Số liệu trẻ suy dinh dưỡng trong nhà trường các năm học gần đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục nhằm phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non cự thắng, huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 59 - 104)

Năm học Tổng số trẻ Trẻ SDD nhẹ cân Trẻ SDD thấp còi SL % SL % 2014-2015 486 28 5,8 26 5,3 2015-2016 482 27 5,6 23 4,8 2016-2017 493 26 5,3 27 5,5 2017-2018 519 30 5,8 25 4,8

(Nguồn: Trường mầm non Cự Thắng)

Hình 2.4. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong nhà trường các năm học gần đây

Qua bảng số liệu và hình vẽ trên, có thể thấy số lƣợng trẻ suy dinh dƣỡng hằng năm của nhà trƣờng đang có những chuyển biến và dấu hiệu giảm xuống. Năm học 2014-2015, trẻ SDD nhẹ cân có 28/486 trẻ (chiếm 5,8%), trẻ SDD thấp cịi có 26/486 trẻ (chiếm 5,3%). Và đến năm 2017-2018, tỉ lệ trẻ SDD nhẹ cân vẫn còn 5,8%, nhƣng tỉ lệ trẻ SDD thấp còi đã giảm

0 1 2 3 4 5 6 2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017-2018 Trẻ SDD nhẹ cân Trẻ SDD thấp còi

0,5% còn 4,8%. Nhƣ vậy, số liệu cho thấy sự cố gắng, nỗ lực của nhà trƣờng mầm non Cự Thắng thời gian qua trong hoạt động phòng, chống SDD đảm bảo cho trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện.

Qua các buổi trò chuyện, trao đổi với CBQL, GV và nhân viên nuôi dƣỡng của nhà trƣờngtác giả nhận thấy, hằng năm nhà trƣờng đã có kế hoạch phục hồi trẻ bị suy dinh dƣỡng bằng cách thay đổi thực đơn hàng ngày tăng cƣờng các chất đạm, chất béo chất vitamin, chất sơ cho trẻ, phối kết hợp với phụ huynh quan tâm chăm sóc trẻ theo khoa học để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng. Năm 2017-2018 qua các đợt kiểm tra, cân nặng chiều cao của trẻ đã đƣợc biểu hiện trên biểu đồ theo dõi cân nặng chiều cao của trẻ. Tính đến tháng 12 năm 2017 có 4,8 % trẻ suy dinh dƣỡng thể thấp còi, 5,8% trẻ suy dinh dƣỡng thể nhẹ cân, nhà trƣờng khơng có trẻ béo phì.

Để có cái nhìn khách quan về mức độ thực hiện và hiệu quả đạt đƣợc các hoạt động giáo dục nhằm phòng, chống suy dinh dƣỡng cho trẻ trƣờng mầm non Cự Thắng huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, tác giả đã tiến hành khảo sát các lực lƣợng và kết quả thu đƣợc nhƣ hình vẽ sau:

Hình 2.5. Đánh giá mức độ thực hiện và hiệu quả đạt được các hoạt động giáo dục nhằm phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ

Hình vẽ trên, cho thấy rằng, nhà trƣờng mầm non Cự Thắng đã rất nỗ lực thực hiện nhiều hoạt động giáo dục và chăm sóc trẻ để phịng, chống tình

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Mức độ thực hiện Hiệu quả đạt được

Khơng bao giờ/Khơng hiệu quả Thỉnh thoảng/Ít hiệu quả Thường xuyên/Hiệu quả

trạng suy dinh dƣỡng. Các hoạt động giáo dục nhằm phòng, chống suy dinh dƣỡng cho trẻ trong nhà trƣờng đƣợc đánh giá 83,4% thƣờng xuyên thực hiện và 16,6% thỉnh thoảng. Nhƣ vậy, từ CBQL, GV cho đến các nhân viên nuôi dƣỡng trong nhà trƣờng đều ý thức và trách nhiệm trong việc chăm sóc, ni dƣỡng trẻ. Mọi ngƣời ln sẵn sàng và cố gắng hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ đảm bảo cho trẻ phát triển mạnh khỏe. Về hiệu quả đạt đƣợc, có 72,7% đánh giá hiệu quả, 23,5% đánh giá ít hiệu quả và có 3,8% đánh giá khơng hiệu quả. Bên cạnh những hoạt động tích cực, chủ động của nhà trƣờng thì vẫn cịn những yếu kém, sai sót, chƣa đảm bảo đƣợc chất lƣợng, hiệu quả hoạt động.

