Tổ chức hiệu quả hoạt động tham quan học tập tại di tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng di tích lịch sử cách mạng ở địa phương trong dạy học lịch sử việt nam từ 1945 đến 1954 lớp 12 THPT tỉnh tuyên quang ( chương trình chuẩn) (Trang 71 - 74)

cách mạng

Nhƣ đã nói ở trên Tuyên Quang đƣợc coi là di tích cách mạng của cả nƣớc. Những di tích lịch sử cách mạng thuộc phạm vi đề tài đƣa ra rất thuận lợi cho việc tổ chức tham quan học tập của học sinh ở Tuyên Quang và các vùng lân cận. Đối với hình thức này, nội dung chủ yếu của buổi tham quan là nhằm củng cố kiến thức đã học hoặc chuẩn bị cho việc học bài mới.

Buổi tham quan học tập tại di tích lịch sử-cách mạng phải tuân thủ những yêu cầu, nội quy của buổi tham quan nói chung. Xong khác ở chỗ giáo viên đã tập trung vào những tài liệu, hiện vật có liên quan đến chƣơng trình đã học. Để đạt kết quả tốt, giáo viên kết hợp với cán bộ hƣớng dẫn di tích để trình bày, bổ sung kiến thức lịch sử phù hợp với yêu cầu và nhận thức của học sinh. Trên cơ sở đó, gợi ý dẫn dắt học sinh nắm vững những vấn đề quan trọng. Qua một buổi tham quan nhƣ vậy, các giáo viên trong tổ bộ mơn có thể trao đổi, rút kinh nghiệm để trong những năm học sau có thể tiến hành những cuộc tham quan học tập khác hiệu quả hơn.

Ví nhƣ: Tổ chức cho học sinh lớp 12 đi tham quan học tập tại di tích lịch sử

cách mạng Hang Bòng sau khi học xong bài 18: “Những năm đầucủa cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lƣợc( 1946- 1950) ”.

Chuẩn bị của giáo viên:

+ Đầu năm học, giáo viên lên kế hoạch về buổi tham quan học tập tại di tích và đề xuất với Ban giám hiệu nhà trƣờng, tổ bộ mơn

+ Dự trù kinh phí cho buổi tham quan:

 Dự trù kinh phí từ hội phụ huynh học sinh và Ban giám hiệu nhà trƣờng  Chi phí các khoản: mua vé vào tham quan di tích, mua nƣớc….

+ Trƣớc buổi tham quan 2 tuần:

 Giáo viên liên hệ trƣớc với Ban quản lý di tích, gặp gỡ, trao đổi và thảo luận với ngƣời quản lý di tích; trình bày rõ mục đích, yêu cầu của buổi

tham quan học tập tại Hang Bịng để có kế hoạch phối hợp tạo điều kiện cho buổi tham quan đạt kết quả tốt nhất.

 Tìm hiểu những tranh ảnh, tƣ liệu, hiện vật có liên quan đến nội dung bài học sẽ hƣớng dẫn học sinh tham quan học tập.

 Chuẩn bị bài tập cho học sinh làm sau buổi tham quan học tập. + Trƣớc buổi tham quan 1 ngày:

 Phổ biến mục đích, yêu cầu của tham quan, những công việc của các em phải làm khi tham quan, thời gian, địa điểm cụ thể.

 Giao bài tập cho học sinh làm sau buổi tham quan: “ Theo em, khu di tích Hang Bịng đã có vai trị nhƣ thế nào đối với thời kỳ cách mạng 1946- 1950?Đánh giá của em về sự lựa chọn địa điểm Hang Bịng của Bác?Hình thức làm bài tập: học sinh nộp bài dƣới dạng một bài thu hoạch cá nhân ( yêu cầu trình bày đƣợc những kiến thức cơ bản, có tranh ảnh minh họa, bố cục bài mạch lạc, rõ ràng, hợp lý, văn phong diễn giải trong sáng…)

Dự kiến tiến trình tham quan:

Khi đến nơi, giáo viên tập trung học sinh trƣớc cổng di tích, ổn định lớp, kiểm tra sĩ số,phổ biến mục đích, u cầu cho học sinh, dặn dị các em chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của khu di tích.

+ Buổi tham quan chia làm 2 phần:

Phần 1: Tham quan dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên ( có thể làm trong 1,5giờ)

Giáo viên giới thiệu: Nơi chúng ta đang đứng đây chính là di tích Hang Bịng Núi Bịng nằm về tây xã Tân Trào, huyện Sơn Dƣơng, là núi đá vôi, cao chừng 200 m. Hang Bịng nằm gần sát chân núi, cách sơng Phó Đáy khoảng 300m. Hang khơng rộng lắm, trần cao, thống đãng, cửa hƣớng đơng, nhìn ra cánh đồng thơn Bịng và sơng Phó Đáy.

