Các nguyên tắc quản lý hoạt động dạy học cấp THCS theo định hướng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông trong dạy học bất đẳng thức trung bình cộng trung bình nhân002 (Trang 31 - 34)

1.4. Lý luận về quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lựcở

1.4.1. Các nguyên tắc quản lý hoạt động dạy học cấp THCS theo định hướng phát triển

học sinh. Nội dung, phương pháp kiểm tra đánh giá phải chú trọng khả năng vận dụng kiến thức kỹ năng với các tình huống khác nhau trong học tập. ết quả kiểm tra đánh giá căn cứ vào mục tiêu bài học và chuẩn kiến thức kỹ năng theo định hướng năng lực và mục tiêu giáo dục nhận thức thẩm mĩ đối với học sinh, khơng có tính chất so sánh giữa các học sinh với nhau. Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thơng qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.

1.4. Lý luận về quản lý ho t động d y học th o đ nh hướng hát t i n n ng l c T ường THCS

1.4.1. Các nguyên tắc quản lý hoạt động dạy học cấp THCS theo định hướng phát triển năng lực phát triển năng lực

- Lấy học sinh và quá trình học tập của học sinh làm điểm xuất phát của mọi quyết định quản lý.

Nguyên tắc này đề cao nhu cầu, lợi ích của người học, đề xuất việc cho người học chọn nội dung học tập, được tự lực tìm tịi nghiên cứu. Theo hướng đó, bên cạnh xu hướng truyền thống thiết kế chương trình giảng dạy lấy logic nội dung môn học làm trung tâm đã xuất hiện xu hướng thiết kế chương trình học tập lấy nhu cầu, lợi ích của người học làm trung tâm

- Nội dung giáo dục đảm bảo cơ bản, cốt lõi, hiện đại.

Nội dung GD ôm đồm sẽ dẫn đến không thực tế hoặc nặng nề quá tải, người học sẽ không phát huy được năng lực sáng tạo, năng lực tự học. Xã hộingày càng phát triển, biến đổi với một tốc độ nhanh chóng, khơng có CTGD nào theo kịp sự gia tăng tri thức của nhân loại. Chỉ có con đường tự học và sáng tạo mới nhận thức được phát triển, biến đổi của xã hội hiện đại. Do vậy, kiến thức trong nội dung CTGD chỉ chọn nội dung cơ bản, cốt lõi làm cơ sở cho việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực. Trong kế hoạch giáo dục cần dành cho việc thực hành, hoạt động của HS qua đó hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu sáng tạo, … giúp cho người học biết cách phát triển những kiến thức cơ bản, cốt lõi từ hoạt động thực tiễn.

- Tăng cường những hoạt động trải nghiệm sáng tạo học sinh

Để hình thành và phát triển phẩm chất học sinh, hình thành tổ chức lớp học chỉ giới hạn ở trong nhà trường sẽ chưa đủ các điều kiện để hình thành và phát triển năng lực. Năng lực chỉ hình thành qua hành động, qua trải nghiệm thực tế. Do vậy, học sinh cần được dấn thân vào những bối cảnh thực, gắn liền thực tiễn cuộc sống. Ở đó, học sinh có cơ hội để huy động kiến thức, kỹ năng đã được học nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập hoặc ứng phó từng bối cảnh của cuộc sống. Nghĩa là, người phải biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng được học để giải quyết những tình huống thực trong cuộc sống, qua đó người học sẽ được hình thành và phát triển những năng lực cần thiết để tồn tại khi phải đối mặt với cuộc sống.

- Dạy học tích hợp

Trong thực tiễn, để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống chúng ta không thể chỉ huy động những kiến thức, kỹ năng đơn lẻ thường gắn với một môn học cụ thể, mà cần phải có năng lực hành động mà ở đó cần phải vận dụng tri thức của nhiều mơn học mói có thể giải quyết được. Xuất phát từ lý do đó, GV cần tổ chức dạy học tích hợp nhằm cung cấp cho HS những kiến thức khoa học gần gũi và có ý nghĩa để vận dụng trong đời sống, sản xuất.Dạy học tích hợp góp phần giảm nhẹ CT, giảm sự trùng lặp giữa các môn học, đồng thời bổ sung tri thức giữa các môn học

