TT Tên loài Ký chủ Bệnh Năm Phát hiện Tác giả 1 P. botryosa Cao su Rụng lá. loét sọc
1961 Nguyễn Hải Đường (1994)
2 P. cactorum Mận Thối quả 1996 Đặng Vũ Thị Thanh
(1999)
3 P. capsici Hồ tiêu Chết nhanh 1998 Nguyễn Vĩnh Trường
(2002)
4 P. cinnamomi Dứa Thối nõn 2001 Drenth (2002)
5 P. citrophthora Cam, quýt Thối quả,
chảy gôm
1950 Roger (1951)
Whittle A M. (1992)
6 P. colocasiae Khoai mỡ Tàn lụi lá 1951 Roger (1951)
7 P. durian Durian Loét thân 2001 Drenth (2002)
8 P. infestans Khoai tây,
cà chua Tàn lụi lá 1951 Roger (1951) 9 P. nicotianae Dứa Thuốc lá Cam, quýt Thối nõn Đen thân Chảy gôm 2001 1967 2002 Drenth (2002) Viện BVTV (1975) Đặng Vũ Thị Thanh & cs. (2010)
10 P. palmivora Sầu riêng
Dừa Ca cao Cao su Tàn lụi lá Loét thân Thối quả Rụng lá, loét sọc, 2000 2002 2002 1965 Drenth (2002) Drenth (2002) Drenth (2002)
Nguyễn Hải Đường (1994)
thấy cây phục hồi và mức độ nhiễm bệnh giảm dần, sau đó cây lành bệnh và phục hồi và cho năng suất trở lại.
Bệnh chảy gơm trên cây có múi có thể sử dụng thuốc Ridomil MZ 72WP và Aliette 80WP quét vào gốc, thân cành và tưới vòng quanh tán cây cho hiệu quả cao (Nguyễn Thị Kim Sơn, 2003). Phun bổ sung phân bón qua lá kết hợp với thuốc Kasuran 47WP 0,2%, Kocide 51,8DF 0,2% và dầu Caltex DC Tron Plus 0,5% có hiệu quả hạn chế bệnh đốm dầu trên cây có múi (Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2009)
Trong những năm gần đây, tại Việt Nam có một số cơng trình nghiên cứu thành cơng trong sử dụng nấm đối kháng Trichoderma để phòng trừ một số bệnh hại cây trồng
Theo Dương Minh và cộng sự (2003) các chủng nấm Trichoderma spp. được phân lập từ các vườn trồng cam quýt tại Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ có khả năng khống chế sự phát triển của nấm Fusarium solani gây bệnh thối rễ cam quýt, với những mức độ hiệu quả khác nhau. Các chủng Trichoderma spp. có khả năng tiết chitinase (chitinolytic enzym) cao đều đối kháng tốt với nấm bệnh Fusarium solani gây bệnh thối rễ trên cam quýt.
Mai Văn Trị và Nguyễn Thúy Bình (2003) nhận xét bón phân hữu cơ sinh học có làm tăng hoạt động của vi sinh vật đối kháng Actinomyces dẫn đến ngăn chặn sự phát triển của nấm Phytophthora palmivora, làm giảm tỷ lệ bệnh trên vườn sầu riêng.
Kết quả nghiên cứu của Phạm Ngọc Dung và cộng sự (2007) cho thấy nấm
Trichoderma hazianum có khả năng ức chế cao đối với sự phát triển của sợi nấm Phytophthora capsici, sợi nấm Phytophthora bị tiêu diệt sau 3 ngày cùng nuôi cấy trong
đĩa Petri. Cũng theo tác giả, một số chủng nấm Trichoderma có khả năng ức chế sự phát triển của sợi nấm, sự nảy mầm của bào tử Phytophthora đồng thời phân hủy tốt một số
loại tàn dư thực vật, hữu dụng trong quá trình ủ phân hữu cơ, cung cấp phân hữu cơ cho các vườn hồ tiêu.
Nguyễn Minh Châu (2009), sử dụng nấm Trichoderma trộn với phân hữu cơ bón vào đất, tưới nước giữ ẩm để phòng trừ một số bệnh thối rễ, vàng lá, nứt gốc… cho vườn cây ăn quả khá tốt.
Sử dụng chế phẩm Trichoderma - Nimbi bón vào gốc cây bị bệnh, cây bị bệnh
vàng lá gân xanh và vàng lá thối rễ phục hồi hơn 70%. Ngoài ra, Trichoderma - Nimbi còn ngăn ngừa các bệnh như thối rễ trên cây cam, quýt do nấm Fusarium, nấm Phytophthora gây ra (làm thối gốc, thân và trái cây), đồng thời cịn có khả năng trị được
bệnh mốc hồng do nấm Corticium salmonicolor (Nguyễn Nhật Tâm, 2010).