Hằng năm nhà trƣờng thƣờng tổ chức cân đo trẻ theo 3 đợt/ năm; đợt 1 vào tháng 9, đợt 2 tháng 12, đợt 3 tháng 3. Đối với trẻ suy dinh dƣỡng và trẻ dƣới 24 tháng tổ chức cân đo hằng tháng; khám sức khỏe tổng thể 2 lần/ năm, lần 1 vào tháng 9 và lần 2 tháng 3.

Nhà trƣờng đã thực hiện treo tranh tun truyền về các hình thức phịng chống dịch bệnh, tranh vệ sinh, dinh dƣỡng. Tạo cơ hội cho giáo viên và cha mẹ trẻ giao lƣu học hỏi về cách phòng chống dịch bệnh cho trẻ; Triển khai thực hiện tốt công tác y tế trƣờng học. Quản lý và theo dõi sức khỏe học sinh thƣờng xuyên qua các hoạt động hằng ngày. Có biểu đồ tǎng trƣởng để theo dõi sức khoẻ của trẻ. Theo dõi cân nặng của trẻ hằng tháng; Triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các biện pháp đảm bảo chất lƣợng VSATTP, vệ sinh môi trƣờng, vệ sinh cá nhân, giáo dục trẻ rửa tay bằng xà phòng; Thƣờng xuyên vệ sinh sân trƣờng, lớp học, hệ thống cống rãnh thoát nƣớc; Giáo viên kết hợp với cán bộ y tế tăng cƣờng công tác tuyên truyền tới phụ huynh học sinh để có nhận thức đúng đắn và chủ động tham gia thực hiện phòng chống các bệnh thƣờng gặp ở lứa tuổi học đƣờng: gù vẹo cột sống, bệnh thấp tim, bệnh đau mắt hột…; Cho trẻ ăn cân đối đầy đủ 4 nhóm thực phẩm trong ngày, tăng cƣờng cho trẻ ăn tại trƣờng, tăng khẩu phần ăn của trẻ để nâng cao tỷ lệ dƣỡng chất cho trẻ tại trƣờng mầm non...

Các bậc phụ huynh đều có những biện pháp để phịng, chống suy dinh dƣỡng cho trẻ:

- Cho trẻ ăn uống đầy đủ các loại dƣỡng chất và ăn đúng bữa. Kết hợp với tập luyện thể dục thể thao hằng ngày cho trẻ.

- Cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. - Vệ sinh môi trƣờng sống sạch sẽ, gọn gàng.

- Phối hợp với nhà trƣờng, địa phƣơng để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con cái...

2.4.3. Thực trạng đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ và lập kế hoạch

phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong nhà trường

Trong thời gian qua, nhà trƣờng đã tích cực thực hiện nhiều hoạt động nhằm đánh giá tình trạng dinh dƣỡng của trẻ trong nhà trƣờng. Đây là q trình thu thập và phân tích thơng tin, số liệu về tình trạng dinh dƣỡng và nhận định tình hình trên cơ sở các thơng tin số liệu đó.

Và để đánh giá chung về hiệu quả của hoạt động đánh giá tình trạng dinh dƣỡng cho trẻ trong nhà trƣờng, tác giả đã tiến hành khảo sát các đối tƣợng và kết quả thu đƣợc nhƣ hình vẽ sau:

Hình 2.6. Đánh giá hiệu quả của hoạt động đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho trẻ trong nhà trường

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Tốt Khá TB Kém

Thơng qua hình vẽ trên, có thể thấy các lực lƣợng đánh giá tƣơng đối cao đối với hoạt động đánh giá tình trạng dinh dƣỡng của trẻ trong nhà trƣờng với 74,1% (trong đó có 32,3% đánh giá tốt và 41,8% đánh giá khá). Họ cho rằng, nhà trƣờng đã thƣờng xuyên tổ chức nhiều hoạt động khám sức khỏe, cân đo và tiến hành đánh giá để có những biện pháp tác động, quản lý nhằm phịng, chống suy dinh dƣỡng cho trẻ.

