Đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên theo chương trình đào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên chương trình đào tạo pohe tại học viện nông nghiệp việt nam ( nghiên cứu trên nhóm giảng viên giảng dạy ngành rau hoa quả và cảnh quan) (Trang 25 - 32)

Chƣơng 1 Cơ sở lý luận về đánh giá năng lực giảng viên đại học

1.3. Đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên đáp ứng theo chương

1.3.1. Đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên theo chương trình đào

Cảnh quan

1.3.1. Đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên theo chương trình đào tạo POHE tạo POHE

1.3.1.1. Chương trình đào tạo POHE * Khái niệm chương trình đào tạo

Theo Lê Đức Ngọc (2006) thì: CTĐT là một văn bản pháp quy về kế hoạch tổ chức đào tạo bằng một văn bản bao gồm: mục tiêu đào tạo, nội dung và các yêu cầu bắt buộc, tự chọn hay tùy ý, phân bố thời lượng của các mơn học, kế hoạch thực hiện chương trình và điều kiện xét cấp bằng.

* Chương trình đào tạo POHE

CTĐT POHE có những đặc trưng sau đây:

a) Xét về mặt mục tiêu, chương trình giáo dục được phát triển dựa trên nhu cầu của thị trường lao động, đáp ứng sự thay đổi trong đời sống xã hội, định hướng dựa theo vị trí cơng việc trong tổ chức (môi trường làm việc).

b) Xét về nội dung, phương pháp, các chương trình giáo dục này tập trung vào người học: lấy SV làm trung tâm; tập trung vào hồ sơ nghề nghiệp được xây dựng từ môi trường hoạt động chuyên môn; tập trung phát triển các khối kiến thức, kỹ năng, và ý thức nghề nghiệp (hay năng lực); tập trung tạo ra các cá nhân có tư duy độc lập sáng tạo và sử dụng nhiều phương pháp sư phạm và phương pháp đánh giá khác nhau.

CTĐT POHE tập trung phát triển các mức năng lực cho người học, nhằm giúp người học đạt được 10 tiêu chuẩn sau đây:

3) Khả năng ứng dụng. 4) Khả năng chuyển giao.

5) Khả năng sáng tạo và linh hoạt. 6) Khả năng giải quyết vấn đề.

7) Làm việc có phương pháp và tính tốn. 8) Khả năng giao tiếp xã hội.

9) Khả năng cơ bản về quản lý.

10) Nhận thức về trách nhiệm với bản thân, nghề nghiệp và cộng đồng xã hội [17].

Bảng 1.1. So sánh những điểm khác biệt

giữa tiếp cận POHE và tiếp cận truyền thống trong đào tạo đại học ở nước ta

Tiêu chí CTĐT POHE CTĐT truyền thống

Tiếp cận giáo dục Định hướng đầu ra Định hướng đầu vào Phương pháp sư phạm Tiếp cận năng lực Tiếp cận nội dung Trung tâm của quá

trình dạy học SV GV

Sự tham gia của Hội đồng cơng giới vào q trình đào tạo

Bắt buộc Không bắt buộc

Xây dựng CTĐT

Dựa vào nhu cầu của thị trường lao động và có sự tham gia của Hội đồng cơng giới

Khơng dựa vào thị trường lao động, không kết nối với Hội đồng công giới

Xác định mục tiêu học tập và chuẩn đầu ra

Dựa vào hồ sơ năng lực là kết quả điều tra thị trường lao động

Do GV xây dựng mà khơng phân tích nhu cầu của thị trường lao động

Phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập

Dựa vào năng lực và có sự tham gia thường xuyên của Hội đồng cơng giới

Dựa vào truyền thụ kiến thức, khơng có sự tham gia thường xuyên của Hội đồng công giới

Tổ chức đơn vị học tập Được hệ thống thành mơ – đun mang tính tích hợp cao, thích hợp cho hình thành năng lực người học Được chia nhỏ thành học phần riêng biệt mang tính đơn ngành, ít kết nối với nhau

