Kết quả xác định tác nhân gây bệnh thối rễ, chảy gơm trên cây ăn quả có múi ở Cao Bằng tương tự với những kết quả điều tra của Viện Bảo vệ thực vật (1967-1968; 1997- 1998), Đặng Vũ Thị Thanh & nnk (2010) về tác nhân gây bênh thối rễ, chảy gôm cây ăn quả có múi ở Việt Nam là do nấm P. nicotianae và P. citrophthora. Đồng thời kết quả
nghiên cứu tại Cao Bằng đã bổ sung thêm nấm P. palmivora một loài nấm gây hại trên
nhiều loại cây trồng vào danh sách các nấm gây hại cây ăn quả có múi.
3.2. Nghiên cứu các đặc điểm sinh học, ni cấy của nấm Phytophthora
Các lồi nấm P. palmivora (mẫu Phyt-01), P. nicotianae (mẫu Phyt-03) và P. citrophthora (mẫu M2) đã được sử dụng trong các thí nghiệm nghiên cứu các đặc điểm sinh học và nuôi cấy ở các điều kiện nhiệt độ, pH và môi trường dinh dưỡng… khác nhau.
3.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm Phytophthora
3.2.1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng, phát triển của nấm Phytophthora
Các lồi nấm Phytophthora đã được ni cấy trong các mức nhiệt độ 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35 và 400C trên mơi trường PDA. Thí nghiệm được thực hiện tại phịng thí nghiệm bệnh cây, Viện Bảo vệ thực vật.
Nấm P. palmivora có thể sinh trưởng và phát triển trong khoảng nhiệt độ từ 10 đến 350C. Nhiệt độ thích hợp nhất cho nấm phát triển trong khoảng từ 25 - 300C. Trong khoảng nhiệt độ này đường kính tản nấm đạt 7,24 - 6,87 cm sau 6 ngày nuôi cấy (Bảng 3.15). Các kết quả trên cũng phù hợp với nghiên cứu của Whaterhouse (1974).
Bảng 3. 15. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của nấm P. palmivora Phyt-01
(Năm 2016)
TT Điều kiện nhiệt đợ (oC) Đường kính tản nấm (cm)
2 ngày 4 ngày 6 ngày
1 5 0,00 0,00 0,00 g 2 10 0,62 1,45 2,76 e 3 15 1,42 3,06 4,87 d 4 20 2,68 5,62 6,31 c 5 25 3,02 5,86 7,24 a 6 30 2,54 5,28 6,87 b 7 35 0,00 0,47 0,82 f 8 40 0,00 0,00 0,00 g LSD 5% 0,24 CV% 1,8
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột biểu hiện các chữ cái giống nhau khơng sai khác có ý nghĩa ở mức xác xuất P≤0.05 theo phân tích Duncan.
Bảng 3. 16. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của nấm P. nicotianae
(Năm 2016)
TT Điều kiện nhiệt đợ (oC) Đường kính tản nấm (cm)
2 ngày 4 ngày 6 ngày
1 5 0,00 0,00 0,00 e 2 10 0,34 1,76 3,02 d 3 15 1,56 2,78 4,34 c 4 20 2,16 5,24 6,42 b 5 25 2,67 5,46 6,82 ab 6 30 2,89 5,78 7,12 a 7 35 0,82 1,86 3,15 d 8 40 0,00 0,00 0,00 e LSD 5% 0,47 CV% 2,1
Nấm P. nicotianae có thể sinh trưởng trong khoảng nhiệt độ từ 100C đến 350C. Cũng tương tự như nấm P. palmivora khoảng nhiệt độ thích hợp cho nấm sinh trưởng từ 250C - 300C. Nấm phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ 300C, đường kính tản đạt 7,12cm sau 6 ngày. Tại nhiệt độ 50C và 400C, không ghi nhận được sự sinh trưởng và phát triển của nấm (bảng 3.16).
Hình 3. 14. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm P. nicotianae
Nấm P. citrophthora phát triển trong khoảng nhiệt độ từ 100C - 300C, nấm phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ từ 200C - 250C, trong đó thích hợp nhất là nhiệt độ 200C với đường kính tản nấm 6,84 sau 6 ngày nuôi cấy. Nhiệt độ 100C và 300C, nấm cũng phát triển nhưng chậm hơn (Bảng 3.17 và hình 3.15). Kết quả trên cũng phù hợp với các nghiên cứu về nấm P. citrophthora của Graham và cs. (1998), Sativa và cs. (2012).
