Thực trạng việc sử dụng bài tập trong dạy học mơn Hóa học lớp 9ở một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9 (Trang 31)

trƣờng THCS tại Hải Phịng

Để có cái nhìn khách quan về thực trạng sử dụng bài tập hóa học ở trƣờng THCS, chúng tôi đã tiến hành điều tra một số GV và HS ở các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Thủy Nguyên - thành phố Hải Phòng trong năm học 20011 - 2012

1.6.1. Mục đích điều tra

Tìm hiểu và đánh giá đúng thực trạng việc sử dụng bài tập hóa học hiện nay của một số trƣờng THCS thuộc địa bàn huyện Thủy Ngun, thành phố Hải Phịng và coi đó là căn cứ để xác định phƣơng hƣớng trong nhiệm vụ phát triển tiếp theo của đề tài.

Điều tra để có cơ sở phân tích hiệu quả của q trình dạy và học của GV và HS trƣờng THCS, từ đó đƣa ra giải pháp giảng dạy và học tập nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học hóa học ở nhà trƣờng.

Lấy đƣợc ý kiến quan niệm của GV và HS về việc sử dụng bài tập hóa học trong giảng dạy và học tập ở trƣờng THCS.

1.6.2. Nội dung điều tra

 Điều tra về các dạng bài tập hóa học hiện nay đang sử dụng trong dạy và học hóa học hiện nay ở trƣờng THCS.

 Điều tra về việc xây dựng các bài tập hóa học mới trong dạy học hóa học hiện nay ở trƣờng THCS.

 Đánh giá của GV và cán bộ quản lí về năng lực nhận thức của các em HS khi sử dụng bài tập hóa học hiện nay ở trƣờng THCS.

1.6.3. Đối tượng điều tra

 Các GV trực tiếp giảng dạy bộ mơn Hóa học ở một số trƣờng THCS thuộc địa bàn huyện Thủy Nguyên - thành phố Hải Phòng.

 Các HS tham gia học các lớp thực nghiệm của đề tài.

 Một số cán bộ quản lí của các trƣờng, sở giáo dục và đào tạo và các ban ngành có liên quan.

1.6.4. Phương pháp điều tra

 Gặp gỡ trực tiếp, trao đổi, toạ đàm và phỏng vấn các GV, các cán bộ quản lí và HS tham gia thực nghiệm.

 Dự giờ, nghiên cứu giáo án của GV.

 Gửi và thu phiếu điều tra cho GV và cán bộ quản lí.

1.6.5. Kết quả điều tra

Trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2012, chúng tôi đã:

- Dự giờ 4 tiết của các GV hóa học ở trƣờng THCS An Lƣ, THCS Hoa Động - huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

- Gửi phiếu điều tra đến 18 GV hóa học thuộc các trƣờng THCS An Lƣ, Hoa Động, Thủy Đƣờng, Núi Đèo huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (xem phụ lục 1) - Trao đổi và xin ý kiến của một số cán bộ quản lí của các trƣờng và phịng Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả điều tra đƣợc tổng hợp bằng các bảng sau:

Bảng 1.6. Tình trạng GV sử dụng bài tập trong các giờ dạy học

Các giờ có sử dụng bài tập hóa học Số GV sử dụng (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng

Dạy lý thuyết 33,34 44,44 22,22

Ôn tập, luyện tập 100 0 0

Thực hành, thí nghiệm 0 16,67 83,33

Kiểm tra, đánh giá 100 0 0

Bảng 1.7. Mức độ sử dụng các dạng bài tập hóa học sử dụng trong dạy học

Các dạng bài tập Số GV sử dụng (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng

1. Mô tả, giải thích hiện tƣợng thực tế trong đời

sống bằng kiến thức hóa học 11,11 55,55 33,34

2. Trình bày ý kiến của cá nhân về vấn đề liên

quan đến kiến thức hóa học 0 16,67 83,33

3. Hoạt động nhóm báo cáo về 1 vấn đề liên

quan đến hóa học 0 33,33 66,67

4. Đọc hiểu văn bản, nghiên cứu sơ đồ, bảng

biểu... có liên quan đến kiến thức hóa học 0 22,22 77,78 5. Giải bài tập hóa học có liên quan đến vấn đề

thực tế 0 27,77 72,23

Từ các kết quả điều tra trên, có thể cho phép kết luận:

- Hầu hết sự đánh giá của GV chỉ dựa vào điểm số của các bài kiểm tra. Nội dung của các bài kiểm tra lại theo một khuôn mẫu chung chung, lặp lại nhƣ: bài tập viết phƣơng trình, bài tập nhận biết chất, bài tập tính tốn. Nội dung các bài tập ít sáng tạo, nên dễ tạo lối mòn trong suy nghĩ hoặc nhiều khi lại quá phức tạp trong so với trình độ của các em, làm cho mơn Hóa học trở nên khó, ít hứng thú với HS.