CTĐT

Mở, linh hoạt và luôn được cập nhật với thay đổi của thị trường lao động

Cứng nhắc, ít thay đổi, được chuẩn hóa thành khung chương tình cho các nhóm ngành đào tạo Nghiên cứu của GV và

SV

Có tính ứng dụng cao, nhằm giải quyết các vấn đề của thị trường lao động

Nghiên cứu ít gắn kết với nhu cầu của thị trường lao động Môi trường học tập Đa dạng, chú trọng rèn luyện kỹ năng, tính sáng tạo, chủ động của SV và phát triển thái độ nghề nghiệp tại thị trường lao động

Chủ yếu tổ chức dạy và học trong điều kiện nhà trường

Yêu cầu đối với GV

GV POHE có khả năng đóng nhiều vai trị cùng lúc: người thầy, chuyên gia về chuyên môn, tư vấn viên, giám sát viên…

Người thầy và nghiên cứu viên

(Nguồn: Phạm Thị Hương, Lê Thái Hưng, Phát triển chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng)

1.3.1.2. Đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên theo chương trình đào tạo POHE

Theo Nguyễn Kim Dung và cộng sự (2013) đã cho biết về cách thức đánh giá năng lực giảng dạy của GV POHE được dựa trên 03 căn cứ quan trọng và phổ biến hiện nay là: Các tiêu chuẩn đánh giá GV POHE (theo kinh nghiệm Hà Lan); Khung tiêu chuẩn năng lực của GV POHE; Chuẩn năng lực GV giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp (theo Dự án POHE của Việt

a. Phát triển và quản lý các tiêu chuẩn giảng viên POHE – kinh nghiệm Hà Lan

Các tiêu chuẩn quốc gia về năng lực GV cho các trường đại học ứng dụng ở Hà Lan được định hướng bởi một tập hợp các thỏa thuận giữa các trường đại học ứng dụng và các Hiệp hội GV dựa trên nguồn dữ liệu đầu vào và các hướng dẫn của chính phủ. Các tiêu chuẩn này chịu sự giám sát của Hiệp hội các trường đại học ứng dụng Hà Lan (HBO-Raad). Khơng có quy định bắt buộc về các tiêu chuẩn năng lực GV (ở cả cấp quốc gia và cấp trường) nhưng nhờ các thỏa thuận này, tiêu chuẩn GV được quản lý thơng qua chính sách nhân sự của mỗi đơn vị.

Các trường đại học ứng dụng đặt mục tiêu tuyển dụng được những GV tốt nhất. Kết quả dự kiến là thiết lập ra các nhóm chuyên gia đa dạng, có khả năng hồn thành cơng việc được u cầu theo cách tốt nhất có thể. Các tiêu chuẩn GV có thể triển khai (và duy trì) sử dụng để thể hiện chất lượng của tổ chức là:

- Có kiến thức nghề nghiệp và kinh nghiệm trong lĩnh vực nghề nghiệp; - Quen thuộc với hoạt động giáo dục, có hiểu biết thực sự về phương pháp sư phạm (liên quan đến chất lượng giảng dạy) và các kỹ năng cần thiết để hướng dẫn SV cả về chuyên môn và niềm say mê cơng việc;

- Phù hợp với nhóm làm việc, văn hóa chương trình và văn hóa tổ chức; - Có khả năng Tiếng Anh tốt;

- Có trình độ Thạc sỹ hoặc sẽ có trình độ Thạc sỹ;

Bên trong chính sách nhân sự của trường, các tiêu chuẩn GV được thiết lập, quản lý, đánh giá thông qua chu kỳ thường niên về sự tiến triển của các phẩm chất và sự đánh giá bởi các nhà quản lý. Quá trình này bắt đầu bởi một cuộc họp về lập kế hoạch (giai đoạn 1) mà tất cả các GV thống nhất với trưởng nhóm của mình thực hiện tại thời điểm bắt đầu năm học mới và tham gia lập kế hoạch cho các nhiệm vụ dự kiến thực hiện trong năm cũng như xác định ra các yêu cầu phát triển nghề nghiệp đối với nhà trường và đối với mỗi cá nhân. Đây là một q trình mang tính xây dựng với những thảo luận cởi

