Xu hướng dạy học tích hợp trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề ánh sáng ở trung học phổ thông luận văn ths vật lý 60 14 01 11 (Trang 27 - 28)

1.3 .Thực trạng của dạy học tích hợp

1.3.1. Xu hướng dạy học tích hợp trên thế giới

Trên thế giới: Khi xây dựng chương trình GDPT, xu hướng chung của các nước trên

thế giới hiện nay là tăng cường tích hợp, đặc biệt ở cấp tiểu học và trung học cơ sở. Theo thống kê của UNESCO (từ năm 1960 – 1974) có 208/ 392 chương trình môn Khoa học trong chương trình GDPT các nước thể hiện quan điểm tích hợp ở các mức độ khác nhau. Một nghiên cứu mới đây của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam về chương trình GDPT 20 nước cho thấy 100% các nước đều xây dựng chương trình theo hướng tích hợp.

Cụ thể ở một số nước :

* Hoa Kỳ. Trong cuộc cách mạng mơn khoa học lần thứ hai đã có những thay đổi quan trọng : Cách tiếp cận theo chủ đề, chủ trương tích hợp những khái niệm thống nhất quan trọng xuyên suốt những môn học khác nhau. Cách tiếp cận liên môn hợp nhất các lĩnh vực , môn khoa học , đặc biệt là ở tiểu học và trung học cơ sở.

Chương trình khoa học cho thế kỉ XXI được đặt ra là:

- Sẽ chuẩn quốc gia cho tất cả các trường về môn Khoa học tương tự như mơn Tốn . Điều này sẽ làm cho mơn Khoa họctrở thành mơn “cơ bản” như mơn Tốn và các trường sẽ cho học sinh học khoa học nhiều hơn.

- Xu hướng khác sẽ tiến gần đến cách tiếp cận liên mơn tích hợp để bổ sung vào các khung của mỗi môn học.

- Đối với các kiến thức thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, chương trình được tích hợp mang tên “ Lịch sử - khoa học xã hội” nhằm giúp cho học sinh có kiến thức có

hiểu biết về văn hóa, hiểu biết về dân chủ và các giá trị đạo đức, qua đó học sinh đạt được một số kĩ năng và có khả năng tham gia vào xã hội, vào học các nội dung chi tiết của môn học bao gồm kiến thức về lịch sử, địa lí, tâm lí, các nền văn hóa…

*Cộng hịa Pháp

Xu hướng tích hợp được thể hiện rõ trong chương trìnhvà SGK từlớp 1 đến lớp 6 với tên môn học “ Khám phá thế giới” lớp 1-2, “ Khoa học” lớp 3-6.

Nơi dung kiến thức Lịch sử, Địa lí, Mơi trường, Giáo dục cơng dân… được bố trí trong một mơn học và trong một cuốn SGK. Các kiến thức Sử, Địa , Môi trường… được lựa chọn , sắp xếp kế tiếp nhau nhằm bổ trợ cho sự hiểu biết của học sinh về các vấn đề lịch sử, địa lí, mơi trường … của một lãnh thổ nhất định . Như vậy tư tưởng xuyên suốt ở đây là làm cho học sinh hiểu được nguyên nhân và quá trình của hiện tượng kinh tế, xã hội , nhân văn, từ đó hình thành cho học sinhnhững giá trị cần thiết. Logic của khoa học địa lí, lịch sử , mơi trường khơng chi phối hồn toàn nội dung và cấu trúc môn học này.

*Hàn Quốc

Theo báo cáo tại hội nghị Hóa học các nước Châu Á- Thái Bình Dương, ở tiểu học , mơn Khoa học tự nhiên được xây dựng theo quan điểm tích hợp được gọi là Tự nhiên. Trong môn Tự nhiên , phong cách làm việc khoa học, cách nghĩ sáng tạo và cách ra quyết định được nhấn mạnh.

Nội dung môn Tự nhiên được cấu trúc theo chủ đề như: chất , chuyển động và năng lượng, cuộc sống, Trái Đất và hệ thống các kĩ năng ( các hoạt động) như quan sát , giao tiếp, dự đốn , sử dụng mơ hình…

Nội dung mơn Khoa học xã hội có chủ đề “ Cuộc sống hàng ngày” tích hợp các kiến thức đạo đứcvà kiến thức xã hội; chủ đề “ Cuộc sống tươi vui” được tích hợp từ lĩnh vực Âm nhạc, Mĩ thuật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề ánh sáng ở trung học phổ thông luận văn ths vật lý 60 14 01 11 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)