Phương pháp xây dựng và hướng dẫn giải hệ thống bài tập chương Dao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương dao động cơ học nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên vật lý (Trang 46 - 48)

Dao động điều hòa.

2.3.1. Phương pháp xây dựng hệ thống bài tập chương Dao động điều hòa.

Với những kiến thức cần thiết cho các đề thi học sinh giỏi quốc gia và dựa vào mức độ tư duy, độ khó của chương Dao động điều hịa thì tơi đưa ra 100% là bài tập tự luận. Tất cả các bài tôi đưa ra trong luận văn này đề là thuộc mức độ tổng hợp, địi hỏi học sinh phải có tư duy logic, kỹ năng tổng hợp kiến thức, phát hiện và giải quyết vân đề. Các bài tập dề theo một hệ thống từ dễ tới khó nhưng mang đầy đủ các kiến thức cần thiết cho học sinh giỏi quốc gia cần có.

Các bài tập đưa ra có rất nhiều câu gắn liền với thực tiễn cần học sinh tư duy tốt và phải thực hành thí nghiệm để hiểu rõ hiện tượng Vật lý, như thế khi bắt tay vào giải bài tập học sinh có mối tư duy logic giữa lý thuyết và thực hành. Dựa vào kiến thức chương Dao động điều hịa tơi đã đề cử 15 bài tập định lượng gồm các bài có hướng dẫn giải chi tiết và các bài tập tự giải giúp học sinh phát huy nhanh các tư duy sau khi đã được hướng dẫn giải.

2.3.2. Phương pháp hướng dẫn giải bài tập chương Dao động điều hòa.

Tất cả các bài có hướng dẫn giải thì mang mức độ tổng hợp kiến thức của chương Dao động điều hòa. Các bài tập được hướng dẫn chi tiết theo chiều hướng phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh giỏi, cánh lập luận logic và các xâu chuỗi kiến thức từ lớp 10 đến lớp 12 giúp các em phát huy mạnh tư duy logic. Các bài được phân tích kĩ về độ khó để học sinh tập cách phát huy năng lực tư duy cũng như năng lực tính tốn.

Trong khi làm bài tập do phải tự mình phân tích các điều kiện của đầu bài, tự xây dựng những lập luận, kiểm tra và phê phán những kết luận mà học sinh rút ra được nên từ duy của học sinh được phát triển năng lực làm việc tự lực nâng cao, tính kiên trì được phát triển. Giải bài tập có hướng dẫn của giáo viên góp phần làm phát triển tư duy sáng tạo của học sinh. Có nhiều bài tập vật lý khơng chỉ dừng lại trong phạm vi vận dụng những kiến thức đã học mà

còn giúp bồi dưỡng cho học sinh tư duy sáng tạo. Đặc biệt là những bài tập giải thích hiện tượng, bài tập thí nghiệm. Giải bài tập vật lý là một phương tiện để kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của học sinh. Tuỳ theo cách ra bài tập ta có thể phân loại được các mức độ nắm vững kiến thức của học sinh giúp việc đánh giá chất lượng học sinh được chính xác .

Hai phương pháp suy luận để giải các bài tập vật lí. Xét về tính chất thao tác của tư duy, khi giải các bài tập vật lí, người ta thường dùng phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp. Nếu giải bài tập bằng phương pháp phân tích thì theo phương pháp này, xuất phát điểm của suy luận đại lượng cần tìm. Người giải phải tìm xem đại lượng chưa biết này có liên quan với những đại lượng Vật lí nào khác và một khi biết sự liên hệ này thì biểu diễn nó thành những công thức tương ứng. Nếu một vế của cơng thức là đại lượng cần tìm cịn vế kia chỉ gồm những dữ liệu của bài tập thì cơng thức ấy cho ra đáp số của bài tập. Nếu trong cơng thức cịn những đại lượng khác chưa biết thì đối với mỗi đại lượng đó, cần tìm một biểu thức liên hệ với nó với các đại lượng Vật lí khác, cứ làm như thế cho đến khi nào biểu diễn được hoàn toàn đại lượng cần tìm bằng những đại lượng đã biết thì bài tốn đã được giải xong. Như vậy cũng có thể nói theo phương pháp này, ta mới phân tích một bài tập phức tạp thành những bài tập đơn giản hơn rồi dựa vào những quy tắc tìm lời giải mà lần lượt giải các bài tập đơn giản này. Từ đó tìm dần ra lời giải của các bài tập phức tạp nói trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương dao động cơ học nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên vật lý (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)