Chế phẩm sinh học SH-1, Phyto-M và FusaT của Viện Bảo vệ Thực vật đã được sử dụng để hạn chế sự gây hại của tuyến trùng và một số nấm gây hại vùng rễ cây hồ tiêu, cà phê, sầu riêng, xồi, cây ăn quả có múi và các loại cây rau mầu (Lê Thu Hiền và cs. 2014; Hà Minh Thanh và cs. 2013).
1.4. Sản xuất cây ăn quả có múi tại Cao Bằng
1.4.1. Điều kiện tự nhiên của Cao Bằng
Vị trí địa lý
Tỉnh Cao Bằng được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 22021'21" đến 23007'12" vĩ độ Bắc và từ 105016'15 kinh độ Đông. Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đơng Bắc, phía Bắc và Đơng Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc), đường biên giới dài trên 333 km, phía Tây giáp 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Theo chiều Bắc – Nam 80 km (từ xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm đến xã Quang Trọng, huyện Thạch An). Theo chiều Đông – Tây 170 km (từ xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang đến xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm). Trung tâm tỉnh là Thành phố Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 286 km theo đường Quốc lộ 3, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 130 km theo đường Quốc lộ 4A.
Địa hình
Địa hình của tỉnh khá phức tạp với độ cao trung bình so với mặt biển trên 300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đơng. Địa hình của tỉnh được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng địa trũng (vùng trung tâm), vùng núi đất và vùng đá vôi. Về địa thế, tỉnh Cao Bằng có độ dốc cao, đặc biệt là ở những nơi có nhiều núi đá, có tới 75% diện tích đất đai có độ dốc trên 250.
nhiều tiểu vùng sinh thái đặc thù, cho phép Cao Bằng phát triển đa dạng cây trồng, vật ni. Tuy nhiên, đặc điểm địa hình như vậy đã ảnh hưởng lớn đến việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, đặc biệt là giao thông, đồng thời đã tạo ra sự manh mún đất trong sản xuất nông nghiệp và dễ gây ra hiện tượng rửa trơi, xói mòn đất trong mùa mưa.
Khí hậu
Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có đặc trưng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đơng Bắc. Có tiểu vùng có khí hậu á nhiệt đới. Cao Bằng là cửa ngõ đón gió mùa Đơng Bắc từ Trung Quốc tràn sang vào mùa Đơng và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Nam vào mùa Hè.
1.4.2. Sản xuất cây ăn quả có múi tại Cao Bằng
Hiện nay ở Cao Bằng có hơn 11.000 ha đất có khả năng chuyển đổi thành vùng trồng cây ăn quả nhưng hiện nay diện tích trồng cây ăn quả của tỉnh mới đạt 2.800 ha, trong đó có trên 500 ha cây dẻ, trên 300 ha cây ăn quả có múi, 332 ha nhãn. Năng suất các loại cây ăn quả chỉ đạt khoảng 50 tạ/ha. Nhìn chung, diện tích trồng cây ăn quả của tỉnh Cao Bằng đều nhỏ lẻ, chăm sóc theo phương thức quảng canh, hiệu quả kinh tế thấp.
Cao Bằng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mùa đơng lạnh và chênh lệch nhiệt độ trung bình ngày và đêm cao, nhưng chính sự khắc nghiệt đó, cùng với sự tiến hoá tự nhiên đã góp phần làm nên hương vị cho nhiều giống cam quýt của tỉnh như cam Trưng Vương và Quýt Hà Trì, quýt Trà Lĩnh…., trở thành cây trồng mũi nhọn của nhiều địa phương trong tỉnh. Trong những năm gần đây, cam quýt tại đây ngày càng có giá trị cao trên thị trường. Năm 2013 giá từ 30.000đ /kg, đặc biệt vào dịp Tết nguyên đán giá từ 50.000 – 70.000đ/kg, góp phần nâng cao đời sống của nông dân. Đặc biệt là cây làm giầu cho nhiều hộ gia đình trong vùng, làm thay đổi bộ mặt nông thôn
Với định hướng phát triển một số cây trồng bản địa hiệu quả kinh tế thay thế một số cây trồng kém hiệu quả, thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển sản phẩm truyền thống của địa phương cây cam quýt là sự lựa chọn trong cơ cấu cây trồng hiện nay của tỉnh Cao Bằng.
1.4.2.1. Tại Trà Lĩnh Quýt Trà Lĩnh
Năm 2018, huyện Trà Lĩnh đã quy hoạch vùng sản xuất quýt theo hướng hình thành vùng sản xuất chuyên canh, tập trung; nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật từ khâu phục tráng giống đến thu hoạch, bảo quản sản phẩm theo hướng sản xuất sạch, sản xuất hữu cơ, đáp ứng nhu cầu phát triển sản phẩm bền vững. Đến nay, trên địa bàn huyện Trà Lĩnh có 164ha cây quýt, trong đó 60ha đã cho thu hoạch, tập trung chủ yếu ở các xã Quang Hán; Cao Chương; Cô Mười và thị trấn Hùng Quốc, năng suất đạt khoảng từ 12-15 tấn/ha.
