2.4. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức môi trường thực hành tiếng Anh
2.4.2. Điểm hạn chế
Hiệu quả sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp của học sinh còn hạn chế. Nguyên nhân phần lớn là do việc tổ chức môi trường dạy học tiếng Anh ở các cấp học cịn nhiều bất cập, mang tính hàn lâm, chủ yếu theo
mơ hình thụ động, chưa kích thích sự sáng tạo và khả năng tư duy độc lập của học sinh, phương pháp chưa đổi mới, chưa thích ứng với sự thay đổi để đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới.
Việc xây dựng một môi trường thực hành tiếng Anh hiệu quả cho học sinh, việc thực hiện nội dung chương trình để phù hợp với trình độ học sinh cịn có tồn tại hạn chế, việc đổi mới phương pháp giảng dạy chưa được thực hiện đồng bộ, đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội, trang thiết bị cho dạy học được đầu tư nhiều nhưng chưa được sử dụng có hiệu quả, việc tổ chức các khâu trong q trình dạy học bộ mơn cịn chưa đồng bộ, sự phối hợp giữa chủ thể và các bên liên quan tổ chức môi trường thực hành tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực người học được thực hiện nhưng chưa thực sự hiệu quả.
Tiểu kết chƣơng 2
Qua tìm hiểu thực tiễn và khảo sát ý kiến của 13 CBQL (Ban giám hiệu và Tổ trưởng chuyên môn), 44 giáo viên tiếng Anh (bao gồm cả giáo viên nước ngoài) và các trợ giảng thuộc 2 trường THPT trên địa bàn quận Cầu Giấy – Hà Nội, chúng tôi xin rút ra một số kết luận về thực trạng tổ chức môi trường thực hành tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực người học ở các trường THPT trên địa bàn quận Cầu Giấy – Hà Nội như sau:
Hầu hết đội ngũ CBQL và giáo viên ở các trường tiến hành khảo sát có nhận thức chưa đúng đắn về sự cần thiết của việc tổ chức môi trường thực hành tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực người học ở trường THPT. Và vấn đề xây dựng kế hoạch tổ chức môi trường thực hành tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực người học ở trường THPT cũng chưa được quan tâm đúng mức.
Thực trạng về xây dựng mục tiêu, chương trình, nội dung tổ chức mơi trường thực hành tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực người học ở trường THPT về mục tiêu chưa thực hiện tốt. Tuy nhiên, chương trình mơn Tiếng Anh hiện hành đã góp phần hình thành nên những năng lực cốt lõi và phẩm chất chung cho học sinh. Mặc dù về năng lực chuyên biệt của mơn học thì phần nào vẫn chưa đáp ứng được.
CBQL và giáo viên tham gia khảo sát đã thực hiện kết hợp các phương pháp dạy học tích cực tuy chưa đồng bộ.
Nhìn chung, về cơ sở vật chất cả 2 trường đều được trang bị các thiết bị cơ bản phục vụ cho nhu cầu dạy và học ngoại ngữ như: học liệu cho giáo viên và học sinh, thiết bị nghe nhìn, các máy tính, máy chiếu, phịng Lab nối mạng Internet. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng các thiết bị dạy học còn chưa được quan tâm đúng mức.
Các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá vẫn chưa được đổi mới nhằm đánh giá đúng năng lực của học sinh.
Sự phối hợp giữa các nhà trường và các ban ngành, tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước trong việc tổ chức môi trường thực hành tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực người học cũng đã được quan tâm nhưng chưa thực sự có hiệu quả
Tất cả thực trạng trên là cơ sở thực tiễn gợi mở cho việc đề xuất các biện pháp tổ chức môi trường thực hành tiếng Anh tại các trường THPT công lập trên địa bàn quận Cầu Giấy – Hà Nội theo hướng tiếp cận phát triển năng lực người học. Với mong muốn đây sẽ là những biện pháp hữu hiệu, khả thi nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc dạy và học tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới của Ngành.
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG THỰC HÀNH TIẾNG ANH TẠI CÁC TRƢỜNG THPT CÔNG LẬP QUẬN CẦU GIẤY-
HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƢỜI HỌC