- Đặc biệt, các bài tập mà hầu hết các GV hiện nay sử dụng mang tính hàn lâm, chỉ chú trọng đến đánh giá kiến thức lý thuyết hóa học. Những dạng bài tập liên quan đến những vấn đề thực tế của cá nhân và cộng đồng, những dạng bài tập phát huy năng lực, tƣ duy khoa học của HS.... gần nhƣ chƣa đƣợc GV sử dụng trong kiểm tra - đánh giá HS.

- Chƣa khai thác triệt để các ứng dụng của hóa học trong thực tế và các vấn đề thực tiễn có liên quan đến kiến thức hóa học vào nội dung bài tập nên tính thực tiễn của môn học chƣa cao.

- Chủ yếu GV sử dụng các nguồn bài tập có sẵn trong SGK và sách tham khảo mà chƣa có phƣơng pháp để thiết kế và xây dựng một cách đa dạng các loại bài tập, nên nội dung bài tập còn nghèo nàn, nhàm chán, chƣa tạo hứng thú học tập cho HS.

CHƢƠNG 2

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƢỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC HĨA HỌC VƠ CƠ LỚP 9

2.1. Phân tích chƣơng trình hóa học 9

2.1.1. Mục tiêu cơ bản của chương trình hóa học lớp 9

Mơn Hóa học ở trƣờng THCS có vai trị quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng THCS. Mơn Hóa học cung cấp cho HS một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học, hình thành ở các em một số kĩ năng phổ thơng, cơ bản và thói quen làm việc khoa học, góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, chuẩn bị cho HS học lên và đi vào cuộc sống lao động.

Chƣơng trình mơn Hóa học ở trƣờng THCS phải giúp cho HS đạt các mục tiêu cụ thể sau đây:

2.1.1.1. Về kiến thức

HS có đƣợc một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản ban đầu về hóa học bao gồm:

- Hệ thống khái niệm hóa học cơ bản, học thuyết, định luật hóa học; nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất, định luật bảo toàn khối lƣợng, mol, hóa trị, cơng thức và phƣơng trình hóa học, dung dịch và nồng độ dung dịch.

- Một số chất vô cơ và hữu cơ quan trọng, gần gũi với đời sống và sản xuất: oxi, khơng khí, hiđro, nƣớc, kim loại, phi kim, oxit, axit, bazơ, muối, hidrocacbon, hợp chất hữu cơ có oxi, polime.

HS có đƣợc một số kiến thức cơ bản, kĩ thuật tổng hợp về nguyên liệu, sản phẩm, q trình hóa học, thiết bị sản xuất hóa chất và mơi trƣờng.

2.1.1.2. Về kĩ năng

HS có đƣợc một số kĩ năng phổ thơng, cơ bản và thói quen làm việc khoa học đó là:

- Kĩ năng cơ bản tối thiểu làm việc với các chất, dụng cụ hóa học quan sát, mơ tả hiện tƣợng và tiến hành một số thí nghiệm hỗn hợp đơn giản trong môn học.

- Biết thu thập phân loại, tra cứu và sử dụng thông tin tƣ liệu

- Biết phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, có thói quen học tập và tự học. - Có kĩ năng giải bài tập hóa học và tính tốn.

- Biết vận dụng kiến thức để góp phần giải quyết một số vấn đề đơn giản của cuộc sống thực tiễn có liên quan đến hóa học.

2.1.1.3.Về thái độ và tình cảm

HS có đƣợc những tình cảm tích cực nhƣ:

- Có lịng ham thích học tập bộ mơn Hóa học, có niềm tin về sự tồn tại vè sự biến đổi của vật chất, về khả năng nhận thức của con ngƣời, hóa học đã và đang góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống.

- Có ý thức tuyên truyền và vận dụng tiến bộ của khoa học nói chung và hóa học nói riêng vào đời sống sản xuất ở gia đình và địa phƣơng.

- Có những phẩm chất, thái độ cần thiết của ngƣời lao động nhƣ cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, trung thực.

- Có ý thức trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội để có thể hịa hợp với mơi trƣờng thiên nhiên và cộng đồng.

2.1.2 Cấu trúc nội dung chương trình (trích dẫn từ [20])

Từ năm học 2009 - 2010, để thống nhất trên phạm vi toàn quốc về kế hoạch dạy học và nội dung dạy học mơn Hóa học cho trƣờng THCS, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành tài liệu phân phối chƣơng trình THCS. Nội dung của tài liệu trình bày về hƣớng dẫn sử dụng khung phân phối chƣơng trình cấp THCS và những vấn đề cụ thể của mơn Hóa học.

