Một số công cụ đánh giá HS trong DHTH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề ánh sáng ở trung học phổ thông luận văn ths vật lý 60 14 01 11 (Trang 37 - 41)

1.3 .Thực trạng của dạy học tích hợp

1.3.2 .Thực trạng của dạy học tích hợp ở Việt nam hiện nay

1.6. Một số công cụ đánh giá HS trong DHTH

1.6.1. Đánh giá năng lực khoa học trong dạy học các môn khoa học tự nhiên

Trong các chủ đề tích hợp khoa học tự nhiên (nền tảng căn bản của mơn Khoa học tự nhiên) thì năng lực đặc thù là năng lực khoa học (Để dạy học phát triển năng lực người ta cần làm rõ nội hàm cấu trúc năng lực (những tiêu chí, biểu hiện của năng lực), đường phát triển năng lực (thang các mức độ của năng lực)

(Xem hình 1.3).

Năng lực khoa học đối với cấp trung học cơ sở có thể gồm ba hợp phần sau:

- Xác định vấn đề khoa học

- Giải thích hiện tượng một cách khoa học - Sử dụng bằng chứng khoa học

Tương ứng với các hợp phần này là các chỉ số hành vi.

* Xác định vấn đề khoa học

- Nhận ra vấn đề có thể khảo sát một cách khoa học

- Xác định được các từ khóa để tìm kiếm thơng tin khoa học - Nhận ra các đặc tính chính của nghiên cứu khoa học

Giải thích hiện tượng một cách khoa học

- Vận dụng kiến thức khoa học giải quyết tình huống đặt ra 1. Năng lực cần

hình thành (khái niệm)

2. Hợp phần tạo nên năng lực

4. Tiêu chí chất lượng của năng lực 3. Chỉ số xác định năng lực NĂNG LỰC CẦN HÌNH THÀNH Năng lực 1 Tiêu chí chất lượng 1 Tiêu chí chất lượng 1 Tiêu chí chất lượng 1 Tiêu chí chất lượng 4 Tiêu chí chất lượng 5 Tiêu chí chất lượng 6 Năng lực 2 Năng lực 3 Năng lực 4 Các chỉ số 1 Các chỉ số 2

- Mô tả hoặc lý giải hiện tượng một cách khoa học và dự đoán sự biến đổi - Nhận ra các mô tả, giải thích tương ứng và đưa ra dự đốn

* Sử dụng bằng chứng khoa học

- Trình bày các bằng chứng khoa học và thảo luận kết quả

- Xác định các giả thiết, các bằng chứng và lý do đằng sau các kết luận - Phản ánh ý nghĩa đối với xã hội về sự phát triển khoa học và công nghệ

Việc đánh giá năng lực về bản chất là thu thập các biểu hiện của học sinh và so sánh các biểu hiện này với các chỉ số và quyết định xem mức độ đáp ứng của học sinh tương ứng với tiêu chí chất lượng nào.

Các chỉ số hành vi khác nhau của năng lực sẽ quyết định cách thu thập biểu hiện khác nhau (tương ứng với các công cụ đánh giá khác nhau) của học sinh. Các công cụ thường được sử dụng là:

- Câu hỏi, bài tập

- Phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubric) dùng để đánh giá thao tác, sản phẩm - Hồ sơ học tập: Dùng để đánh giá quá trình

- Phiếu đánh giá đồng đẳng

Các cách xây dựng và sử dụng các cơng cụ này, giáo viên có thể tham khảo các tài liệu về kiểm tra, đánh giá.

Các mục tiêu dạy học trong các bài học tích hợp được diễn đạt thể hiện tiêu chí chất lượng của hoạt động và do đó, cơng cụ đánh giá ở cuối mỗi chủ đề tích hợp được xây dựng để đánh giá các tiêu chí chất lượng này. Đó có thể là những rubric đánh giá các sản phẩm dự án, phiếu đánh giá hoạt động nhóm hoặc những câu hỏi, bài tập đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của học sinh gắn với các bối cảnh trong chủ đề.

1.6.2. Đánh giá năng lực hợp tác nhóm

Đánh giá này không tập trung vào đánh giá mức độ nhận thức của học sinh mà tập trung vào các tiêu chí xác định tương tác nhóm hiệu quả. Cần phải xây dựng một khung đánh giá mức độ phối hợp và hợp tác nhóm của học sinh trong nhóm.

Dưới đây là bốn tiêu chí thường được sử dụng:

- Thực hiện các nhiệm vụ để đạt mục tiêu chung của nhóm.

- Thể hiện kỹ năng liên kết, phối hợp với các học sinh trong nhóm có hiệu quả. - Đóng góp cho sự duy trì, phát triển nhóm.

