Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học tiếng Anh theo tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức môi trường thực hành tiếng anh tại các trường trung học phổ thông công lập quận cầu giấy hà nội theo tiếp cận phát triển năng lực người học (Trang 102 - 104)

3.2. Một số biện pháp tổ chức môi trường thực hành tiếng Anh tại các trường

3.2.5. Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học tiếng Anh theo tiếp cận

cận phát triển năng lực người học

a. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp:

Đầu tư CSVC và thiết bị dạy học nhằm đảm bảo các điều kiện cần và đủ để triển khai thực hiện q trình dạy và học. Đối với bộ mơn Tiếng Anh, thiết bị dạy học là: Đài, máy projector, bảng thơng minh, máy tính bảng, băng đĩa, posters,.... Mỗi đơn vị trường học cần phải có phịng học tiếng để đảm bảo chất lượng dạy học của bộ mơn.

sẽ được cải thiện đáng kể với sự góp mặt của phương tiện kỹ thuật dạy học đem lại cho người học một “không gian học tập” tối ưu.

b. Nội dung và cách thức thực hiện:

Nhà trường xây dựng kế hoạch duy trì các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị tốt hiện có của nhà trường phục vụ cho hoạt động dạy và học tiếng Anh. Một Phó hiệu trưởng được phân công chuyên trách, chịu trách nhiệm kiểm tra và liên tục cập nhật trạng thái thiết bị sử dụng để kịp thời điều tiết và sửa chữa. Tìm hiểu và nắm rõ việc sử dụng thiết bị dạy học của GV, làm báo cáo tháng theo dõi.

- Xuất phát từ nội dung, chương trình và kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Anh đối với từng lớp học, đối tượng HS, đồng thời dựa trên cơ sở các danh mục về đồ dùng dạy học do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành; Phó hiệu trưởng chuyên trách về CSVC lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị phù hợp với điều kiện về nguồn tài chính của nhà trường.

- Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và cán bộ chuyên trách về CSVC và TBDH phải thường xuyên cập nhật thông tin về nội dung, chương trình và kế hoạch giảng dạy mơn Tiếng Anh, đồng thời cập nhật thông tin về các phương tiện kỹ thuật dạy học mới để có kế hoạch bổ sung theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách về công tác quản lý CSVC , tổ chức tập huấn cho đội ngũ GV tiếng Anh về tính năng và tác dụng của các TBDH, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT và và các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, tiên tiến như máy chiếu, bảng thông minh, máy tính bảng...giúp GV trong việc tổ chức các giờ học áp dụng các kỹ thuật dạy học tích cực.

- Thường xuyên bảo dưỡng và nâng cấp các phần mềm dạy học và KT- ĐG môn Tiếng Anh, các thiết bị như máy vi tính, máy chiếu, đài, tai nghe, loa......Tiến hành thay thế các thiết bị lạc hậu, cần thanh lý đáp ứng yêu cầu dạy và học của GV và HS

c. Điều kiện thực hiện:

Nhà trường có kế hoạch phân bổ nguồn tài chính cho hoạt động phát triển hệ thống CSVC và TBDH, có chính sách thi đua, khuyến khích GV về sử dụng TBDH phù hợp, đúng mục đích, khai thác triệt để được tính năng của các phương tiện kỹ thuật dạy học trong các giờ dạy, tránh hình thức hoặc sử dụng không hiệu quả. GV phải nắm rõ những lợi ích cấp thiết khi sử dụng TBDH trong mỗi bài dạy; có ý thức bảo vệ CSVC và TBDH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức môi trường thực hành tiếng anh tại các trường trung học phổ thông công lập quận cầu giấy hà nội theo tiếp cận phát triển năng lực người học (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)