Các hình thức dạy học về bài tập vật lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập phần phóng xạ và năng lượng liên kết, vật lý 12 theo hướng phát huy tính tích cực tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo (Trang 31 - 32)

1.8.1. Giải bài tập trong tiết nghiên cứu tài liệu

Bài tập đƣợc sử dụng trong tiết nghiên cứu bài tập mới có thể là các bài tập nêu vấn đề, đề xuất những vấn đề đƣợc nghiên cứu trong tiết học. Trong các tiết học này, các bài tập củng cố kiến thức, khái quát hóa những điều đã học thƣờng hay sử dụng nhất. Giáo viên có thể sử dụng các biện pháp:

Yêu cầu học sinh giải bài tập vào vở hoặc làm ra giấy. Gọi học sinh lên bảng và yêu cầu giải bài tập đã cho Yêu cầu các nhóm học sinh giải bài tập

Yêu cầu tất cả học sinh trong lớp làm bài tập cá nhân từ 10 đến 15 phút. Các biện pháp trên cho phép kiểm tra linh hoạt kiến thức của học sinh, tiết kiệm đƣợc thời gian. Các bài tập sử dụng khi nghiên cứu kiến thức mới cần phải ngắn gọn và phải kích thích đƣợc hứng thú học tập của học sinh.

1.8.2. Giải bài tập trong tiết luyện tập về bài tập

Trong tiết luyện tập giáo viên có thể dùng hình thức giải bài tập ở trên bảng để học sinh có thể theo dõi tiến trình giải và rút ra phƣơng pháp giải bài tập. Giáo viên có thể cho học sinh tự giải bài tập vào vở để rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận dụng kiến thức của học sinh. Để phát huy tính tích cực trong học tập giáo viên có thể sử dụng các biện pháp sƣ phạm sau:

Nêu mục đích của việc giải bài tập để cho học sinh thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của việc luyện tập giải bài tập. Giáo viên có thể sử dụng bài tập vui để kích thích hứng thú cho học sinh. Đôi khi đƣa ra một giả thuyết hoặc giả định, đơi khi có thể mâu thuẫn với nhau để thu hút sự chú ý đồng

thời kích thích tƣ duy sáng tạo của học sinh. Giáo viên cũng có thể sử dụng cá thí nghiệm vật lý nhằm minh chứng cho học sinh hiểu đầy đủ điều kiện của bài tập. Ngoài ra ngƣời giáo viên cần biết kết hợp đúng đắn và hợp lý giữa làm việc tập thể và cá nhân ở trong lớp. Ví dụ có thể cho học sinh thảo luận nhóm và thi giải bài tập nhanh để dành phần thƣởng. Nhƣ vậy giáo viên đã tạo cơ hội cho cá nhân xuất sắc đƣợc bộc lộ trong giờ bài tập.

1.8.3. Giải bài tập trong tiết ôn tập, tiết củng cố kiến thức

Trong tiết ôn tập giáo viên cần cho học sinh nhắc lại kiến thức đã học, sau đó phân dạng bài tập để học sinh nắm đƣợc nội dung và phƣơng pháp giải cho mỗi dạng bài tập. Có thể giáo viên cho học sinh giải một số bài tập ví dụ ở trên lớp nhằm kích thích tƣ duy và khả năng làm việc tự lực của học sinh.

Để tiết ơn tập, củng cố kiến thức có hiệu quả giáo viên cần chuẩn bị chu đáo bài tập cho học sinh. Nội dung các bài tập phải rõ ràng, chi tiết và số liệu có trong bài tập phải phù hợp với thực tế.

1.8.4. Giải bài tập trong các buổi ngoại khóa

Ngồi việc hƣớng dẫn cho học sinh học và giải bài tập trong các giờ chính khóa thì một hình thức phổ biến thƣờng sử dụng trong các trƣờng phổ thơng là cơng tác ngoại khóa về vật lý là: Một số buổi ngoại khóa là tập trung giải bài tập theo nhóm. Việc tổ chức nhóm giải bài tập có tác dụng trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh. Cơng việc tổ chức ngoại khóa và tổ chức nhóm giải bài tập địi hỏi giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm và có tính sáng tạo mới có khả năng thu hút và làm cho học sinh cảm thấy hấp dẫn. Có nhƣ vậy mới đạt kết quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập phần phóng xạ và năng lượng liên kết, vật lý 12 theo hướng phát huy tính tích cực tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo (Trang 31 - 32)