Giáo viên cũng có thể sử dụng một cơng cụ khác đơn giản hơn là Phiếu đánh

giá tính hiệu quả trong hợp tác nhóm theo 5 bậc: từ mức thấp nhất là 1 điểm đến mức

cao nhất là 5 điểm. Học sinh dùng phiếu này tự đánh giá và đánh giá các thành viên trong nhóm. Mỗi học sinh sẽ có điểm tự đánh giá và điểm trung bình của nhóm đánh giá. Giáo viên sau đó quyết định điểm của mỗi học sinh (giáo viên cần kiểm tra, xem xét khi có sự chênh lệch đáng kể giữa điểm học sinh tự đánh giá và điểm trung bình của nhóm đánh giá).

Giáo viên cần sáng tạo trong cách thức tổ chức hoạt động đánh giá, ví dụ, để hình thành năng lực hợp tác nhóm, năng lực đánh giá lẫn nhau, giáo viên có thể chia lớp thành nhóm nhỏ (5-6 học sinh), yêu cầu mỗi học sinh cùng đọc bài của nhau, trao đổi, rồi mỗi học sinh chấm điểm cho các thành viên khác trong nhóm. Điểm của mỗi bài là điểm trung bình cộng của các thành viên trong nhóm đánh giá cộng với điểm của giáo viên chấm. Sau đó các nhóm học sinh dán các bài làm của nhóm mình lên tường để giáo viên và các nhóm học sinh khác cùng đọc cho ý kiến, …

1.6.3. Đánh giá năng lực phát triển bản thân

Năng lực phát triển bản thân là một tổ hợp các năng lực thành phần như: quan sát, lắng nghe, suy ngẫm, tự nhận thức về bản thân, thay đổi/sáng tạo lại bản thân, khả năng học hỏi từ thế giới xung quanh.

Để đánh giá năng lực phát triển bản thân của mỗi học sinh, giáo viên cần xác định rõ một số thành tố nào đó của năng lực này, sau đó thiết kế cơng cụ để đánh giá các năng lực thành phần của năng lực phát triển bản thân mỗi học sinh. Chẳng hạn, để đánh giá các khả năng: sử dụng ngôn ngữ, quan sát, suy ngẫm, rút ra bài học, … của học sinh (cuối trung học cơ sở), giáo viên có thể yêu cầu học sinh:

1. Hãy quan sát một sự vật, hay hiện tượng xảy ra trong cuộc sống (Ví dụ: quan sát một cái kén nở thành sâu bướm, một con trai bò dưới bùn, …) rồi suy ngẫm để viết ra “lời bàn” thể hiện những suy nghĩ của các nhân và rút ra bài học có ý nghĩa giáo dục. Thời gian làm bài khoảng 30 phút (bài viết giới hạn khoảng 350-400 từ).

Yêu cầu đánh giá bài làm của học sinh:

STT Nội dung đánh giá Điểm

1 Khả năng sử dụng ngôn ngữ viết (ngôn ngữ mô tả rõ ràng, mạch lạc, giàu cảm xúc, văn phong súc tích, cơ đọng…) 2 2 Khả năng quan sát (rõ trọng tâm những gì quan sát, nhạy cảm, phát

3 Khả năng suy ngẫm (suy nghĩ, liên tưởng có chiều sâu, thể hiện sự

trải nghiệm sáng tạo, …) 3

4 Khả năng rút ra bài học từ những gì được quan sát (ngầm gửi/thể hiện một thơng điệp giáo dục, có khả năng thức tỉnh, thuyết phục, …) 3

Kết luận chƣơng 1

Trong chương 1, chúng tơi đã trình bày và làm rõ khái niệm, đặc điểm, mục tiêu, nguyên tắc của dạy học tích hợp, mức độ tích hợp trong dạy học cũng như các bước tiến hành dạy học tích hợp.

Chúng tơi cũng chú ý trình bày về ưu, nhược điểm cũng như ý nghĩa của một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh . Đây là những phương pháp phù hợp áp dụng vào quá trình dạy học tích hợp như : dạy học nhóm, dạy học dự án, dạy học trên cơ sở vấn đề…

Trong chương này chúng tơi cũng đã tìm hiểu về thực trạng dạy học tích hợp trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nghiên cứu về quy trình xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp, đồng thời cũng tìm hiểu các cơng cụ đánh giá học sinh áp dụng trong q trình DHTH.

Từ đó thấy được sự cần thiết và khả năng vận dụng dạy học tích hợp chủ đề một cách hiệu quả, linh động trong thực tế dạy học nói chung và dạy học Vật lí nói riêng nhằm phát triển tư duy sáng tạo và các kỹ năng sống cho học sinh.

Chƣơng 2. XÂY DỰNG NỘI DUNG, THIẾT KẾ PHƢƠNG ÁN DẠY HỌC TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ ” ÁNH SÁNG” Ở THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề ánh sáng ở trung học phổ thông luận văn ths vật lý 60 14 01 11 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)