mở giữa tất cả các thành viên. Sau cuộc họp trên là cuộc họp đánh giá quá trình (giai đoạn 2) nhằm đánh giá quá trình thực hiện các nhiệm vụ đã xác lập và sự phát triển nghề nghiệp. Giai đoạn 3 tiến hành vào cuối năm học và là một quá trình đánh giá kết quả của quá trình thực thi nhiệm vụ được giao (đánh giá của SV là một công cụ quan trọng của đánh giá này). Đánh giá hiệu quả công việc của GV được sử dụng để xác định xem một GV có xứng đáng được tăng lương (theo năm, trong một bậc thang/ bậc lương tương ứng) hay không [6].

Hình 1.2. Chu kỳ phát triển các phẩm chất nghề nghiệp và đánh giá của nhà quản lý

(Nguồn: Nguyễn Kim Dung và cộng sự, 2013)

b. Khung tiêu chuẩn năng lực giảng viên POHE

Cũng theo nhóm tác giả Nguyễn Kim Dung và cộng sự (2013), thực

Giai đoạn 1: Lập kế hoạch

 Phỏng vấn, thảo luận thường niên với trưởng nhóm

 Tham gia lập kế hoạch hành động thực thi các nhiệm vụ trong năm

 Xác định các mục tiêu của nhà trường và của cá nhân (phản ánh sự phát triển của nghề nghiệp)

Giai đoạn 3: Đánh giá

 Phẩm chất, hiệu quả thông qua phỏng vấn

 Mức độ đáp ứng (theo chương trình hành động)

 Sử dụng đánh giá của SV

 Xác định điểm mạnh, điểm yếu của GV

 Đánh giá hiệu quả công việc để tăng/giảm lương

Giai đoạn 2: Tiến trình

 Phỏng vấn để đánh giá 3-6 tháng sau giai đoạn 1

 Đánh giá, thảo luận, xem xét

 Cung cấp dữ liệu đưa ra hướng dẫn

nhiều bất cập. Việc xây dựng các tiêu chuẩn năng lực GV POHE do đó là điều cần thiết. Trong báo cáo của nhóm tác giả này cũng đã khung tiêu chuẩn năng lực làm cơ sở cho việc phác thảo ra các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá năng lực GV. Khung tiêu chuẩn này gồm 3 lĩnh vực là nhiệm vụ, năng lực và vai trò của người GV POHE trong đó có tiêu chuẩn 1 là nghiên cứu; tiêu chuẩn 2 là giảng dạy; tiêu chuẩn 3 là chuyển giao.

Trong tiêu chuẩn giảng giảng được cụ thể hóa thành các tiêu chí về: Có kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực giảng dạy và nghiệp vụ sư phạm; Xây dựng đề cương chi tiết, bài giảng; Giảng dạy và hướng dẫn SV; Đánh giá kết quả học tập của SV; Sử dụng các kỹ năng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm trong giảng dạy và nghiên cứu; Nâng cao năng lực bản thân. (Chi tiết về khung tiêu chuẩn năng lực GV POHE được đính kèm theo phụ lục 5).

Như vậy, khung tiêu chuẩn năng lực GV POHE đã đưa ra một số tiêu chí và chỉ báo định hướng cho việc xây dựng bộ chuẩn năng lực GV POHE. Chúng tôi cũng đã sử dụng một số chỉ báo đạt yêu cầu trong khung tiêu chuẩn này theo đánh giá của một số GV và chuyên gia để xây dựng trong bộ tiêu chí đánh giá năng lực giảng dạy của GV POHE ngành Rau – Hoa quả và Cảnh quan mà đề tài này đang hướng đến.

c. Bộ chuẩn năng lực giảng viên POHE

Trong phần lý do chọn đề tài chúng tôi cũng đã đề cập đến bộ chuẩn năng lực của GV POHE đã được xây dựng trong báo cáo nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Văn Đường, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Tiến Dũng và Phạm Văn Hoan (2014) và đã có những nhận xét khái quát cho bộ chuẩn năng lực này. Trong nội dung phần này chúng tôi muốn làm rõ những ưu điểm và hạn chế của bộ chuẩn này đó để làm căn cứ cho bộ tiêu chí đánh giá năng lực giảng dạy của GV mà đề tài đang xây dựng.