Trong thời gian tới, huyện Trà Lĩnh tiếp tục mở rộng diện tích trồng quýt tại các xã thêm 20 ha. Đồng thời Liên kết với các công ty, hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm quýt, ổn định, nâng cao đời sống cho người dân, tiến hành quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung và sản xuất hữu cơ. Đây là hướng đi mới góp phần bảo tồn và nâng tầm thương hiệu quýt Trà Lĩnh.
Quýt Trà Lĩnh: Cây bản địa, có tán hình bán cầu, phân cành khỏe, góc phân cành hẹp, có gai. Cây ra hoa vào tháng 2, 3, hoa mọc từ nách lá, thu hoạch tháng 11 – 12. Quả tròn dẹt, màu vàng da cam, khối lượng quả từ 150-180g, mỗi quả có từ 8-10 múi, tỷ lệ vỏ chiếm từ 20-25% trọng lượng quả. Chất lượng quả tốt, hương vị ngọt sắc, có mùi thơm cay, quả có tổng số từ 14 -30 hạt, tép màu vàng tươi, chất khơ hịa tan từ 10-12%.
1.4.2.2. Tại Hòa An Cam Trưng Vương
Huyện Hòa An hiện đang tiếp tục phối hợp với các nhà khoa học nghiên cứu, hỗ trợ địa phương phát triển cam Trưng Vương theo hướng sản xuất hàng hóa với diện tích khoảng 30 ha, nhằm sớm đưa sản phẩm cam Trưng Vương trở thành cây trồng đặc hữu mũi nhọn trong cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên, để cam Trưng Vương phát triển theo chuỗi giá trị, thực sự trở thành cây trồng hàng hóa, cần sự quan tâm đầu tư nghiên cứu, phối hợp từ các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, đặc biệt sự đồng lòng của người dân trên địa bàn.
Cam Trưng Vương: Cây bản địa, có tán hình bán cầu, phân cành khỏe, nhiều gai. Lá hình ovan, lá kèm nhỏ, mép lá có răng cưa nơng, chót lá xẻ thùy. Cây ra hoa vào tháng 2, 3, thu hoạch tháng 11 - 12, quả hình trịn, cao thành, vỏ quả chín màu vàng đậm, nhẵn, khối lượng quả trung bình đạt 7 quả/kg, hương vị thơm ngon.
Quýt Hà Trì
Hiện nay, trên địa bàn xã Hà Trì có trên 27 ha trồng quýt, phần lớn đều là cây trồng lâu năm nên chất lượng và giá trị kinh tế đạt thấp.
1.4.2.3. Tại Thạch An Quýt Trọng Con
Năm 2019, diện tích quýt trồng mới cả xã tăng thêm trên 8 ha. Với diện tích ngày càng được mở rộng, cây quýt sẽ trở thành cây chủ lực trong cơng tác xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nhân dân địa phương.
1.4.2.4. Tại Phục Hòa Bưởi Phục Hòa
Hiên cây bưởi được trồng chủ yếu ở 4 xã Tà Lùng, Hòa Thuận, Cách Linh, Tiên Thành huyện Phục Hịa với tổng diện tích khoảng 5,2ha, sản lượng đạt 38,7 tấn. Trong đó, diện tích bưởi Phục Hịa là 4,5ha, chiếm 86,5% diện tích bưởi tồn huyện. Tuy nhiên, do người dân tự nhân giống và trồng theo phương thức quảng canh, không được đầu tư, chăm sóc nên năng suất giảm dần, chất lượng quả kém … Bên cạnh đó, phương pháp và kỹ thuật trồng, trình độ thâm canh cịn ở mức thấp, chưa chú trọng đến khâu nhân giống, chọn giống bưởi. 2012
Bưởi Phục Hòa: Nguồn gốc từ giống bưởi Sa Điền (Trung Quốc), cây sinh trưởng khoẻ, phân cành nhiều, cành lá mở rộng, tán có hình bán cầu, lá có hình ovan, xanh đậm, Lộc non mới ra có mầu hơi phớt tím, cây ra hoa vào khoảng tháng 2 tháng 3 hàng năm, chót hoa có mầu phớt tím, hoa mọc thành chùm hoặc mọc từ các nách lá. Quả hình trái lê, thu hoạch vào tháng 11- tháng 12, vỏ quả khi chín có màu xanh vàng hoặc màu da cam, quả dễ bóc, tép bó chặt, vị ngọt có mùi thơm, khơng he đắng
1.4.3. Những nghiên cứu trên cây ăn quả ó múi tại Cao Bằng
Năm 2001, Trung tâm Ứng dụng Khoa học và công nghệ tỉnh Cao Bằng đã thực hiện đề tài xây dựng vườn gen cây ăn quả của tỉnh đã bình tuyển và lựa chọn được nhiều chủng loại cây ăn quả đặc sản trong đó có các giống cây ăn quả có múi như cam Trưng Vương, quýt Hà Trì, quýt Trà Lĩnh, … để lưu giữ trong nhà lưới.
