Rèn luyện những đức tính cần thiết cho công tác khoa học cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương dao động cơ học nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên vật lý (Trang 25 - 28)

1.1. Vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi và phát huy năng khiếu Vật lý

1.1.6.4. Rèn luyện những đức tính cần thiết cho công tác khoa học cho

sinh giỏi và học sinh năng khiếu

Hứng thú có vai trị quan trọng trong q trình nghiên cứu học tập của học sinh nói riêng và các nhà khoa học nói chung. Nó là động lực thúc đẩy chủ thể tạo ra những sản phẩm góp phần vào sự phát triển của xã hội. Nếu khơng có hứng thú thì hoạt động khó đạt được kết quả cao. Trong học sinh các trường THPT nói chug và học sinh giỏi và học sinh năng khiếu nói riêng. Bởi vậy việc tạo ra hứng thú trong giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh đã không được chú trọng nhiều trong những năm qua. Thực trạng này đã gây ra những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới kết quả học tập của học sinh. Do đó, cần tập trung nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập của môn Vật lý.

Các kĩ năng ,kinh nghiệm cần rèn luyện cho học sinh giỏi và học sinh năng khiếu.

Kinh nghiệm là vốn kiến thức có được qua quá trình trải nghiệm thực tếcủa chính bản thân mình. Lịch sử của từ “kinh nghiệm” gắn kết chặt chẽ với khái niệm thử nghiệm. Khái niệm kinh nghiệm thường nói về biết - như - thế - nào hoặc kiến thức về cách thức, chứ không phải là kiến thức xác định. Kinh nghiệm do được đào tạo tại nơi làm việc hơn là học tập theo sách vở. Người có nhiềukinh nghiệm trong một lĩnh vực nhất định có thể được mang danh là một chuyên gia.Sự phát triển các năng lực, hay như Mác nói “các lực lượng bản chất” của con người, khơng phải là sự bộc lộ của các phẩm chất tâm lí nội tại vốn có ở trong con người, mà là q trình chủ thể (có thể dưới sự hướng dẫn của người khác) tự tạo ra các cấu tạo mới. Muốn có các cấu tạo ấy chủ thể

phải thực hiện một hoạt động tương ứng với hoạt động đã chứa đựng trong đối tượng của hoạt động. Theo tâm lí học Marxist, muốn hình thành và phát triển năng lực ở trẻ, phải tổ chức cho trẻ có điều kiện tiếp xúc với tri thức, với thế giới đối tượng để trẻ biến những cái đó thành các thuộc tính tâm lí bản thân. Vấn đề bản chất năng lực người chính là vấn đề lĩnh hội kinh nghiệm của các thế hệ trước đã chứa trong các đối tượng (tri thức, công cụ lao động, cơng trình kiến trúc, v.v..). Do đó, kinh nghiệm học tập của học sinh giỏi Lý là kết quả của việc các em có khả năng Vật lý học, được các thầy/cô hướng dẫn, làm việc trực tiếp với Vật lý học và tự tạo ra các cấu trúc mới.Cấu trúc của năng lực là một vấn đề khá phức tạp. Ở đây chỉ nhấn mạnh hai ý:

+ Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là chất liệu để tạo ra năng lực tương ứng. Năng lực chính là tổ hợp đặc điểm cá nhân tiếp nhận hoặc sử dụng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vào một hoạt động nào đó. Do đó, ở đây cịn có cả vai trị của động cơ, hứng thú.

