Xu hướng ngụ ngơn hóa và đạo đức hóa

Một phần của tài liệu SỰ THỂ HIỆN BỆNH ALZHEIMER TRONG MỘT SỐ VĂN BẢN TỰ SỰ ĐƯƠNG ĐẠI (Trang 31 - 37)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.1.Xu hướng ngụ ngơn hóa và đạo đức hóa

1.3. Các xu hướng hình thành diễn ngôn bệnh tật trong văn chương nghệ thuật

1.3.1.Xu hướng ngụ ngơn hóa và đạo đức hóa

Từ điển từ nguyên học tiếng Anh21 định nghĩa: vào khoảng năm 1200, ill mang nghĩa là “xấu xa về đạo đức” ("morally evil") (trong thời kì này cịn tồn tại các nghĩa “ác độc, làm tổn thương, khơng may, khó khăn"), xuất xứ từ illr trong tiếng Bắc Âu cổ nghĩa là "ốm, xấu". Ý nghĩa về sự ốm yếu, bệnh tật được ghi nhận lần đầu vào khoảng giữa thế kỉ XV. Nếu là danh từ thì khoảng giữa thế kỉ XIII ill

"kém đạo đức". Ý nghĩa "ốm đau, bệnh tật" chỉ xuất hiện bắt đầu từ những năm 1680. Nếu đó là sự thật, thì ý nghĩa đạo đức của bệnh tật đã được chứng thực. Trong cái đích hướng tới biểu đạt ý nghĩa ấy, diễn ngôn buộc phải tạo ra những biểu tượng có tính chất rao giảng, giáo huấn, phúng dụ, tạo lập những nội dung, bài học, kinh nghiệm đạo đức... Đó là cơ sở tạo nên xu hướng ngụ ngơn hóa kèm theo đạo đức hóa bệnh tật.

Ở những thời đại nhất định, văn hóa đọc hiện diện với tâm thức tiếp nhận đặc thù: bất kỳ thiên truyện nào cũng được hiểu như ngụ ngôn. Khi ấy, thiên nhiên và sự vật trong văn bản chỉ được nhắc đến khi cần thiết, hành động xảy ra như khơng có bối cảnh; nhân vật khơng rõ ngoại hình, tính cách, mà hiện ra như những chủ thể của sự lựa chọn đạo lý.

Trong Oedipus làm vua (429 TCN) của Sophocles, tai họa - biểu hiện bằng mùa màng mất, gia súc bị toi và đàn bà không sinh nở được - là dấu hiệu của sự thay đổi thời đại, là ngụ ngôn cho sự trừng phạt của Apollo. Bệnh tật đến như một yếu tố nhân quả, do thành Thebes đang dung chứa kẻ sát nhân đã giết hại vua Laius. Bệnh tật, tai họa ở đây mang tính chất định mệnh, như một điều mà anh khơng thể tránh khỏi, có tác dụng tẩy rửa (catharsis), làm người đọc run sợ, tự kiểm điểm hành vi của mình, bằng mọi cách tránh sự trừng phạt của Bề trên. Bất hạnh của con người sinh ra từ chính con người. Các bệnh tật được trưng dụng làm ẩn dụ phổ quát (cho thời đại, cho một nền văn hóa) ln là các bệnh ban đầu có tính chất vơ phương cứu chữa. Khi trưng dụng bệnh tật làm ẩn dụ về thời đại, nó thường gắn liền với cái nhìn bi quan về thế giới.

Trong Kinh Thánh, cùng với thảm họa thiên nhiên, bệnh tật là biểu thị của sự trừng phạt từ Thiên Chúa, là cảm thức về tận thế, khi con người chịu tội trước Chúa. Sử thi Iliad (Homer) có đoạn ơng già Chryses kêu gọi thần Apollo (dưới cái tên Sminthée, phái sinh từ một từ có nghĩa là chuột) trả thù những kẻ lăng nhục mình bằng cách giáng bệnh dịch hạch cho họ [5;192]. Sự kiện tự nhiên là bệnh dịch hạch trong con mắt của người Hi Lạp cổ đại trở thành sự trả thù cá nhân của thần linh, đấng siêu nhiên. Có lẽ chính từ nhận thức ấy, một huyền thoại khác về nguy cơ của dịch hạch đã ra đời vào thế kỉ XIII, dưới diện mạo của lồi chuột (y học khi đó thực ra chưa chứng minh được con vật này là nguyên nhân của dịch hạch, nhưng sự xuất hiện đáng ngờ của nó tại các vùng dịch đã giúp các sử gia khái quát qua những tự sự nghệ thuật). Huyền thoại Pied Piper ở Hamelin kể về sự ra đi hay cái chết của một số lượng lớn trẻ em thị trấn Hamelin, Lower Saxony, Đức, trong thời Trung Cổ. Các tài liệu tham khảo sớm nhất kể rằng năm 1284, khi dịch chuột phá hoại nổi lên trong thị trấn, một người thổi sáo, tự xưng là người diệt chuột xuất hiện, gọi chuột

đi theo tiếng sáo ma thuật của mình, nhấn chìm chúng giữa dịng sơng. Khi việc hồn thành, người dân khơng chịu trả cơng như đã hứa, nên Pied Piper trả thù bằng cách sử dụng quyền năng của mình với những đứa bé, dẫn 130 đứa trẻ đi khỏi thị trấn và không bao giờ trở lại. Câu chuyện có thể phản ánh một sự kiện có thật trong lịch sử khi nhiều trẻ em chết ở Hamelin. Nhiều giả thuyết cho rằng Pied Piper là một biểu tượng của cái chết của trẻ em do bệnh dịch hạch.

