Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh phân bón tại công ty cổ phần tổng công ty sông gianh quảng bình (Trang 42 - 48)

II Nguồn vốn chủ sở hữu 23

2.3.2.5. Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Qua những vấn đề phân tích trên ta nhận thấy rằng để làm giảm các loại chi phí góp phần hạ giá thành sản phẩm, Cơng ty cần phải có định hướng về Công ty tác cung ứng vật tư nguyên liệu, công tác quản lý doanh nghiệp cơ cấu tổ chức các bộ máy quản lý cần được cân nhắc, công tác thị trường cần được chú trọng song phải có chiến lược cụ thể để có kế hoạch chi phí rỏ ràng tránh lãng phí các loại chi phí phát sinh khơng đáng có góp phần làm giảm bớt chi phí bán hàng.

Những vấn đề trên đây Cơng ty cần phải cân nhắc để có một chiến lược lâu dài về công tác quản lý giá thành sản phẩm một cách hợp lý là vấn đề tất yếu để hạ chi phí sản xuất giảm chi phí trong khâu và tiêu thụ góp phần giảm giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình trong thời gian tới.

Bảng 2.6: Giá thành sản phẩm phân bón Sơng Gianh giai đoạn 2009 - 2011 TT Các chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 Đồng/tấn Tỷ trọng (%) Đồng/tấn Tỷ trọng (%) Đồng/tấn Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Đồng/tấn Tương đối (%)

1 Chi phí nguyên vật liệu 621.062 49,59 640.667 49,11 661.253 50,19 40.191 6,47

2 Chi phí nhân cơng 52.054 4,16 54.707 4,19 58.823 4,47 6.769 13,00

3 Chi phí sản xuất chung 226.237 18,06 221.321 16,97 228.012 17,31 1.775 0,78

4 Chi phí quản lý 99.855 7,97 121.653 9,33 106.199 8,06 6.344 6,35

5 Chi phí tiêu thụ sản phẩm 253.214 20,22 266.140 20,40 263.114 19,97 9.900 3,91

Tổng giá thành sản phẩm 1.252.422 100,00 1.304.488 100,00 1.317.40

1 100,00 64.979 5,19

Cùng với việc sử dụng hiệu quả thấp các nguồn lực, việc định giá bán sản phẩm phân bón sinh học Sơng Gianh tại Cơng ty cịn mang tính chủ quan, thiếu điều tra, phân tích thực tế để đưa ra một mức giá hợp lý cho từng loại sản phẩm, từng khu vực thị trường nhất định đã gây trở ngại không nhỏ cho việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Trong giai đoạn 2009 - 2011 việc định giá bán cho các sản phẩm phân bón sinh học Sơng Gianh chủ yếu dựa theo tình hình biến động giá của nguyên vật liệu đầu vào. Công ty chưa chủ động nghiên cứu phân tích xu thế thay đổi của mơi trường kinh doanh, chưa phân tích chu kỳ sống của sản phẩm để định lại giá bán sản phẩm cho phù hợp. Chính sự bị động trong điều chỉnh bán sản phẩm phân bón sinh học nên kết quả của việc điều chỉnh giá bán là điều chỉnh tăng giá, áp dụng trên tất cả các thị trường (tăng giá đồng loạt) mà chưa có những quyết sách giá theo vùng, theo khách hàng hợp lý nhằm tăng hiệu quả của việc định lại giá bán cũng như giữ vững và phát triển được thị trường tiêu thụ.

Chúng ta biết rằng nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận là chi phí sản xuất, chi phí càng thấp thì lợi nhuận thu đựoc càng cao và ngược lại.

Chi phí sản xuất của Cơng ty bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất của Cơng ty, chi phí sản xuất bao gồm các loại chi phí: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân cơng, chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp...

Những chi phí này cấu thành nên giá thành sản phẩm. Đối với doanh nghiệp sản xuất phân bón: Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tồn bộ giá thành sản phẩm. Vì vậy việc quản lý tốt các loại vật tư nguyên liệu sẽ có tác dụng tác động mạnh đến chi phí này. Ngồi ra chi phí sản xuất chung cũng chiếm tỷ trọng khơng nhỏ tiếp đến là quản lý sau đó là chi phí nhân cơng trực tiếp.

