủ ở đây, tuy nhiên cũng xin đưa ra một số loại chất liệu phổ biến trong ngành bao bì bởi tính năng ưu việt, dễ kiếm, giá thành phù hợp với sản xuất cơng nghịêp.

Giấy - bìa carton:

Bạn hãy lấy một tờ giấy và thử xé nó theo hai chiều ngang và dọc. Bạn sẽ thấy rằng có một chiều dễ xé hơn và ở chỗ tờ giấy rách ra, bạn sẽ nhìn thấy những sợi mỏng như tóc. Điều đó có ý nghĩa gì? Thứ nhất, giấy được sản xuất bằng

máy, vì nếu khơng, bạn đã có thể xé dễ dàng ở cả hai chiều. Thứ hai, giấy được cấu tạo từ những hạt xenlulô nhỏ trong lõi của cây, liên kết chặt chẽ nhờ lực phân tử. Ngoài ra, trong thành phần của giấy cịn chứa chất độn (giúp mặt giấy kín, nhẵn phẳng, khơng thấu quang), chất màu (tạo cho giấy có màu sắc cần thiết) và nước (giúp cho giấy khơng bị khơ giịn, nếu khơng, giấy sẽ kém bắt mực, độ bền cơ học giảm, khó in ấn).

Cịn bìa carton, về bản chất cũng có thành phần giống giấy nhưng có trọng lượng 1m2 lớn hơn 1m2 giấy. Bìa carton có đặc điểm là kém bền, mặt thơ dễ gẫy. Có loại rỗng ở bên trong, có loại bền dùng đóng gói ấn phẩm nặng.

Nhìn chung, giấy và bìa cactơng có ưu điểm: dễ bao gói, có khả năng gấp tốt, bắt màu tốt, thuận lợi cho việc in ấn vận chuyển, không gây ô nhiễm mơi trường và có thể tái tạo được. Nhược điểm của loại chất liệu này là dễ thấm nước, dễ mối mọt, dễ cháy và hư hoại.

Hiện nay, nước ta có rất nhiều loại giấy phục vụ cho công việc thiết kế bao bì như giấy Duplex, giấy dầu, các loại giấy có bề mặt nhơm màng P. E. T+, các loại giấy tráng kim, giấy cao cấp của Đức Nhật với bề mặt thô ráp, gồ ghề, trơn nhẵn, phong phú nhiều màu sắc, có thể đáp ứng đầy đủ mục đích thiết kế và thị hiếu của người tiêu dùng.

Bao bì bằng chất liệu này đã dành vị trí tuyệt đối trong ngành hàng thực phẩm (bánh Snack, cooktais, bánh quy dòn, thức ăn cho động vật ni…) và phi thực phẩm (hố mỹ phẩm, điện tử…) bởi những tính năng ưu việt của nó nói trên.

Thuỷ tinh:

Thuỷ tinh được tạo ra từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như cát, bột sơđa, đá vơi. Vì thuỷ tinh là chất rắn và trơ, không bị thấm nước và khơng xốp nên nó là đồ chứa tuyệt hảo. Các chất chứa trong bình thuỷ tinh sẽ khơng bị ảnh hưởng đến chất lượng, mùi vị. Nó là phương tiện bảo quản đảm

bảo chất lượng cho sản phẩm trong suốt thời gian sử dụng và được coi là chất liệu bảo quản tiêu chuẩn đối với các sản phẩm dễ bị oxi hoá, ánh sáng tác động và cần bảo quản lâu dài như: rượu, bia, nước ép hoa quả tươi…

Sự trong suốt của thuỷ tinh và khả năng truyền ánh sáng theo một hướng duy nhất đã khiến thuỷ tinh trở thành một chất liệu tuyệt vời cho thiết kế. Thuỷ tinh có thể chịu được nhiệt độ rất cao của các máy in nhãn mác trực tiếp. Với chất liệu này, ta có thể tạo được nhiều kiểu dáng bao bì hấp dẫn mang tính trang trí cao nhằm tơn vinh sản phẩm. Chất liệu này đã trở thành sự mê hoặc đối với các sản phẩm của ngành mỹ phẩm mà tiêu biểu là nước hoa… Hơn nữa, với chất liệu thuỷ tinh, bao bì cịn có thể được tái chế cho những lần sử dụng sau.