Qua q trình nói chuyện, trao đổi và phỏng vấn với đội ngũ CBQL, GV và nhân viên nuôi dƣỡng trong nhà trƣờng, tác giả thấy đƣợc hoạt động đánh giá tình trạng dinh dƣỡng đƣợc nhà trƣờng tiến hành theo các bƣớc chính sau:

Bƣớc 1. Xây dựng kế hoạch đánh giá tình trạng dinh dƣỡng cho trẻ Bƣớc 2. Xác định mục tiêu đánh giá một cách rõ ràng: mục tiêu chung và mục tiêu đặc thù của từng cuộc điều tra, đánh giá.

Bƣớc 3. Tổ chức nhóm đánh giá, phân cơng theo nhiệm vụ cụ thể. Bƣớc 4. Phân tích nguyên nhân suy dinh dƣỡng / vấn đề dinh dƣỡng tại nhà trƣờng.

Bƣớc 5. Xác định rõ các chỉ tiêu cần nghiên cứu và lựa chọn các phƣơng pháp đánh giá hợp lý.

Bƣớc 6. Tiến hành kiểm tra, đo lƣờng thu thập số liệu từng trẻ. Bƣớc 7. Phân tích và giải trình số liệu.

Bƣớc 8. Trình bày kết quả, kết luận và đƣa ra các khuyến nghị cần thiết để cải thiện tình trạng dinh dƣỡng.

Bảng 2.6. Thực trạng đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ và lập kế hoạch phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong nhà trường

Nội dung

Mức độ thực hiện (%) Mức độ hiệu quả (%) Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Hiệu quả Ít hiệu quả Khơng hiệu quả Thực trạng đánh giá tình trạng dinh dƣỡng cho trẻ

Tiến hành xây dựng kế hoạch

đánh giá tình trạng dinh dƣỡng 68,2 31,8 0 62,7 33,9 3,4 Tuân thủ thực hiện quy trình

đánh giá dinh dƣỡng 74,4 25,6 0 79,3 20,7 0 Sử dụng đa dạng các phƣơng

pháp đánh giá dinh dƣỡng 70,7 29,3 0 65,1 29,3 5,6 Đƣa ra các kết luận đánh giá

dinh dƣỡng rõ ràng, chính xác 66,5 33,5 0 53,8 31,8 14,4

Thực trạng xây dựng kế hoạch phòng chống SDD cho trẻ

Xác định các mục tiêu phòng

chống suy dinh dƣỡng 79,3 20,7 0 83,6 16,4 0 Xác định nội dung và phân công

công việc rõ ràng 66,5 35,5 0 80,8 19,2 0 Xác định rõ thời gian và nguồn

lực thực hiện 76,2 25,8 0 79,3 20,7 0

Dự trù đƣợc những tình huống

phát sinh trong hoạt động 46,7 54,3 0 62,7 28,9 8,4 Tổng kết, rút kinh nghiệm việc

Nhận xét về thực trạng đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho trẻ:

-Đã tiến hành xây dựng kế hoạch đánh giá tình trạng dinh dƣỡng. Kế hoạch đã đƣợc chú trọng xây dựng thƣờng xuyên với 68,2% đánh giá, và có 62,7% đánh giá hiệu quả, về cơ bản kế hoạch đã làm nổi bật và xác định đƣợc nội dung, phƣơng hƣớng đánh giá cho trẻ, đã xác định đƣợc các nguồn lực, có sự phân cơng sắp xếp tƣơng đối rõ ràng. Tuy nhiên vẫn còn 31,8% đánh giá thỉnh thoảng và cho rằng vẫn cịn tình trạng nhà trƣờng xây dựng một lần và sử dụng cho nhiều lần (bằng việc thay đổi nội dung, cho nên vẫn chƣa thực sự phù hợp với điều kiện thực tế, kế hoạch cịn chung chung...), chính vì vậy mà có 33,9% đánh giá ít hiệu quả, hay 3,4% đánh giá không hiệu quả.