Hƣớng dẫn sử dụng khung phân phối chƣơng trình cấp THCS trình bày về các vấn đề sau đây :

- Khung phân phối chƣơng trình

- Phân phối chƣơng trình dạy học tự chọn - Thực hiện các hoạt động giáo dục

- Đổi mới phƣơng pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá - Thực hiện các nội dung giáo dục địa phƣơng

Những vấn đề cụ thể của mơn Hóa học hƣớng dẫn về : - Thực hiện nội dung dạy học

- Thực hành, thí nghiệm - Kiểm tra đánh giá

Trong phạm vi giới hạn của đề tài tơi xin trình bày nội dung và phân phối chƣơng trình Hóa học 9:

Bảng 2.1. Nội dung chương trình Hóa học 9

Nội dung Số tiết thuyết Luyện tập Thực hành Ôn tập Kiểm tra

Chƣơng 1. Các loại hợp chất vô cơ 13 2 2

Chƣơng 2. Kim loại 7 1 1

Chƣơng 3. Phi kim. Sơ lƣợc bảng tuần hồn các ngun tố hố học

9 1 1

Chƣơng 4. Hiđrocacbon. Nhiên liệu 8 1 1 Chƣơng 5. Dẫn xuất của hiđrocacbon. 10 1 2

Ơn tập đầu năm, học kì I và cuối năm 4

Kiểm tra 6

Tổng số : 70 tiết 47 6 7 4 6

Bảng 2.2. Phân phối chương trình Hóa học 9

Tuần Tiết TÊN BÀI

1 1 Ôn tập đầu năm

2

Chƣơng I: Các loại hợp chất vơ cơ

Tính chất hoá học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit. 2 3 Một số oxit quan trọng

4 Một số oxit quan trọng (tiếp) 3 5 Tính chất hố học của axit

6 Một số axit quan trọng

(Phần A: Axit clohidric HCl - Không dạy . GV hướng dẫn HS tự đọc

4 7 Một số axit quan trọng (tiếp) (Bài tập 4/ 19: không yêu cầu HS làm) 8 Luyện tập: Tính chất hố học của oxit và axit

5 9 Thực hành: Tính chất hố học của oxit và axit 10 Kiểm tra một tiết

6 11 Tính chất hố học của bazơ 12 Một số bazơ quan trọng 7 13 Một số bazơ quan trọng (tiếp)

(Hình vẽ thang pH - Khơng dạy vì sgk in khơng đúng màu thực tế)

(Bài tập 2/ 30: Khơng u cầu HS làm)

14 Tính chất hố học của muối (Bài tập 6/ 33: Không yêu cầu HS làm) 8 15 Một số muối quan trọng (Mục II: Muối Kali nitrat KNO3 không dạy)

16 Phân bón hố học (Mục I: Những nhu cầu của cây trồng - Khơng dạy vì đã dạy ở mơn Sinh học)

9 17 Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ 18 Luỵện tập chƣơng I: Các loại hợp chất vô cơ 10 19 Thực hành: Tính chất hố học của bazơ và muối

20 Kiểm tra một tiết 11

21

Chƣơng II: Kim loại

Tính chất vật lý của kim loại

(Thí nghiệm tính dẫn điện - Khơng dạy vì đã dạy ở mơn Vật lý) (Thí nghiệm tính dẫn nhiệt - Khơng dạy vì đã dạy ở mơn Vật Lý)

22 Tính chất hố học của kim loại (Bài tập 7/ 51:Không yêu cầu HS làm)

12 23 Dãy hoạt động hoá học của kim loại 24 Nhơm (Hình 2.14 khơng dạy)

13 25 Sắt

26 Hợp kim sắt: Gang, thép (Khơng dạy về các lị sản xuất gang, thép) 14 27 Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại khơng bị ăn mịn

28 Luyện tập chƣơng 2: Kim loại (Bài tập 6/ 69: Không yêu cầu HS làm)

15 29 Thực hành: Tính chất hố học của nhơm và sắt (Lấy điểm 45,)

30

Chƣơng III: Phi kim.