Bảng 3. 17. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của nấm P. citrophthora
(Năm 2016)
TT Điều kiện nhiệt đợ (oC) Đường kính tản nấm (cm)
2 ngày 4 ngày 6 ngày
1 5 0,00 0,00 0,00 f 2 10 0,31 1,63 2,89 e 3 15 1,42 2,65 5,87 c 4 20 2,47 5,72 6,84 a 5 25 2,36 5,18 6,32 b 6 30 1,78 4,26 5,16 d 7 35 0,00 0,00 0,00 f 8 40 0,00 0,00 0,00 f LSD 5% 0,37 CV% 1,6
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột biểu hiện các chữ cái giống nhau không sai khác có ý nghĩa ở mức xác xuất P≤0.05 theo phân tích Duncan.
3.2.1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng hình thành bọc bào tử của 03 loài nấm Phytophthora.
Bọc động bào tử là cơ quan duy trì khả năng lan truyền và tồn tại của nấm
Phytophthora trong tự nhiên. Sự hình thành bọc động bào tử của nấm chịu nhiều tác động
của các yêu tố, trong đó có nhiệt độ mơi trường sinh sống của nấm. Tác động của nhiệt độ đến khả năng hình thành cơ quan sinh sản bọc động bào tử của nấm đã được tiến hành nghiên cứu với cả 3 loài P.palmivora, P.nicotianae và P.citrophthora
Nấm được nuôi cấy trên môi trường V8A ở 250C sau 24 giờ tản nấm được rửa bằng nước cất khử trùng và đưa vào các mức nhiệt độ thí nghiệm 10, 15, 20, 25, 30 và 350C. Sau 48 giờ chuyển nấm vào ống nghiệm chứa nước cất lắc đều và đếm số lượng bọc bào tử bằng buồng đếm hồng cầu.
Bảng 3. 18. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng hình thành bọc bào tử của nấm
Phytophthora (Năm 2016)
TT Điều kiện nhiệt độ
Bọc Bào tử/đĩa petri (x 104)
P. palmivora Phyt-01 P. nicotianae Phyt-03 P. citrophthora M2 1 10 0,48 d 0,87 e 0,74 d 2 15 0,86 c 1,22 e 3,62 c 3 20 3,42 b 3,58 c 5,86 a 4 25 5,37 a 4,72 b 4,32 b 5 30 0,62 d 5,84 a 2,57 c 6 35 0,00 e 2,26 d 0,00 e LSD 5% 0,34 0,52 0,67 CV% 1,25 1,78 1,56
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột biểu hiện các chữ cái giống nhau không sai khác có ý nghĩa ở mức xác xuất P≤0.05 theo phân tích Duncan.
Khả năng sinh bọc bào tử của cả 3 loài nấm tương đồng với khả năng phát triển của tản nấm Cả 3 lồi nấm đều có khả năng hình thành bọc bào tử từ 100C.
Nấm P. palmivora, bọc bào tử được hình thành từ 10 - 300C, nấm hình thành các bọc bào tử nhiều trong khoảng nhiệt độ từ 20 đến 250C nhưng thích hợp nhất ở 250C, số lượng bọc bào tử sản sinh là 5,37 x 104 bọc bào tử/đĩa petri (bảng 3.18).
Nấm P. nicotianae đều hình thành được bọc bào tử trong tất cả các mức nhiệt độ thí nghiệm. Khoảng nhiệt độ từ 20 đến 300C là điều kiện phù hợp cho nấm P. nicotianae
(Phyt-03) sản sinh bọc bào tử, trong đó nhiệt độ 300C là thích hợp nhất với lượng bọc bào tử là 5,84 x 104 bọc bào tử/đĩa (bảng 3.18).
Nấm P. citrophthora nhiệt độ thích hợp để hình thành bọc bào tử nằm trong khoảng nhiệt độ từ 15-250C nhưng bọc bào tử hình thành thích hợp nhất ở mức nhiệt độ 200C số lượng bọc bào tử sản sinh là 5,86 x 104 bọc bào tử/đĩa petri (bảng 3.18).