+ Việc lĩnh hội và sử dụng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo diễn ra theo các quy luật xã hội - lịch sử chứ không theo quy luật sinh vật. Từ những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo này mới tạo ra kết quả mà người ta gọi là kết quả “hình thức”, tức là kết quả chưa gắn vào một tri thức hay kỹ năng được vận dụng vào một hoạt động cụ thể nào. Từ kết quả “hình thức” ấy, trải qua quá trình vận dụng thực tế nhiều lần mớichuyển thành năng lực đặc thù. Năng lực của con người bao gồm hai loại là năng lực tổng quát và năng lực đặc thù. Năng lực tiếp thu tinh hoa của xã hội, năng lực truyền đạt, năng lực đặt ra mục đích và kiên trì theo đuổi mục đích đó. Đây là những năng lực chung nhất, là cơ sở để tạo ra một năng lực cụ thể nào đó như năng lực tốn học, năng lực âm nhạc, năng lực tổ chức, năng lực học tập, năng lực lao động, năng lực giao tiếp, năng lực đấu tranh, .v.v... là các năng lực đặc thù của người. Đây cũng là năng lực cần thiết cho con người và loài người tồn tại, phát triển. Các năng lực chung và năng lực đặc thù có những mức độ khác nhau, mà đỉnh cao là thiên tài.Đối với con người thì những năng lực đặc thù giữ vai trị chính, cịn các thành phần

khác chỉ là chất liệu tham gia vào việc tạo thành năng lực đặc thù người. Trong mối quan hệ này, ta sẽ hiểu rõ vai trò của tư chất, tri thức, kỹ năng đối với năng lực. Ngoài ra, quan hệ giữa số lượng và chất lượng trong năng lực, kỹ năng cũng như quan hệ giữa các tĩnh tại và động thái trong năng lực, tài năng là vấn đề phức tạp. Sau đây là một số kết quả rút ra từ những nghiên cứu hiện nay về việc tiếp thu các chiến lược tư duy và những năng lực then chốt độc lập với nội dung.

- Trí thơng minh và sự sáng tạo được coi là các hệ thống phức hợp của các năng lực học tập và tư duy chung, không thể học và cải thiện về lâu dài thơng qua các

chương trình huấn luyện mang tính hình thức và bị giới hạn về thời gian. - Việc học tư duy hay phương pháp học là việc tiếp thu một hệ thống phương pháp để sử dụng một cách linh hoạt các chiến lược học tập, ghi nhớ và tái hiện tổng quát thì việc sử dụng này chỉ ở mức độ hạn chế và lợi ích thực tiễn của nó ít hơn so với những gì mong đợi.

- Nếu người ta cho rằng học cách học là sự tiếp thu những quy tắc, chiến lược và phương pháp học tập, cách giải quyết vấn đề mang tính chất chung diễn ra trong mối liên quan với việc hình thànhhệ thống các tri thức có nội dung mang tính đặc thù, thì đó là một chiến lược hữu hiệu để cải thiện những năng lực mang tính khái quát đối với việc giải quyết các mức độ khác nhau của các vấn đề mới.

- Nếu người nào càng ý thức được sự hiểu biết, sự tiếp thu và sử dụng tri thức của mình thì người đó càng có thể sử dụng sự hiểu biết này trong tư duy và trong việc tiếp thu tri thức mới bấy nhiêu. Một cách ngắn gọn, năng lực trí tuệ gồm:

+ Khả năng đáp ứng và ứng dụng vào tình huống mới một cách nhanh chóng và hiệu quả;

+ Khả năng sử dụng các khái niệm trừu tượng một cách hiệu quả; + Khả năng nắm bắt các mối liên hệ và học tập nhanh chóng.

Ba khả năng này không độc lập với nhau, chúng chỉ nhấn mạnh các mặt khác nhau của một q trình. Tóm lại, khi nói đến năng lực trí tuệ, chúng ta khơng thể bao hàm tất cả các mặt của nó trong một định nghĩa do tính đa dạng và phong phú của nó. Nếu chúng ta chú ý nhiều đến mặt nhận thức thì bị coi là duy trí, vì nó khơng nói đến các mặt khác như hành động có hiệu quả, tính thích ứng, v.v… của trí óc. Ngược lại, nếu chúng ta chú ý đến tính hiệu quả của năng lực trí tuệ, thì có thể bị cho là xem nhẹ nội dung của khả năng trí tuệ, là chủ nghĩa hành vi vì khơng phân biệt được giữa sự thành thục với tri thức và kỹ năng, kỹ xảo của một hoạt động nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương dao động cơ học nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên vật lý (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)