- Tuân thủ thực hiện quy trình đánh giá dinh dƣỡng. Nhà trƣờng đã nỗ lực tuân thủ, chấp hành đầy đủ các bƣớc của quy trình đánh giá dinh dƣỡng. Đã có sự linh hoạt, chủ động, mềm dẻo trong việc thực hiện. Có 74,4% đánh giá thƣờng xuyên và 79,3% đánh giá hiệu quả.

- Sử dụng đa dạng các phƣơng pháp đánh giá dinh dƣỡng. Các phƣơng pháp đánh giá vẫn chƣa đƣợc nhà trƣờng lồng ghép, sử dụng đa dạng, chƣa sử dụng nhiều phƣơng pháp đánh giá mới. Nhà trƣờng còn hạn chế, chậm đổi mới trong hoạt động. Đội ngũ tham gia đánh giá chƣa đƣợc nâng cao kiến thức kịp thời về việc sử dụng các phƣơng pháp. Nhƣ vậy, có 65,1% đánh giá hiệu quả, cịn lại 34,9% đánh giá ít hiệu quả hoặc không hiệu quả. Các phƣơng pháp đánh giá dinh dƣỡng thƣờng đƣợc sử dụng trong nhà trƣờng: dùng biểu đồ tăng trƣởng; phƣơng pháp nhân trắc học (thông qua đo cân nặng, chiều cao...); điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống; khám lâm sàng và các xét nghiệm...

- Đƣa ra các kết luận đánh giá dinh dƣỡng rõ ràng, chính xác. Hoạt động này chƣa đƣợc thực hiện hiệu quả, mọi ngƣời vẫn đánh giá nhà trƣờng còn những bất cập, hạn chế trong việc đƣa ra các kết luận dinh dƣỡng. Chỉ có 53,8% đánh giá hiệu quả. Do các kết luận đƣa ra cịn tình trạng mơ hồ, chung chung, chƣa chỉ rõ đƣợc tình trạng dinh dƣỡng cụ thể của từng trẻ. Các kết

luận đƣợc đƣa ra trên những hoạt động khám lâm sàng, nên thiếu tính chính xác, chƣa đi sâu vào tình trạng dinh dƣỡng của trẻ.

Nhận xét về thực trạng xây dựng kế hoạch phòng chống SDD cho trẻ

- Xác định các mục tiêu phòng chống suy dinh dƣỡng. Việc xác định mục tiêu đã đƣợc thực hiện thƣờng xuyên với 79,3%, nhà trƣờng ln nhận thức đƣợc vai trị, tầm quan trọng của mục tiêu đối với hoạt động nên đã dành thời gian và tập trung vào việc xác định mục tiêu. Các mục tiêu tƣơng đối rõ ràng, cụ thể, xác định đƣợc mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể đối với hoạt động, chỉ rõ đƣợc hƣớng đi, nhiệm vụ của nhà trƣờng (có 83,6% lực lƣợng tham gia đánh giá hiệu quả).

- Xác định nội dung và phân công công việc rõ ràng. Các nội dung công việc đã đƣợc xác định tƣơng đối rõ ràng, cụ thể và việc phân công công việc cho mọi ngƣời tham gia cũng đƣợc triển khai một cách hiệu quả việc này đƣợc thực hiện thƣờng xuyên với 66,5% ngƣời tham gia trả lời phiếu hỏi và đánh giá hiệu quả là 80,8% ngƣời tham gia trả lời. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung xác định cịn mơ hồ, việc phân cơng nhiệm vụ cịn chồng chéo.

- Xác định rõ thời gian và nguồn lực thực hiện. Các công việc đƣợc xác định rõ thời gian và các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực...)

- Dự trù đƣợc những tình huống phát sinh trong hoạt động. Hoạt động này chƣa đƣợc chú trọng thực hiện, chỉ có 46,7% ngƣời trả lời phiếu đánh giá ở mức thƣờng xuyên. Nhà trƣờng vẫn chƣa dự tính và chƣa quan tâm tới những phát sinh có thể xảy ra. Hay những tình huống đó chƣa đi sâu, chƣa hƣớng đến việc giải quyết triệt để vấn đề trong phòng chống suy dinh dƣỡng cho trẻ.