3 loài nấm P.nicotianae là lồi có u cầu về nhiệt độ cao hơn để phát triển so với các loài
P. palmivora và P. citrophthora. Nhiệt độ thích hợp nhất để nấm P. nicotianae phát triển
tản nấm và bọc bào tử là 300C, của nấm P. palmivora là 250C nhưng của nấm P. citrophthora chỉ có 200C. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ góp phần để xác định được vùng phân bố, thời gian gây hại nặng của từng loài nấm trên đồng ruộng. Nấm P.nicotianae sẽ phát triển gây hại nặng cho cây trong các tháng mùa hè nóng ẩm, nấm P. citrophthora sẽ gây hại nặng cho cây trong mùa xuân mưa phùn ẩm ướt.
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự sinh trưởng của các nấm P.
palmivora, P. nicotianae và P. citrophthora cũng tương tự với các kết quả nghiên cứu của
Waterhouse (1974). Francis và cs. (2015), Timmer và cs., (1993); Timmer and Broadbent (2003); Alvarez và cs. (2008).
3.2.1.3. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng của nấm Phytophthora
Các loài nấm P. palmivora, P. nicotianae và P. citrophthora đã được nhân nuôi trên
các môi trường PDA, PCA, PSA, CMA, CRA và V8A. Kết quả được trình bày tại bảng 3.19.
Bảng 3. 19. Ảnh hưởng của môi trường dinh đưỡng đến sự phát triển của 03 loài nấm
Phytophthora (Năm 2016) TT Môi trường nuôi cấy P. palmivora Phyt-01 P. nicotianae Phyt-03 P. citrophthora M2 ĐKTN sau 3 ngày ĐKTN sau 6 ngày ĐKTN sau 3 ngày ĐKTN sau 6 ngày ĐKTN sau 3 ngày ĐKTN sau 6 ngày 1 PDA 4,36 7,32 b 4,26 7,25 b 4,84 7,18 b 2 PCA 3,89 7,14 c 4,28 6,72 c 4,16 6,76 cd 3 PSA 3,62 6,45 d 3,94 6,28 d 4,36 6,57 d 4 CMA 4,73 7,42 ab 4,38 7,16 b 4,78 6,83 c 5 CRA 4,84 7,69 a 4,75 7,64 a 4,98 7,35 a 6 V8A 4,78 7,74 a 4,37 7,82 a 4,85 7,54 a LSD 5% 0,26 0,34 0,21 CV% 2,17 1,75 1,68
Ghi chú: ĐKTN: đường kính tản nấm. Các giá trị trong cùng một cột biểu hiện các chữ cái giống nhau khơng sai khác có ý nghĩa ở mức xác xuất P≤0.05 theo phân tích Duncan.
Cả 3 loài P. palmivora, P. nicotianae và P. citrophthora đều phát triển trên 6 loại
môi trường, sau nuôi cấy 6 ngày đường kính tản nấm đạt từ 6,28 – 7,82cm. Cả 3 loài nấm đều phát triển kém hơn trên mơi trường PSA đường kính tản nấm sau 6 ngày chỉ đạt từ 6,28 - 6,57cm. Môi trường V8A là mơi trường thích hợp nhất cho nấm phát triển, đường kính tản nấm đạt từ 7,54 – 7,82 cm sau 6 ngày. Tuy nhiên, mỗi một lồi nấm có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, nấm P. palmivora có đương kính tản nấm lớn hơn 7cm trên 5 loại môi trường PDA, PCA, CMA, CRA và V8A, nấm P. nicotianae trên 4 môi trường PDA, CMA, CRA và V8A và nấm P. citrophthora chỉ có đường kính tản nấm lớn hơn 7cm trên 3 loại môi trường PDA, CRA và V8A.
Các loại môi trường PDA, CRA và V8A thích hợp cho cả ba loài nấm phát triển. Kết quả trên cũng chỉ ra trong 3 lồi nấm, nấm P. citrophthora có nhu cầu chặt chẽ nhất về dinh dưỡng và nấm P.palmivora lại có thể phát triển tốt trong nhiều môi trường dinh
dưỡng khác nhau.