Chất liệu kim loại:

Kim loại là loại chất liệu bao bì được dùng khá phổ biến. Các kim loại thường dùng là kim loại đen, nhôm đồng…

Kim loại có ưu điểm là kín, khơng sợ ẩm thấp, khơng sợ cháy, cho nên nó được dùng để bao gói những loại sản phẩm dễ bốc cháy, có độ bốc hơi lớn, có chất độc hại ở trạng thái hơi (khí nén hoặc lỏng) như:

xăng, dầu, thuốc trừ sâu, sơn nước… Chất liệu này cũng có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ sản phẩm chống những va đập từ bên ngồi trong q trình vận chuyển và sự xâm nhập hoá học gây

lên men làm hỏng chất lượng thực phẩm như đồ hộp, sữa, bánh…

Chất dẻo:

Tiêu biểu là nilon, nhựa cứng, có loại trong suốt, có loại có màu đục tuỳ theo yêu cầu của nhà sản xuất. Loại chất liệu này được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến bởi giá thành rẻ, gọn nhẹ, không mùi vị, không gây ẩm mốc, dễ đóng gói và có thể tạo ra bất cứ hình dáng mong muốn nào. Hiện nay, bao bì bằng chất liệu này có mặt ở rất nhiều nơi: tại các chợ, cửa hàng, siêu thị… Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là chịu xóc, va đập kém nên gây khó khăn trong vận chuyển. Bao bì dễ bị xước, nếu để dưới ánh nắng, ánh sáng mạnh có toả nhiệt sẽ làm cho bao bì nhanh bị giịn đục, thậm chí biến dạng. Chất dẻo cũng rất khó tiêu huỷ, làm ảnh hưởng tới vệ sinh mơi trường. Do đó, các nhà khoa học đang cố gắng tìm một chất liệu thay thế an tồn cho mơi trường hơn. Bởi sự tiện dụng của nó mà chất dẻo có tính ứng dụng rất cao, đặc biệt đối với bao bì hàng thực phẩm: bánh kẹo, rau quả hay đối với hàng dược phẩm, hoá mỹ phẩm: dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt…Khi kết hợp chất liệu này (mica mỏng) với các loại chất liệu khác (giấy bìa cactơng) sẽ tạo được hiệu quả thẩm mỹ rất cao đối với các sản phẩm cần tạo cửa sổ như bút màu, son phấn…

ứng dụng của chất dẻo trong thiết kế bao bì

Chất liệu gỗ:

Là loại chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, dễ sản xuất, sử dụng, phạm vi ứng dụng rộng rãi tương đối bền có thể sử dụng

được nhiều lần. Tuy nhiên, gỗ lại có nhược điểm là tương đối nặng, chịu ẩm kém, dễ bị mọt cháy và hư hại. Trong vài thập kỷ gần đây, gỗ thiên nhiên trở thành loại vật liệu đắt tiền để sản xuất bao bì. Cho nên, những sản phẩm sử dụng bao bì gỗ thường có giá trị rất cao.

Bao bì bằng chất liệu gỗ đem đến cho sản

phẩm sự mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên nhưng lại thể hiện tính sang trọng, lịch lãm, nền nã. Kẹo sơcơla, bao bì ngồi đựng rượu, thùng chứa ngoài đựng bia… thường được sử dụng loại chất liệu này.

Các loại chất liệu khác

Ngoài ra, để phục vụ cho ý tưởng của nhà thiết kế, thì các chất liệu như sợi đay, sợi gai (được sử dụng chứa đựng loại hàng rời như gạo, muối, ngô…) và tre, mây, nứa (được đan thành các loại sọt, lẵng, giỏ… ) cũng rất được ưa chuộng đối với nhiều loại sản phẩm mang tính truyền thống. Đây là loại chất

liệu có sẵn trong thiên nhiên Việt Nam, dễ sản xuất, dễ sử dụng. Tuy nhiên, độ bền không lớn là nhược điểm của chất liệu này. Trên thế giới, chất liệu da cũng được sử dụng trong thíêt kế là hịm đựng, túi xách tạo sự sang trọng, thời trang lịch lãm… Đơn cử như hãng Louis Vuitton (LV) chuyên sản xuất các loại đồ da tạo được uy tín trên thị trường thế gới. Với nhãn hiệu LV, người viết cho rằng chất liệu da cũng là một yếu tố maketing trong thương hiệu

Trong thiết kế bao bì, vai trị của người thiết kế được đánh giá cao bởi nhưng hiểu biết kinh nghiệm của họ trong quá trình tìm kiếm chất liệu. Những câu hỏi luôn được đặt ra cho những nhà thiết kế là: sử dụng loại chất liệu sao cho vừa đảm bảo được an toàn, phù hợp với sản phẩm mà vẫn tạo được vẻ đẹp cho sản phẩm.