- Tổng kết, rút kinh nghiệm việc xây dựng kế hoạch. Đƣợc 51,9% tổng số ngƣời tham gia trả lời phiếu đánh giá thƣờng xuyên; 48,1% đánh giá ít thƣờng xun. Và có 59,5% đánh giá ở mức hiệu quả. Các hoạt động này, nhà trƣờng đã chỉ rõ đƣợc những điểm đạt đƣợc, điểm yếu trong hoạt động xây

dựng kế hoạch, đã rút kinh nghiệm cho hoạt động trong những lần sau. Tuy nhiên, việc tổng kết, rút kinh nghiệm này đƣợc tổ chức chung vào tổng kết cuối kỳ học hoặc năm học, chứ chƣa đƣợc thực hiện riêng biệt nên chƣa thực sự hiệu quả.

2.5. Thực trạng quản lý giáo dục nhằm phòng, chống suy dinh dƣỡng cho trẻ ở Trƣờng Mầm non Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trẻ ở Trƣờng Mầm non Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

2.5.1. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục nhằm phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong nhà trường phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong nhà trường

Để đánh giá đƣợc thực trạng tổ chức, chỉ đạo của nhà trƣờng đối với hoạt động giáo dục nhằm phòng, chống suy dinh dƣỡng trong nhà trƣờng, tác giả đã tiến hành khảo sát các lực lƣợng và kết quả thu đƣợc nhƣ bảng số liệu sau:

Bảng 2. 7. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục nhằm phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong nhà trường

Nội dung

Mức độ thực hiện (%) Mức độ hiệu quả (%)

Thƣờng xun Thỉnh thoảng Khơng bao giờ Hiệu quả Ít hiệu quả Không hiệu quả

Phân công công việc và xác định cơ chế phối hợp giữa các bộ phận

86,3 13,7 0 78,1 18,5 3,4

Tập huấn, hƣớng dẫn công việc 71,5 28,5 0 74,3 15,5 10,2 Đƣa ra các quyết định quản lý

hoạt động hiệu quả 82,4 17,6 0 68,8 23,7 7,5 Huy động và sử dụng các nguồn

lực phục vụ hoạt động 79,5 20,5 0 75,0 19,4 5,6 Động viên, khích lệ và tạo động

Nhận xét:

- Phân công công việc và xác định cơ chế phối hợp giữa các bộ phận. Về mức độ thực hiện, có 86,3% ngƣời trả lời phiếu hỏi đánh giá thƣờng xuyên, 13,7% đánh giá thỉnh thoảng và khơng có ai đánh giá nhà trƣờng khơng thực hiện. Nhƣ vậy, trong hoạt động giáo dục nhằm phòng chống suy dinh dƣỡng cho trẻ, nhà trƣờng đã xác định đƣợc các cá nhân bộ phận tham gia, đồng thời phân công công việc cho họ tƣơng đối rõ ràng, cụ thể, phù hợp với năng lực, trình độ cũng nhƣ tâm tƣ, nguyện vọng của họ. Đã xác định đƣợc trách nhiệm cho từng cá nhân, bộ phận thực hiện giáo dục nhằm phòng, chống suy dinh dƣỡng cho trẻ tại nhà trƣờng. Sự phối kết hợp, ảnh hƣởng, lẫn nhau giữa các bộ phận trong hoạt động cũng đƣợc xác định rõ nét. Chính vì vậy, có 78,1% đánh giá hiệu quả cho hoạt động này của nhà trƣờng. Tuy nhiên, vẫn cịn 18,5% đánh giá ít hiệu quả và có 3,4% đánh giá khơng hiệu quả. Họ cho rằng có những cơng việc cịn chồng chéo trong thực hiện; một số nhiệm vụ còn mơ hồ, thiếu sự rõ ràng, gây hoang mang và khó khăn trong hoạt động,... Hay cơ chế phối hợp chƣa thể hiện rõ đƣợc sự giúp đỡ, tƣơng hỗ lẫn nhau trong hoạt động của các bộ phận. Cơ chế chƣa rõ ràng và chƣa thể hiện rõ trách nhiệm của từng bộ phận trong cơ chế đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục nhằm phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non cự thắng, huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 59 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)