3.2.1.4. Ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng của nấm Phytophthora
Phytophthora là loài nấm tồn tại, phát triển trong đất, độ pH của đất có vai trị quan
trọng đối với sinh trưởng của nấm. Ảnh hưởng của pH môi trường đến sinh trưởng của nấm đã được đánh giá trong điều kiện phịng thí nghiệm. Các lồi nấm được nhân ni trên môi trường PDA ở các mức pH từ 4,5 – 8,0.
Kết quả trình bày bảng 3.20 cho thấy, cả 3 lồi Phytophthora có thể sinh trưởng và phát triển trong phổ pH rộng từ chua đến kiềm nhẹ. Nấm có thể phát triển từ mức pH 4,5 – 8,0 nhưng pH từ 6 đến 7 là thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cả 3 loài. Ở khoảng pH từ 6,0 - 7,0 sau 6 ngày ni cấy đường kính tản nấm của P. palmivora đạt từ 7,26 - 7,88 cm; của P. nicitianae từ 7,48 - 7,82 cm; với P. citrophthora đạt từ 7,62 -
7,83cm. Các yếu tố dinh dưỡng, nhiệt độ , pH không những chỉ ảnh hưởng đến tốc đô sinh trưởng của tản nấm mà còn ảnh hưởng đến cách mọc của nấm trên mơi trường (hình 3.16). Khả năng thích ứng rộng này giúp chúng có thể tồn tại và gây hại cho nhiều loại cây trồng trên nhiều vùng đất khác nhau.
Bảng 3. 20. Ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng phát triển của 03 loài nấm
Phytophthora (Năm 2016)
TT pH
P. palmivora (Phyt-01) P. nicotianae (Phyt-03) P. citrophthora M2
ĐKTN sau 3 N ĐKTN sau 6 N ĐKTN sau 3 N ĐKTN sau 6 N ĐKTN sau 3 N ĐKTN sau 6 N 1 4,5 1,52 3,36 e 1,72 3,68 e 1,67 3,85 f 2 5,0 1,84 3,64 e 2,12 3,96 de 1,97 4,02 ef 3 5,5 2,13 3,95 de 2,35 4,27 d 2,26 4,72 d 4 6,0 4,37 7,26 ab 4,62 7,48 b 4,87 7,62 b 5 6,5 4,78 7,45 a 4,84 7,61 ab 4,96 7,75 ab 6 7,0 5,03 7,88 a 5,08 7,82 a 5,12 7,83 a 7 7,5 3,18 6,63 c 3,87 6,15 c 3,82 6,45 c 8 8,0 2,84 4,31 d 2,17 3,98 de 2,68 4,15 e LSD 5% 0,47 0,32 0,29 CV% 2,16 1,76 1,52
Ghi chú: ĐKTN: đường kính tản nấm; N: ngày. Các giá trị trong cùng một cột biểu hiện các chữ cái giống nhau khơng sai khác có ý nghĩa ở mức xác xuất P ≤0.05 theo phân tích Duncan.
Hình 3. 16. Ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng của nấm P. citrophthora
3.2.2. Quy luật phát sinh, gây hại của nấm Phytophthora spp. Trên cây ăn quả có múi tại Cao Bằng. tại Cao Bằng.
3.2.2.1. Diễn biến bệnh thối rễ chảy gơm trên cây ăn quả có múi tại Cao Bằng
trồng cây có múi của Cao Bằng. Trong 2 năm 2015 và 2016 điều tra đánh giá hiện trạng bệnh đã dược tiến hành trên tất cả các loài cây ăn quả có múi tại các vùng trồng của Cao Bằng. Kết quả được trình bày tại biểu đồ 3.1 và 3.2.
Biểu đồ 3. 1. Biểu đồ Diễn biến bệnh thối rễ, chảy gơm trên cây ăn quả có múi tại Cao Bằng năm 2015
Biểu đồ 3. 2. Biểu đồ Diễn biến bệnh thối rễ, chảy gôm trên cây ăn quả có múi tại Cao Bằng năm 2016
Bệnh thối rễ chảy gôm phát sinh và gây hại cây ăn quả có múi trong suốt cả năm. Các tháng mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) triệu chứng bệnh thể hiện nhẹ hơn so với các tháng mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 10). Các cây cam, quýt bị bệnh nặng hơn cây bưởi.