Tính an tồn của bao bì cũng bao gồm cả việc đảm bảo vệ sinh môi trường. Khi đưa ra một chất liệu bao bì, nhà thiết kế cũng phải chú trọng tới vấn đề này.

Song, cho dù được thiết kế bằng chất liệu gì, bao bì vẫn phải đảm bảo được tính thuận tiện trong q trình in ấn, tính hiệu quả, khoa học và giá trị thẩm mỹ của mỗi sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình ảnh một sốbao bì có chất liệu bằng da và vải thơ

2.3. NHỮNG YẾU TỐ ĐỒ HOẠ KHÁC TRONG THIẾT KẾ BAO BÌ 2.3.1. Yếu tố chữ trong thiết kế bao bì.

Trong thi t k ế ế đồ ho nói chung v thi t k bao bì h ng hố nóiạ à ế ế à

riêng thì vi c s d ng ch l m t y u t r t quan tr ng. N u m u s cệ ử ụ ữ à ộ ế ố ấ ọ ế à ắ được coi l linh h n t o nên v à ồ ạ ẻ đẹp c a s n ph m ủ ả ẩ đồ ho thì ch vi tạ ữ ế

chính l ph n n i dung truy n t i v à ầ ộ ề ả ẻ đẹ đp ó.

Chữ trong thiết kế đồ hoạ được quan niệm như một hình giống với bất cứ hình ảnh nào để có thể gây được sự chú ý từ người xem.Với sự sáng tạo của nhà thiết kế, chữ khơng chỉ đóng

vai trị thơng tin đơn thuần mà nó cịn thể hiện hình ảnh truyền cảm nội dung làm nên bố cục độc đáo, kết hợp với màu sắc tạo hiệu quả thẩm mỹ cao. . Việc dùng chữ thay thế hình ảnh sẽ mang giá trị nghệ thuật cao hơn, mới mẻ hơn bất cứ một ngơn ngữ nào khác.

Chính sự thăng hoa trong quá trình sáng tạo, người hoạ sỹ thiết kế đã tạo cho chữ viết mang tính biểu cảm và diễn đạt được đầy đủ nội dung mà nó cần thơng tin.

Trong thiết kế bao bì, việc tạo ra bố cục chữ giản dị, rõ ràng mà vẫn đạt hiệu quả thẩm mỹ là vấn đề được đặt ra với mỗi thiết kế, điều này vô cùng quan trọng bởi khi mua hàng, sự quan tâm đầu tiên của khách hàng là công dụng và cách sử dụng của sản phẩm ấy như thế nào, đặc biệt đối với các mặt hàng dược phẩm, thực phẩm. Để nâng cao tính thẩm mỹ và tạo được hiệu quả tốt thì việc lựa chọn kiểu chữ và sắp xếp hợp lý là rất cần thiết. Nội dung của sản phẩm phụ thuộc vào phần thơng tin nên việc lựa chọn hình thức thể hiện

rất được chú trọng. Cùng một sản phẩm dầu gội đầu nhưng font chữ trên bao bì dành cho tóc dầu khác hẳn với font của bao bì dành cho tóc khơ.

Trong q trình thiết kế bao bì, việc dùng font chữ để truyền tải thơng tin đến người tiêu dùng là rất quan trọng, vì thế người thiết kế ln phải tâm niệm rằng mình đang thiết kế cho sản phẩm gì? Cho ai? Và cách thức sử dụng chữ như thế nào cho phù hợp với đối tượng ấy? Việc dùng chữ trên bao bì cũng có quy tắc riêng trong từng sản phẩm, từng đối tượng cụ thể; với sản phẩm dành cho người già thì thơng tin phải dễ đọc, rõ ràng, ngay ngắn, còn với đối tượng phục vụ là trẻ em thì chữ phải dễ hiểu, ngắn gọn và logic vì tư duy của trẻ khơng có sự liền mạch như ở người lớn. Để đạt được điều này khơng phải dễ chính vì thế sự hiểu biết lẫn kinh nghiệm phong phú của nhà thiết kế sẽ tạo nên một sản phẩm hội tụ những yếu tố này.

Ngồi nhiệm vụ thơng tin tới người tiêu dùng nội dung của sản phẩm, chữ trên bao bì cịn mang giá trị thẩm mỹ sâu sắc thông qua vẻ đẹp của việc sắp xếp bố cục chữ. Mà khơng cần minh hoạ, đó chính là những ưu thế của chữ đem lại trong quá trình thiết kế .

