6. Cấu trúc của Luận án
1.3. Bể nước trên các tòa nhà cao tầng và tác dụng giảm chấn
1.3.1. Vai trò của bể nước đối với tòa nhà cao tầng
Đối với nhà cao tầng, vấn đề thiết kế hệ thống bể chứa cung cấp nước cho tịa nhà có vai trị quan trọng. Hệ thống này thường được bố trí tại tầng mái của tịa nhà, hoặc đối với một số tòa nhà có chiều cao lớn thì hệ thống bể chứa nước sẽ được phân bố đặt thêm tại các tầng kỹ thuật của tòa nhà để đảm bảo điệu kiện áp lực nước đủ cung cấp cho tồn bộ các vị trí trên tịa nhà.
Thơng thường bể nước trên tòa nhà cao tầng được thiết kế với các mục đích như sau: Thứ nhất để đảm bảo đủ cung cấp nước phục vụ sinh hoạt của tòa nhà; thứ hai để cung cấp nước cho việc phòng cháy chữa cháy khi xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ trên tòa nhà; thứ ba có thể sử dụng bể chứa nước trên tầng mái làm bể bơi phục vụ cho mục đích vui chơi, giải trí và một phần tăng thêm giá trị về mặt cảnh quan của tòa nhà cao tầng.
Tòa nhà One Rincon Hill với bể nước mái
Cơng trình The Vista cao 100 tầng với 6 bể chứa nước.
Hình 1.6. Hình ảnh vị trí đặt bể chứa nước trên tịa nhà cao tầng
Trên hình 1.6 mơ tả một số vị trí đặt bể nước trên tịa nhà cao tầng. Khi tính tốn thiết kế nhà cao tầng thì bể chứa nước được coi như là một tải trọng tĩnh tác dụng lên cơng trình. Do đó để tăng khả năng chịu lực của kết cấu cũng như khả
năng giảm chấn cho kết cấu nhà cao tầng. Từ các kết quả nghiên cứu đã có về việc sử dụng bể chứa nước trên tòa nhà làm hệ giảm chấn chất lỏng (Tuned Liquid Damper - TLD), nội dung luận án đề xuất nghiên cứu sử dụng bể chứa nước để giảm chấn cho kết cấu nhà cao tầng dưới tác dụng của động đất.
Bể chứa nước để phục vụ cho mục đích giảm chấn được thiết kế tách riêng với các bể phục vụ cung cấp nước cho sinh hoạt, phòng cháy chữa cháy, hoặc làm bể bơi, nhằm mục đích ln duy trì được lượng nước tối ưu nhất với mục đích giảm chấn cho kết cấu.