nhiều thuận tiện, từ đây có thể quan sát tầm xa, kín đáo nhƣng khơng quá khuất. Câu thơ: “ Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang ”, chính là nói về cảnh hang Bịng. Vì những lẽ đó mà Bác Hồ ở đây tới ba lần. Lần thứ nhất, từ giữa tháng 10 năm 1949 đến đầu tháng 9 năm 1950. Ngày 4 tháng 11 năm 1949, Bác Hồ ký Sắc lệnh số 126, đặt nghĩa vụ quân sự. Sắc lệnh quy định tất cả công dân nam từ 18 đến 45 tuổi phải có 2 năm tại ngũ. Khi có chiến tranh có thể kéo dài đến lúc kết thúc. Tháng 1 năm 1950 từ Tân Trào, Bác Hồ sang Liên Xô theo lời mời của Ban Chấp hành Trung ƣơng đảng Cộng sản Liên Xô. Sau chuyến đi này quan hệ ngoại giao giữa hai nƣớc Việt Nam và Liên Xô đƣợc thiết lập. Ngày 12 tháng 2 năm 1950 Bác Hồ ký sắc lệnh Tổng động viên, nhằm huy động tất cả nhân tài, vật lực cho cuộc kháng chiến; thực hiện khẩu hiệu: "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng". Trong tháng 6 năm 1950, Ngƣời chủ trì Hội nghị Trung ƣơng quyết định mở chiến dịch Biên Giới. Ngày 1 tháng 9 năm 1950, từ hang Bòng Bác Hồ lên đƣờng đi chỉ đạo chiến dịch Biên Giới. Bác căn dặn những cán bộ cùng đi: Chuyến đi này rất quan trọng, thời gian không thể định trƣớc, đƣờng đi khá vất vả, phải tuyệt đối giữ bí mật.

Lần thứ hai, từ 10 tháng 10 năm 1950 đến 4 tháng 2 năm 1951. Sau chiến dịch Biên Giới thắng lợi, Bác Hồ trở lại hang Bòng. Bác chỉ đạo tiếp tục tổng kết chiến dịch. Cuối tháng 12 năm 1950, Bác đi thăm chính phủ kháng chiến Lào ở thôn Đá Bàn, xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn Tuyên Quang. Những áng thơ động viên cuộc kháng chiến nhƣ Chúc mừng năm mới(1950), Sáu mƣơi tuổi, Lên núi, Đối trăng, Nhớ chiến sỹ, Không đề...Bác viết vào khoảng thời gian này.

Lần thứ ba, từ cuối tháng 3 năm 1951 đến cuối tháng 12 năm 1952, cộng gần 2 năm. Ngày 6 tháng 5 năm 1951 Bác Hồ ký Sắc lệnh thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Từ ngày 22 đến ngày 28 tháng 4 năm 1952, Bác chủ trì Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng lần thứ ba (khóa II). Ngƣời phân tích

tình hình thế giới, trong nƣớc và nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Ngày 9 tháng 9 năm 1952 Bác Hồ nói chuyện tại Hội nghị chuẩn bị chiến dịch Tây Bắc. Bác nói, mục đích của chiến dịch là tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng dân, mở rộng vùng tự do. Trong tháng 12 năm 1952, tại hang Bịng Bác Hồ chủ trì phiên họp Hội đồng Chính phủ.

Hang Bòng là địa điểm Bác Hồ ở trong thời gian khá dài, gần nhƣ là dài nhất so với các địa điểm khác trong cuộc kháng chiến.

Thơng qua việc tham quan di tích kết hợp với cách dẫn dắt, gợi mở nhƣ vậy của giáo viên, sẽ tạo biểu tƣợng cụ thể sinh động , khắc sâu những kiến thức học sinh đã học ở trên lớp.

 Tham quan tự do 1h00’

Sau 1,5h tham quan có sự hƣớng dẫn, định hƣớng của giáo viên, học sinh có thể chia thành các nhóm nhỏ để đi tham quan tìm hiểu, ghi chép, chụp ảnh theo những vấn đề đã đƣợc giáo viên giao cụ thể trên lớp.

Trong quá trình học sinh tìm hiểu, giáo viên chú ý theo dõi, đơn đóc nhắc nhở các em làm việc, giải đáp thắc mắc, hƣớng dẫn các em những vấn đề chƣa rõ Sau khoảng thời gian đã định giáo viên tập trung học sinh trƣớc cổng di tích, nhận xét chung về buổi tham quan , dặn dò học sinh làm bài thu hoạch ( đã giao nhiệm vụ từ trƣớc), phát phiếu thăm dị, tìm hiểu xem học sinh suy nghĩ gì về buổi tham quan học tập tại di tích: có tiếp thu đƣợc khơng, có thích hình thức học tập này không, đề xuất những mong muốn, nguyện vọng để giáo viên rút kinh nghiệm, điều chỉnh để những buổi tham quan sau đạt kết quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng di tích lịch sử cách mạng ở địa phương trong dạy học lịch sử việt nam từ 1945 đến 1954 lớp 12 THPT tỉnh tuyên quang ( chương trình chuẩn) (Trang 71 - 74)