Trong nghệ thuật thiết kế đồ hoạ chữ sẽ chỉ đơn giản là “chữ” nếu khơng có nghệ thuật trình bày. Trong q trình thiết kế bao bì sản phẩm, việc sắp xếp và trình bày chữ sao cho phù hợp đáp ứng cả yêu cầu về thông tin và giá trị thẩm mỹ là địi hỏi tất yếu của mọi thể loại hàng hố, chính vì thế, sự cảm thụ về nghệ thuật trong mỗi hoạ sĩ thiết kế rất cần thiết.

Bên cạnh đó, chữ được sử dụng trên bao bì cịn tạo sự thống nhất trong hệ thống sản phẩm tạo nên sự liên tưởng tốt trong tâm lý người tiêu dùng về các mặt hàng khác nhau của nhãn hiệu đó. Đây chính là mong muốn của nhà sản xuất đặt ra với mỗi thiết kế, từ đó tạo nên hình ảnh của thương hiệu trong tâm lý người tiêu dùng.

Khi kết hợp với màu sắc, chữ trên bao bì đã trở thành một đối tượng thiết kế hồn hảo. Nhà thiết kế có thể sử dụng những chức năng đa dạng của chữ trong một thương hiệu với những đặc tính phong phú của màu để truyền tải ý đồ sáng tác một cách có hiệu quả nhất.

ú tố chữ trong bao bì

Mỗi sản phẩm đều có đặc tính, cơng dụng và đối tượng sử dụng khác nhau vì thế màu sắc dùng trong chữ trên bao bì phải được thiết kế phù hợp với từng loại sản phẩm. Chẳng hạn như ở bao bì sữa dành cho hai đối tượng sử dụng khác nhau là người lớn và trẻ em. Kiểu chữ trên bao bì sữa dành cho trẻ em thì ngộ nghĩnh kết hợp với màu sắc rực rỡ tạo một cảm giác động, vui tươi phù hợp với độ tuổi và có sức hút thị giác lớn đối với trẻ con. Còn kiểu chữ ở bao bì sữa dành cho người lớn thì nghiêm túc, đơn giản hơn và tạo một cảm giác tĩnh.

Trên bao bì của sản phẩm thời trang, người ta thường sử dụng những kiểu chữ kinh điển, tạo sự tin cậy và cảm giác thanh lịch, quý phái; chữ màu thường gây hiệu quả tâm lý cho ngời xem cao hơn chữ đen trắng. Cùng với màu, chữ tạo nên bố cục độc đáo, cuốn hút thị giác người tiêu dùng.

Khi kết hợp với màu của chính sản phẩm, chữ đã tạo nên hiệu quả bất ngờ cho người sử dụng. Trường hợp này thường gặp ở những sản phẩm như rượu, bia, nước ngọt, hay mỹ phẩm là nước hoa…

Người ta đã đưa ra nhận định “ một thương hiệu muốn tồn tại được phải phát âm đựơc” Tức là, khi một sản phẩm hàng hoá tới tay người tiêu dùng, chữ trên bao bì phải có tính chất mơ tả gợi cho người đọc một đặc tính nổi bật nào đó của sản phẩm, những lợi ích mà sản phẩm đó đem lại vừa rõ ràng, vừa có sức biểu cảm .

Việc trình bày bố cục chữ trên bất kỳ một sản phẩm nào của thiết kế đồ hoạ cũng như trên bao bì sản phẩm góp phần to lớn trong việc tiếp thị và quảng cáo hình ảnh của một thương hiệu., ngày nay người tiêu dùng quan tâm tới nhãn hiệu nhiều hơn là hình ảnh của cơng ty sản xuất ra nó, thương hiệu mạnh thì thu hút sự quan tâm của khách hàng vượt qua sự cạnh tranh của các đối thủ khác. Ví dụ như một số người tiêu dùng quen sử dụng sản phẩm sữa của công ty sữa Vinamilk và họ chỉ thích mua sản phẩm này khi có nhu cầu tiêu dùng mà thơi. Qua đây ta có thể thấy nhãn hiệu sản phẩm là yếu tố đầu tiên thu hút khách mua hàng, yếu tố này đã tạo nên khả năng nhận biết, gợi nhớ, phân biệt và định hướng cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm. Với vai trò trong việc quảng cáo sản phẩm và khuyếch trơng thương hiệu, vì thế chữ cũng được coi là “tín hiệu thương phẩm thứ ba” hay là một đại diện lớn cho hãng sản xuất.

Một phần của tài liệu màu sắc và chất liệu - những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì (Trang 25 - 36)