- Dạy học phân hóa

Dạy học phân hóa là q trình dạy học nhằm đảm bảo cho mỗi cá nhân người phát triển tối đa năng lực, sở trường, phù hợp với các yếu tố cá nhân, đồng thời cũng đảm bảo các điều kiện để người học có thể học được điềugì, theo mức độ nào, theo hình thức nào, nhịp độ học tập, theo nhu cầu, sở thích cá nhân theo từng người. Cơ sở của DH phân hóa là sự cơng nhận những khác biệt giữ các cá nhân người học: Sự khác biệt về đặc điểm tư duy; phong cách cá nhân; PP học tập; nhu cầu học tập; điều kiện học tập; đặc điểm tâm sinh lý. Thực tế ở nhiều nước cho thấy rằng DH phân hóa sẽ giúp HS phát triển tối đa năng lực của từng HS, đặc biệt là NL chun biệt. Vì thế, ngun tắc DH phân hóa là phân hóa sâu dần qua các cấp học

- Tạo môi trường để HS chủ động kiến tạo dưới sự hướng dẫn của thầy làm cơ sở để hình thành năng lực.

iến thức, kỹ năng là cần thiết để hình thành năng lực trong một lĩnh vực nào đó, chẳng hạn, khơng có năng lực tốn học nếu khơng có kiến thức về tốn học;

khơng có năng lực sáng tác văn học nếu khơng có kiến thức về văn học, … Như vậy, kiến thức, kỹ năng, mới là điều kiện cần để hình thành năng lực, nhưng chưa đủ. Năng chỉ hình thành khi kiến thức, kỹ năng được chuyển hóa thành hoạt động của một chủ thể nhất định. Do đó, trong dạy học, người dạy cần tổ chức, hướng dẫn học sinh tích cực, chủ động huy động kiến thức, kỹ năng vào hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ học tập hoặc để giải quyết những tình huống trong thực tiễn. Như vậy, với cùng kiến thức, kỹ năng thì năng lực sẽ khác nhau tùy theo cá nhân huy động chúng vào các hoạt động ở mức độ nào. Chính điều này phản ánh rằng cùng một môi trường học tập những cá nhân khác nhau sẽ có năng lực khác nhau.

- iểm tra, đánh giá theo năng lực là điều kiện tiên quyết trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực.

Để thực thi CTGD định hướng NL, mục tiêu lớn nhất của đánh giá là đánh giá mức độ hình thành và phát triển phẩm chất, NL người học qua hoạt độngcủa học sinh. Trong quá trình DH với mục tiêu phát triển phẩm chất NL, người dạy áp dụng các PPDH tích cực để HS tham gia một cách tích cực vào các hoạt động nhằm tìm tịi, khám phá, vận dụng kiến thức, kỹ năng để hồn thành nhiệm vụ học tập. Do đó, người dạy cần đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học để xác định mức độ tiến bộ so với chính bản thân học sinh về năng lực. Qua đó phát triển khả năng chịu trách nhiệm với học tập và giám sát sự tiến bộ của bản thân.

iểm tra, đánh giá thường xuyên trong q trình dạy học, người dạy có được nhiều dạng thơng tin về người học: điểm kiểm tra, động lực, nguyện vọng, sở thích, chiến lược học tập, các hành vi năng lực trong bối cảnh thực tiễn.Các thông tin về NL người học được thu thập trong suốt quá trình học tập được thực hiện thông qua một loạt các phương pháp khác nhau như: đặt câu hỏi; đối thoại trên lớp; phản hồi thường xuyên; tự đánh giá và đánh giá giữa các học sinh với nhau; giám sát sự phát triển qua sử dụng năng lực, sử dụng bảng danh sách các hành vi cụ thể của từng thành tố NL; đánh giá tình huống; đánh giá qua dự án, hồ sơ học tập (tập hợp các bài tập, bài kiểm tra, bài thực hành, sản phẩm công cviệc, bằng video, ảnh, … đã hoàn thành một cách tốt nhất)

- Sử dụng CNTT và truyền thông

Trong xã hội ngày nay, có đặc điểm là sự phát triển nhanh chóng kiến thức liên quan đến tất cả các môn học, khả năng tiếp cận ngày càng tăng của rất nhiều

nguồn thông tin đa dạng. Do vậy, quan điểm tiếp cận và khai thác CNTT vừa là mục tiêu, vừa là đối tượng, cơng cụ trong học tập. Do đó cần phải quan tâm tới năng lực sử dụng CNTT trong hoạt động học tập của HS, ứng dụng CNTT trong các hoạt động giáo dục.

1.4.2. Nội dung của công tác q uản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường THCS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông trong dạy học bất đẳng thức trung bình cộng trung bình nhân002 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)