Sơ lƣợc về bảng tuần hồn các ngun tố hố học Tính chất của phi kim

16 31 Clo 32 Clo (tiếp) 17 33 Cacbon

34 Các oxit của cacbon 18 35 Ơn tập học kì I

36 Kiểm tra học kì I

HỌC KÌ II

19 37 Axit cacbonic và muối cacbonat 38 Silic. Công nghiệp Silicat

(Mục IIIb: Các cơng đoạn chính - Khơng dạy các phương trình hóa học)

20 39 Sơ lƣợc về bảng tuần hồn các ngun tố hố học

(Các nội dung liên quan đến lớp electron - Không dạy)

40 Sơ lƣợc về bảng tuần hồn các ngun tố hố học (tiếp)

(Bài tập 2/ 101: Không yêu cầu HS làm)

21 41 Luyện tập chƣơng III 42 Thực hành:

Tính chất hố học của phi kim và hợp chất của chúng

22 43

Chƣơng IV: Hiđrocacbon. Nhiên liệu

Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ 44 Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

23 45 Metan 46 Etilen 24 47 Axetilen

48 Kiểm tra một tiết 25 49 Benzen

50 Dầu mỏ, khí thiên nhiên 26 51 Nhiên liệu

52 Luyện tập chƣơng IV: Hiđrocacbon - Nhiên liệu 27 53 Thực hành: Tính chất hố học của hiđrocacbon

54

Chƣơng V: Dẫn xuất của hiđrocacbon. Polime

Rƣợu etylic 28 55 Axit axetic

56 Chất béo

29 57 Mối liên hệ giữa etylen, rƣợu etylic và axit axetic 58 Luyện tập

30 59 Thực hành: Tính chất của rƣợu và axit 60 Kiểm tra 45 phút

31 61 Glucozơ (Bài Glucozơ và bài Saccarozơ: Dạy gộp hai bài như bài

52 và không hạn chế số tiết)

62 Saccarozơ

32 63 Tinh bột và xenlulozơ

64 Thực hành: Tính chất của gluxit (Lấy điểm hệ số I) 33 65 Protein

66 Polime

34 67 Polime (tiếp) (Ứng dụng của Polime - Không dạy, GV hướng dẫn HS tự đọc thêm)

68 Ôn tập cuối năm 35 69 Ôn tập cuối năm (tiếp)

70 Kiểm tra học kì II

2.2. Thiết kế hệ thống bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA trong dạy học phần hóa học vơ cơ lớp 9

2.2.1. Cơ sở và nguyên tắc

Có hai cơ sở quan trọng để thiết kế bài tập hóa học vơ cơ lớp 9 theo hƣớng tiếp cận PISA:

* Cơ sở lý thuyết

- Các nội dung kiến thức lý thuyết hóa học vơ cơ lớp 9, bao gồm:

+ Tính chất vật lý và tính chất hóa học cơ bản của kim loại, phi kim và các loại hợp chất vô cơ: Oxit axit, oxit bazơ, axit, bazơ, muối

+ Tính chất vật lý và tính chất hóa học cơ bản, ứng dụng chủ yếu, nguyên tắc sản xuất chính....của một số đơn chất, hợp chất vơ cơ điển hình nhƣ: Al, Fe, C, Si, Cl, CaO, SO2, H2SO4, Ca(OH)2 ....

- Mục tiêu đánh giá của PISA

* Cơ sở thực nghiệm

- Các vấn đề trong thực tiễn đời sống của cá nhân HS, của cộng đồng, của xã hội... liên quan đến kiến thức hóa học vơ cơ lớp 9

- Một số năng lực cơ bản, phổ thông (như: năng lực tư duy khoa học, năng lực toán

học, đọc hiểu, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn... để phát hiện và giải quyết các vấn đề) cần thiết cho cuộc sống tƣơng lai của HS cần đƣợc rèn luyện và phát

huy.

Nhƣ vậy, để thiết kế bài tập hóa học theo hƣớng tiếp cận PISA có thể xuất phát từ: - Những kiến thức và kĩ năng cần kiểm tra.

- Những tình huống, vấn đề thực tế trong đời sống có liên quan đến kiến thức hóa học

- Một số bài tập mẫu của PISA

- Một số bài tập hóa học cơ bản có sẵn.

2.2.1.2. Nguyên tắc [11, tr. 37-38]

Dựa vào các cơ sở và những điểm xuất phát trên, có thể xây dựng đƣợc một bài tập hóa học có tính chất cơ bản, điển hình (gọi là bài tập gốc). Ta có thể biến đổi nội dung bài tập gốc thành nhiều bài tập khác nhau theo 6 cách sau đây:

1. Nghịch đảo giữa điều kiện và yêu cầu 2. Thay đổi điều kiện

3. Thay đổi yêu cầu

5. Tổ hợp nhiều bài tập

6. Chuyển bài tập dạng tự luận sang các dạng trắc nghiệm khách quan và ngƣợc lại.

Các nguyên tắc trên là cơ sở để phân hố bài tập theo từng mục đích dạy học khác nhau, làm cho số lƣợng và chất lƣợng các bài tập hóa học đƣợc tăng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)