Trên cây quýt bệnh hại năng nhất ở vùng Trà lĩnh, năm 2015, tỉ lệ bệnh trên quýt Trà Lĩnh từ tháng 1 đến tháng 4 trung bình là 26,15%, trong khi đó từ tháng 7 đến tháng 10, tỉ lệ bệnh ghi nhận được trung bình là 37,58%. Năm 2016 bệnh ghi nhận cao hơn so với năm 2015 do nấm ngày càng tích lũy, tấn cơng và gây hại. Năm 2016 trong các tháng 8,9 tỷ lệ bệnh thối rế, chảy gôm trên quýt ở Trà Lĩnh đạt 44,0%, tiếp theo là Hòa An tỷ lệ bệnh đạt 24,0 - 26,3%, tạị Thạch An tỷ lệ bệnh đạt 18,6 - 20,0% và nhẹ nhất là Nguyên Bình tỷ lệ bệnh đạt 14,6 - 17,3%.
Tại Hòa An cây cam bị bệnh nặng hơn cây quýt, năm 2015 trên quýt Tỷ lệ cây bị bệnh dao động từ 9,3 - 18,6%, số cây nhiễm bệnh của cây cam dao động từ 20,0 - 29,3%. Năm 2016 tỷ lệ bệnh trên cả cam và quýt đều tăng lên, Tỷ lệ bệnh trên cam đạt cao nhất là 34,6% và ở cây quýt đạt cao nhất là 26,6%.
Kết quả điều tra diễn biến bệnh thối rễ chảy gơm cây ăn quả có múi ở Cao Bằng cũng tương tự như kết quả điều tra bệnh tại vùng cây ăn quả có múi ở Cao Phong, Hòa Bình trong năm 2002. Bệnh thối rễ chảy gôm của cây cam ở Hòa Bình cũng phát triển mạnh trong các tháng mùa mưa (Đặng Vũ Thị Thanh, Ngô Vĩnh Viễn, Drenth, 2004).
3.2.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến sự phát triển của bệnh thối rễ chảy gôm * Ảnh hưởng của của địa hình đến mức độ nhiễm bệnh thối rễ chảy gơm
Tại Cao Bằng cây có múi được trồng sát các chân núi đá vôi, trồng trên đồi, ven suối và trên đất ruộng ở các thung lũng. Địa hình khác nhau sẽ dẫn đến điều kiện đất đai, tiểu khi hậu của các vườn cây có múi sẽ khác nhau và sẽ ảnh hưởng khác nhau đến khả năng gây hại của nấm Phytophthora với cây trồng.
Hiện trạng bệnh thối rễ chảy gơm của cây có múi được trồng ở các địa hình khác nhau được trình bày ở bảng 3.21. Kết quả cho thấy, cả 3 loại cam, quýt, bưởi đều có tỷ lệ bệnh cao nhất đối với các vườn nằm gần chân núi đá (34,6 – 50,3%), tiếp đến là các khu
trồng ở đỉnh đồi (14,3 – 21,3%). Mức độ gây hại của bệnh (Chỉ số bệnh) trên các vườn cam, quýt, bưởi được trồng ở các chân núi đá, chân đồi, ven suối, đất ruộng cũng cao hơn rất nhiều so với các vườn ở đỉnh đồi và lưng đồi. Điều này có thể giải thích do các vườn ở chân núi đá, chân đồi, ven suối, đất ruộng thường có độ ẩm cao hơn phù hợp cho nấm
Phytophthora phát triển gây hại cho cây hơn so với các vườn ở đỉnh đồi và lưng đồi (bảng
3.21).
Bảng 3. 21. Ảnh hưởng của địa hình đến mức độ bệnh thối rễ chảy gôm trên cây ăn quả có múi tại Cao Bằng (Năm 2015 – 2017)
TT Chân đất Cam (%) Quýt (%) Bưởi (%)
TLB CSB TLB CSB TLB CSB 1 Chân núi đá 50,3 21,4 47,2 24,3 34,6 21,6