2.2 .Tổ chức thực hiện khảo sát
3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THCS
3.2.2. Nâng cao nhận thức đối với đội ngũ, học sinh và cha mẹ các em về tầm
tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở bậc THCS
3.2.2.1. Mục đích của biện pháp
Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ các em về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THCS có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết. Nâng cao nhận thức để hiểu rõ hơn vị trí của việc bồi dưỡng HSG. Cần nắm chắc chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn mới, hiểu biết sâu sắc về tình hình phát triển KT – XH trong đó có giáo dục của địa phương, có nhận thức đúng đắn cả lý luận và thực tiễn về công tác bồi dưỡng HSG.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
Đội ngũ CBQL, GV phải nắm chắc và thông suốt các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước ta về vấn đề nguồn nhân lực, nhân tài, truyền thống, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Quán triệt mục tiêu “dân trí, nhân lực, nhân tài” vào kế hoạch của nhà trường. Cần nắm vững những cơ sở lý luận cơ bản về quá trình phát triển một tài năng, để từ đó nhận thức được tầm quan trọng của HSG trong việc GD&ĐT nhân tài, giúp phụ huynh có phương pháp nuôi dạy khoa học, định hướng cho HSG có sự phát triển tự nhiên, tồn diện. Từ đó, GV ý thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng, tài giỏi cho đất nước.
Nhà trường, cộng đồng xã hội cần hiểu đúng về chính sách nhân tài của Đảng và Nhà nước. Cần tạo ra sự đồng thuận, ủng hộ, hợp tác tích cực của các bậc CMHS, xã hội đối với nhà trường trong hoạt động bồi dưỡng HSG.
Đối với CMHS, cần quan tâm tạo điều kiện cho con em mình học tập và cần nắm được giai đoạn sinh học của sự phát triển tài năng có ảnh hưởng tới trí thơng minh của trẻ. Nhờ vậy, CMHS cần phải hiểu đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chiến lược nhân tài, để hợp tác tích cực với nhà trường.
Đối với HS, việc nâng cao nhận thức về bồi dưỡng chính là việc bồi dưỡng động cơ, hứng thú và phương pháp học tập. Bồi dưỡng động cơ học tập sẽ giúp HS xác định được mục đích học tập của mình, từ đó tạo hứng thú học tập. Nhận thức đúng đắn về hoạt động tự học, mục đích học tập với phương châm: tự học, tự nghiên cứu để làm chủ tri thức.
3.2.2.3. Cách thức tiến hành biện pháp
- Tuyên truyền nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG để tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội. Kêu gọi, vận động CMHS tích cực ủng hộ, trợ giúp cho cơng tác bồi dưỡng HSG
- Nêu gương tự học điển hình trên thế giới, trong nước đã thành đạt, thành danh. Thơng qua nhiều hình thức sinh hoạt để nêu gương cho HS noi theo.
- Tổ chức các buổi hội thảo về phương pháp học tập đối với HSG của trường, về phương pháp bồi dưỡng HSG đối với GV. Biên soạn thành các tài liệu tham khảo cho GV và HS
- Chỉ đạo và tổ chức cho GV trong dạy học và thiết kế bài học, kích thích và khơi dậy được năng lực nội sinh trong mỗi HS để HS tự khẳng định mình.
- Nhà trường tổ chức gặp mặt CMHS có con, em tham gia các đội tuyển trước khi ôn luyện HSG để CMHS nhận thức đúng đắn, tạo sự đồng thuận với nhà trường. Từ đó, xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh trong bồi dưỡng HSG.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Biện pháp này được thực hiện và đạt kết quả cao phải có sự tạo điều kiện và chỉ đạo của cấp uỷ, Ban giám hiệu nhà trường; có sự quan tâm hỗ trợ chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, sự đồng lòng của cả đội ngũ.