Sử dụng phần mềm GSP trong dạy học Hình học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phần mềm geometer’s sketchpad trong dạy học định lí hình học lớp 8 using geometers sketchpad software in teaching 8th grade geometry theorem (Trang 31 - 35)

CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.4. Sử dụng phần mềm GSP trong dạy học

1.4.3. Sử dụng phần mềm GSP trong dạy học Hình học

Khi sử dụng GSP trong dạy học hình học chúng ta có đƣợc những sự hỗ trợ sau :

GSP có các cơng cụ vẽ hình cho phép thực hiện các bƣớc dựng hình nhƣ phép vẽ truyền thống, thực hiện các hình vè nhanh, rõ, đẹp, chính xác, thu hút sự chú ý và thích thú của HS. Cho phép dấu đi các đƣờng phụ không cần thiết để làm nổi bật các đổi tƣợng chính yếu.

Ngoài ra, GSP còn cho phép dùng các đổi tƣợng mới dựa trên các đối tƣợng cơ sở đã có (ví dụ trung điểm của đoạn thẳng, giao điểm các hình, dựng đƣờng thẳng song song, vng góc, đƣờng phân giác,... ).

GSP có các cơng cụ đồ họa và soạn thảo văn bản phong phú nên có thể mang lại hiệu quả cao trong dạy học: Sau khi dựng xong một hình, ta có thể thay đổi độ đậm nhạt của các đƣờng nét để tập trung sự chú ý của HS vào một số yếu tổ trong hình vẽ.

GSP có một hệ thống các cơng cụ để thiết kế các yểu tố "động” nhƣ chức năng Hoạt náo (Animate) cho phép một đổi tƣợng có thể di chuyến theo các vị trí ràng buộc, chức năng dựng ảnh của một đối tƣợng qua các phép biến hình, chức năng Tạo vết (Trace) cho phép để lại hoặc không đế lại vết của một đối tƣợng hình học trong khi thay đổi vị trí. Với chức năng này GSP cịn có thể hỗ trợ GV trong việc tạo ra hình ảnh liên tục của đối tƣợng khi di chuyển. Các thuộc tính của hình vẽ đƣợc tạo bằng các chức năng sẽ đƣợc bảo toàn khi ta cho dịch chuyền vị trí một vài thành phần của hình, đây là khả năng nổi bật của GSP mà các công cụ truyền thống khơng có đƣợc. Bằng cơng cụ truyền thống, HS phải vẽ đi vẽ lại nhiều trƣờng hợp để qua đó tổng qt hố tìm ra quy luật chung, tuy nhiên việc này không phải luôn luôn thực hiện đƣợc hoặc thực hiện trọn vẹn. Với GSP, ta chỉ việc khai thác chức năng Tạo vết (Trace) cho điểm cần tìm quỹ tích và cho đối tƣợng ban đầu chuyển động, HS phát hiện ngay ra quỹ tích, làm cơ sở cho việc chứng minh tiếp theo.

Các hỗ trợ tính tốn của GSP rất đa dạng: đo khoảng cách giữa hai đối tƣợng, độ dài một đoạn thẳng, một cung, chu vi, diện tích một hình; xác định số đo của một góc, tính hệ số góc của một đƣờng thẳng, toạ độ một đối tƣợng hay tính tốn trực tiếp nhƣ một máy tính bỏ túi. Do đó, GSP có thể hồ trợ HS dự đốn hoặc kiểm tra một sổ tính chất và bài tốn liên quan đến các tỉ số hay sự bằng nhau.

GSP cung cấp một hệ thống kiểm tra các mối quan hệ giữa các đối tƣợng hình học: tính thẳng hàng, tính đối xứng, quan hệ thuộc, quan hệ song song, vng góc. Các đặc điểm này có thể hỗ trợ HS trong việc chứng minh các kết quả của bài tốn quỹ tích.

GSP cịn là một “vi thế giới”, tức là nó có thể tạo ra “một mơi trƣờng bao gồm các đối tƣợng, thao tác, quan hệ cho phép ngƣời sử dụng tạo ra những đối tƣợng mới, thao tác mới, những quan hệ mới thơng qua đó ngƣời học cao thể học tập trong hoạt động, học tập bằng thích nghi”. [15, tr. 418]

GSP cịn cho phép GV thay đổi các chức năng có trong giao diện (có thể bổ sung một vài công cụ tùy theo mục tiêu giảng dạy của GV), do đó có thể hỗ trợ GV kiểm tra riêng một phần kiến thức nào đó của HS. Với các đặc điểm trên thì ta có thể khai thác GSP trong dạy học hình học.

Kết luâ ̣n chƣơng I

Trong chƣơng này, bài luận văn đã nêu ra về nhu cầu và đi ̣nh hƣớng đổi mới PPDH trong da ̣y ho ̣c hiê ̣n nay , đƣa ra nhƣ̃ng thế ma ̣nh của CNTT có thể ứng dụng vào trong dạy học nói chung và trong dạy học mơn Tốn nói riêng.

Có thể nói, dạy học định lí, tính chất Tốn có vị trí then chốt trong chƣơng trình Tốn ở THCS vì nó vừa cung cấp vốn kiến thức cơ bản cho HS, vừa tạo điều kiện để phát triển năng lực tƣ duy sáng tạo cho HS. Vì vậy, chƣơng I nghiên cứu về nội dung dạy học định lí: thế nào là định lí, tiến trình dạy học định lí, các u cầu cũng nhƣ một số lƣu ý về dạy học định lí.

Kết hợp vào đó, chƣơng tìm hiểu về phần mềm hình học động GSP. Phần mềm với tính “động”, tính trực quan, tính tƣơng tác cao và đặc biệt là tính bảo toàn thuộc tính của các đối tƣợng khi chúng bị dịch chuyển, giúp ích rất nhiều khi học định lí, tính chất trong việc tạo động cơ, dự đốn, phát hiện và chứng minh các định lí, tính chất đó.

Nhƣ̃ng nghiên cƣ́u trong chƣơng I sẽ là tiền đề để ta có thể tiế p tu ̣c nghiên cƣ́u tới việc sử dụng GSP vào dạy học định lí Hình học lớp 8 sao cho hiệu quả, nhằm hỗ trợ cho các hoạt động học tập của HS trên lớp và cung cấp cho GV dƣới hình thức một số tài liệu tham khảo góp phần đẩy mạnh việc đổi mới phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phần mềm geometer’s sketchpad trong dạy học định lí hình học lớp 8 using geometers sketchpad software in teaching 8th grade geometry theorem (Trang 31 - 35)