Khi phân tích vấn đề này ta nhận thấy:

- Chi phí nguyên vật liệu của Công ty chiếm tỷ trọng cao trong giá

thành sản phẩm chiếm khoảng 50% . Trong giai đoạn 2009 - 2011 tỷ lệ này có xu hướng tăng lên 6,47% năm 2011 so với năm 2009. Do những năm gần đây giá cả thị trường các loại vật tư ngun liệu đầu vào có những biến động khơng ổn định. Giá đạm lân, kali tăng lên đáng kể.

Theo cơ chế Cơng ty khốn cho các đơn vị thành viên có kế hoạch mua sắm, dự trử các loại nguyên vật liệu chủ động cho sản xuất. Song tình hình vốn gặp nhiều khó khăn, vì vậy tình trạng thiếu vật tư nguyên liệu trong sản xuất thường xuất hiện gây nên trình trạng phải mua trả chậm làm tăng giá thành nguyên vật liệu là điều dễ hiểu. Một mặt công tác xây dựng chiến lược kinh doanh không chú trọng đến chiến lược dự trử mua sắm vật tư nguyên liệu để đảm bảo theo kịp hoạt động của Cơng ty. Mặt khác Cơng ty cịn hạn chế trong dự báo về sự biến động giá cả của các loại vật tư nguyên liệu trong nước hay nhập khẩu làm cho Cơng ty phải đứng trước khó khăn khi phải đối mặt với các biến động về giá cả.

Như vậy việc bị biến động về công tác cung ứng các loại vật tư là nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí nguyên vật liệu dẫn đến làm tăng giá thành sản phẩm từ đó làm cho tỷ suất lợi nhuận kém đi.

- Chi phí nhân cơng: Trong giai doạn 2009 – 2011 có sự biến động

lớn về đơn giá tiền lương của Nhà nước. Đứng trước sự biến động đó Cơng ty cũng phải chịu tác động khơng nhỏ. Điển hình là năm 2011 tăng so với 2009 6.769 đồng/tấn tăng 13% về tương đối. Chi phí nhân cơng tăng cũng là những thách thức lớn cho Công ty làm thế nào để đảm bảo giá thành song vẩn hoạt động hiệu quả là điều đáng quan tâm.

- Chi phí sản xuất chung: Trong giai đoạn này khơng có sự biến động

lớn chỉ tăng nhẹ 0,78% năm 2011 so với năm 2009. Trong giai đoạn này

Cơng ty khơng có sự đầu tư mở rộng nên các loại chi phí sản xuất chung khơng có sự phát sinh đáng kể.

- Chi phí quản lý: Chiếm tỷ trọng không nhỏ trong giá thành và đang

theo một xu hướng tăng dần tăng 6,35% giữa năm 2011 so với 2009. Công ty trong giai đoạn này đã đầu tư vào một số lĩnh vực hoạt động kém hiệu quả. Bộ máy quản lý cồng kềnh kéo theo một số cán bộ khơng có việc để làm hoặc không biết việc để làm, bên cạnh những chi phí đi lại cơng tác và các chi phí quản lý khác đã làm chi phí quản lý tăng lên một cách đáng kể. Cơng ty cần phải có biện pháp cứng rắn để quản lý các loại chi phí trên tránh tình trạng tăng giá thành sản phẩm từ những chi phí khơng đáng có. Ngồi việc quản lý tốt Cơng ty cần có sự cải cách lại bộ máy quản lý trong tồn Cơng ty để tinh lọc các bộ phận không cần thiết tránh làm tăng chi phí quản lý góp phần hạ giá thành sản phẩm.

- Chi phí bán hàng: Là phần chi phí quan trọng của các ngành sản

xuất đặc biện là phân bón. Nó tác động trực tiếp đến doanh thu bán hàng của Công ty. Trong những năm gần đây với sức ép của nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường làm cho Công ty luôn phải đầu tư mạnh về thị trường làm cho chi phí này tăng lên cũng là điều tất yếu (tăng 3,91% năm 2011 so với năm 2009). Song nhằm ổn định và giảm thiểu hơn chi phí bán hàng Cơng ty cần đầu tư chiều sâu về thị trường để đảm bảo ổn định các loại chi phí. Cần có sự phối hợp chặt chẻ giữa cán bộ quản lý và cán bộ thị trường để thống nhất những mức chi phí phù hợp góp phần giảm nhẹ chi phí bán hàng của Công ty trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh phân bón tại công ty cổ phần tổng công ty sông gianh quảng bình (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w