Một số quan điểm vận dụng dạy học tích hợp vào dạy học vật lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề ánh sáng ở trung học phổ thông luận văn ths vật lý 60 14 01 11 (Trang 35 - 37)

1.3 .Thực trạng của dạy học tích hợp

1.3.2 .Thực trạng của dạy học tích hợp ở Việt nam hiện nay

1.5. Một số quan điểm vận dụng dạy học tích hợp vào dạy học vật lý

Vận dụng dạy học tích hợp vào thực tế dạy học vật lý ở Việt Nam còn khá mới mẻ, nhất là khi chương trình và SGK ở THPT theo truyền thống đã phân hóa sâu. Người giáo viên cũng chưa được đào tạo, bồi dưỡng về khoa học sư phạm tích hợp và

tập quán dạy học chỉ dựa vào SGK đã hình thành vững chắc. Vì vậy, để vận dụng hiệu quả dạy học tích hợp vào dạy học vật lý, chúng tôi nêu lên một số quan điểm sau:

1.5.1. Vận dụng dạy học tích hợp một cách có ý nghĩa

Quan điểm này đòi hỏi phải nghiên cứu, lựa chọn các nội dung, tình huống có ý nghĩa đối với việc học tập của HS, đặc biệt là đối với việc hình thành các năng lực cần thiết cho HS. Khái niệm “ tình huống có ý nghĩa “ muốn nói rằng các tình huống tích hợp khơng được gượng ép, nó phải phù hợp với logic khoa học.

Để đảm bảo xây dựng được các tình huống tích hợp có ý nghĩa, người giáo viên phải nghiên cứu nội dung dạy học, mục tiêu chung và xây dựng được rõ ràng mục tiêu của hoạt động học tập, của bài học.

1.5.2. Không làm học sinh học tập quá tải

Khi quan tâm vận dụng DHTH, GV có thể phát hiện nhiều tình huống dạy học tích hợp, nếu vì hứng thú mà có nhiều tình huống tích hợp trong một bài học, hoặc sự liên kết kiến thức quá sâu, hoặc quá rộng sẽ tạo ra quá tải học tập của học sinh, dẫn đến làm giảm hiệu quả dạy học. Vì vậy, cần phải nghiên cứu, lựa chọn kĩ càng, đặc biệt phải định rõ thời gian và mức độ cho hoạt động tích hợp này.

1.5.3. Vận dụng hợp lý các phương pháp dạy học tích cực, phương tiện dạy học để tạo ra hiệu quả giáo dục tích hợp cao tạo ra hiệu quả giáo dục tích hợp cao

Vì bản thân các phương pháp dạy học tích cực, các phương tiện dạy học hướng đến việc nâng cao chất lượng thực hiện các mục tiêu môn học đã mang các thuộc tính tích hợp các kiến thức, kỹ năng, xúc cảm nhận thức ở HS.

1.5.4. Tăng cường khai thác mối quan hệ liên môn và liên kết kiến thức trong nội bộ môn học bộ môn học

Bản thân định hướng này đã dẫn đến quan điểm tích hợp và phù hợp với tư tưởng DHTH.

Quan điểm tích hợp là một lý thuyết sư phạm được trình bày một cách chặt chẽ, hệ thống. Nếu hiểu ở mức độ tích hợp đầy đủ thì dẫn đến phải xây dựng chưong trình đầy đủ và SGK theo hướng tích hợp. Điều này là chưa hiện thực được đối với nền giáo dục của ta, đặc biệt đối với giáo dục THPT. Mặt khác, dù xây dựng chương trình đầy đủ và SGK theo hướng tích hợp thì hiệu quả giáo dục chỉ có thể được hiện thực qua quá trình dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề ánh sáng ở trung học phổ thông luận văn ths vật lý 60 14 01 11 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)