Năm 2003, Chi cục bảo vệ thực vật Cao Bằng thực hiện đề tài điều tra đánh giá sâu bệnh hại trên cam quýt tại Cao Bằng cho thấy, đã ghi nhận được 12 loại bệnh hại, trong đó có 3 loại bệnh hại do vi rút và vi khuẩn, 8 loại bệnh hại do nấm. Có 4 loại bệnh gây hại quan trọng làm ảnh hưởng rõ đến năng suất cũng như chất lượng của cam Trưng Vương và quýt Hà Trì là bệnh Greening, bệnh Tristeza, vàng lá thối rễ, bệnh chảy gôm. Cây cam quýt tại các vùng của tỉnh đang bị suy thoái nặng, nguy cơ bị bệnh vàng lá ngày càng cao.
Đào Thanh Vân và cộng sự (2014) khi điều tra tại vùng trồng bưởi Phục Hòa các tác giả đã nhận thấy, bưởi được trồng chủ yếu ở 4 xã Tà Lùng, Hòa Thuận, Cách Linh, Tiên Thành. Người dân tự nhân giống và trồng theo phương thức quảng canh, khơng được đầu tư, chăm sóc nên năng suất giảm dần, chất lượng quả kém.
Do nhận thức của người nơng dân cịn bị hạn chế, khơng bổ sung phân bón hàng năm, độ mùn của đất giảm, độ phì nhiêu của đất trồng cam quýt đã cạn kiệt. Cơng tác phịng trừ sâu bệnh cho cây cam quýt chưa được chú ý, thuốc đặc hiệu cịn ít; Cây giống chất lượng xấu, cây giống sản xuất ra chưa được kiểm tra chất lượng triệt để; Nguồn bệnh hiện đang tồn tại trên đồng ruộng rất lớn.
1.5. Nhận xét chung và vấn đề quan tâm
Nấm Phytopthora là một trong những loài nấm gây hại quan trọng trên cây ăn quả có múi. Các lồi nấm P. nicotianae, P. citrophthora, P.palmivora được xác định là các tác nhân chính gây bệnh thối rễ, chảy gôm, thối quả trên cây ăn quả có múi và đã được nghiên cứu tồn diện về vị trí phân loại, đặc điểm sinh học và các biện pháp phòng trừ tại các vùng sản xuất cây ăn quả có múi trên thế giới.
về bệnh Phytophthora trên cây ăn quả có múi ở Việt Nam còn rời rạc không liên tục và thường chỉ hạn chế ở mức điều tra tỷ lệ bệnh. Chưa có nghiên cứu phát triển chiến lược quản lý bệnh, quản lý vườn ươm, tạo giống kháng bệnh tại các vùng sản xuất cây ăn quả có múi. Đặc biệt tại Cao Bằng chưa có những nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh và biện pháp quản lý bệnh thối rễ, chảy gôm thối quả trên các cây cam, quýt, bưởi đặc sản.
Việc nghiên cứu sử dụng các vi sinh vật đối kháng, để sản xuất chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh Phytophthora trên các cây trồng chính ở nước ta đã có những kết quả ban đầu nhưng chỉ là những thử nghiệm trong phịng thí nghiệm hay trên vườn cây diện tích nhỏ chưa đáp ứng được với yêu câu của sản xuất.
Điều kiện đất đai, khí hậu của Cao Bằng phù hợp cho cây ăn quả có múi phát triển. Cây ăn quả có múi đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân tại Cao Bằng. Mặc dù vậy việc sản xuất cây ăn quả có múi ở Cao Bằng mới đang ở những bước ban đầu chưa có những nghiên cứu hệ thống để bảo vệ và phát triển sản xuất cây ăn quả có múi.
Hướng nghiên cứu xác định các lồi nấm Phytopthora hại cây ăn quả có múi và sử dụng các chế phẩm sinh học quản lý bệnh tại Cao Bằng là một điều cần thiết để đáp ứng được nhu cầu phát triển vùng cây ăn quả có múi đặc sản của Cao Bằng.
CHƯƠNG II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài nấm Phytophthora gây bệnh trên cây ăn quả có múi tại Cao Bằng.