Bộ chuẩn đã đưa ra các tiêu chí cho 5 loại năng lực của GV đó là: Năng lực chuyên môn; Năng lực dạy học; Năng lực phát triển và hướng dẫn sử dụng CTĐT; Năng lực quan hệ với thế giới nghề nghiệp và phát triển nghề

nghiệp; Năng lực nghiên cứu khoa học ứng dụng (Chi tiết các tiêu chí của bộ

chuẩn được đính kèm trong phụ lục 6). Theo nghiên cứu của chúng tôi về lý

thuyết năng lực giảng dạy ở trên thì năng lực giảng dạy sẽ bao gồm cả 05 loại năng lực kể trên. Tuy nhiên, nếu sử dụng tất cả 59 chỉ báo đã liệt kê trong bộ chuẩn này để đánh giá năng lực giảng dạy của GV thì là một điều khó thực hiện bởi vì số lượng chỉ báo quá nhiều thì SV và GV phải dành nhiều thời gian để trả lời (khoảng 50 – 60 phút) trong khi thực tế cho thấy SV chỉ dành khoảng 3 – 10 phút trên lớp để trả lời cho một phiếu hỏi của một đề tài điều tra bất kỳ.

Một nguyên nhân khác mà chúng tôi cho là hạn chế của bộ chuẩn này đó là có rất nhiều chỉ số đã xây dựng nhưng muốn đo được những chỉ số này thì cần phải tách thành nhiều chỉ số nhỏ hơn thì mới đánh giá được. Chẳng hạn như:

 Ví dụ tiêu chuẩn 1/Tiêu chí 1/Chỉ báo 2. “Có kiến thức chun mơn sâu rộng, chính xác, khoa học; thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn và thông tin, kỹ thuật để nâng cao chất lượng dạy học và nghiên cứu khoa học;” phải được tách thành các chỉ báo khác là:

- Có kiến thức chun mơn sâu rộng, chính xác, khoa học;

- Thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn và thông tin, kỹ thuật để nâng cao chất lượng dạy học;

- Thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn và thông tin, kỹ thuật để nâng cao nghiên cứu khoa học;

 Ví dụ tiêu chuẩn 1/Tiêu chí 1/Chỉ báo 3. “Có kiến thức liên môn, liên ngành; hiểu biết thực tiễn và khả năng liên hệ, vận dụng phù hợp vào hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học;” phải được tách thành các chỉ báo khác là:

- Có kiến thức liên môn, liên ngành - Hiểu biết thực tiễn

- Khả năng liên hệ, vận dụng phù hợp vào hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học;

Một hạn chế khác của bộ chuẩn này là nhiều chỉ báo cịn q chung chung khơng đánh giá trực tiếp được. Chẳng hạn như:

 Ví dụ tiêu chuẩn 1/Tiêu chí 1/Chỉ báo 1. “Đạt trình độ chuẩn đào tạo của GV đại học theo quy định của Luật Giáo dục đại học;” cần phải xây dựng thành các chỉ báo cụ thể là các yêu cầu cứng trong quy định của Luật giáo dục đại học như: “Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm”.

 Ví dụ tiêu chuẩn 1/tiêu chí 2/chỉ báo 1. “Vận dụng kiến thức chun mơn vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn nghề nghiệp;” cần có các chỉ báo cụ thể như:

- Liên hệ nội dung giảng dạy với các tình huống nghề nghiệp

- Tổ chức các tình huống nghề nghiệp cho SV nghiên cứu trong nội dung giảng dạy

Tóm lại, trong xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực giảng dạy của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên chương trình đào tạo pohe tại học viện nông nghiệp việt nam ( nghiên cứu trên nhóm giảng viên giảng dạy ngành rau hoa quả và cảnh quan) (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)