Dịch hạch có thật ở thời trung cổ - Cái chết Đen đã đề cập ở phần trước - và là một sự kiện kinh hoàng đối với con người. Tất cả những gì Boccaccio mơ tả trong những trang đầu của The Decameron là sự hỗn loạn, vô pháp [46;41]. Và sự vơ pháp ấy sẽ chịu trừng trị đích đáng của Chúa ở phần sau này... Bệnh tật - cùng với các hình thức khác như tai nạn, mất mát - giống như sự ghé thăm của quy luật nhân quả… Bệnh tật phát sinh là do nhân quả nghiệp báo, do con người đã tạo nhân ác.

Albert Camus đã sử dụng lại motif dịch hạch trong tiểu thuyết Dịch hạch (La

Peste), tạo nên ý niệm hiện sinh, trở thành một biểu tượng phi lí. Camus thể nghiệm

cái phi lí từ rất sớm, thể nghiệm sự bất cơng của xã hội, cũng như của số mệnh (ông bị bệnh lao từ khi mới đôi mươi). Dịch hạch trong truyện của Camus gắn liền vời motif Ngày phán xử cuối cùng, thể hiện sự phi lí mang tính chất tồn cầu, một sự thể hiện cảm hứng từ tấn bi kịch châu Âu thời 1939-1945. Cái nhìn bi đát của chủ nghĩa hiện sinh vẫn còn thấm đẫm (“mỗi người mang bệnh dịch trong mình”). Dịch hạch là sự trừng phạt phi lí của đấng tối thượng, đặt Rieux và con người nói chung vào tình thế buộc phải hành động, ko cam chịu cái phi lí. Bệnh như vậy cũng trở thành ngụ ngôn cho thời mạt, sự tan rã và suy thoái của thời đại.

Theo tư duy của các sử gia trung cổ, thời kì loạn lạc bao giờ cũng được đánh dấu bằng bệnh tật. Thượng kinh kí sự của Hải Thượng Lãn Ông tái hiện cảnh thực của phủ chúa Trịnh: bao công sức tiền của nuôi một lũ ngự y bất tài không chữa nổi con bệnh. Vậy mà chỉ vừa mới vào phủ, nhìn cung cách sống quá ư xa hoa và thăm khám con bệnh, ông đã bắt đúng nguồn cơn: Nhưng theo ý tơi, đó là vì thế tử ở

trong chốn màn the trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi. Vả lại, bệnh mắc đã lâu, tinh khí khơ hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân thời xanh, tay chân gầy gị. Đó là vì ngun khí đã hao mịn, thương tổn q mức. Nếu chỉ lo dùng thứ thuốc công phạt khắc bác mà khơng biết rằng ngun khí càng hao mịn dần thì chỉ làm cho người thêm yếu. Bệnh thế này khơng bổ thì khơng được [17;51]. Ơng khơng chỉ bắt mạch kê đơn, bốc thuốc cho thế tử Trịnh Cán, mà dường như cịn có ngầm ý, thâm ý bắt mạch kê đơn cho căn bệnh trầm kha vô phương cứu chữa của nhà chúa. Dự cảm của ông về sự sụp đổ khơng thể tránh khỏi của chúa Trịnh, của tập đồn phong kiến chuyên chế đương thời đã được lịch sử minh chứng.

Trong thế giới Số đỏ (1938), Vũ Trọng Phụng đề cập đến những kẻ bán thuốc dạo, những nhà lang chuyên thuốc trị lậu, giang mai, các bệnh hoa liễu, những căn bệnh của ăn chơi, lạc thú... Bối cảnh ấy chính là lời tố cáo một thời đại ơ hợp, lai căng đến mức con người khơng cịn giữ thuần phong mĩ tục, vợ đi lang chạ với nhân tình, chồng vui mừng được “mọc sừng”, từ thằng bé 11 tuổi đã dâm đãng, các cô gái mới với quan niệm cởi mở, muốn “hư hỏng một cách có khoa học”, đến những bà nạ

dịng thèm khát đàn ơng nhưng lúc nào cũng tỏ ra là một quả phụ gương mẫu... Đây cũng là thời đại mà luân lí đạo đức đã lung lạc, con mong cha chết bằng mọi giá, và bác sĩ – người chữa – được xem như phương tiện để hợp pháp hóa cái chết: “Thà cụ

tơi chết vì đốc-tờ cịn hơn khơng thuốc men mà chết. Mời đốc tờ thì cũng chỉ để cho bệnh nhân chết, chứ có để chữa cho bệnh nhân sống đâu mà lo” [11;124]. Đó chính

là cơ hội để Xuân Tóc Đỏ - khi xưa chỉ là thằng ngồi đọc quảng cáo cho hiệu thuốc, ngồi trên mũi ô tô thổi loa khắp phố phường cho một "ông vua thuốc lậu" Nam Kỳ - tập tành đi đến khoa học và đến sự phú quý. Như vậy, rao thuốc dạo là điểm khởi đầu cho việc Xuân được tâng bốc là sinh viên trường thuốc, trở thành đốc-tờ Xuân. Cái thời đại mà nghề y trở nên rẻ rúng đến thế, chính là thời kì đạo đức xã hội bị băng hoại, xã hội ấy mục ruỗng và không thể bền vững.

Diễn ngôn bệnh tật trong tác phẩm thực ra là một dự cảm về sự suy thoái đạo đức, dự cảm về thời mạt. Bệnh tật nổi lên, không đơn thuần là hiện tượng tự nhiên nữa, mà các sử gia, văn nhân và cả truyền thơng biến nó thành cơng cụ để thanh toán thời đại.

Bệnh tật gắn liền với nguy cơ của thời đại, tình trạng của thế giới. Sự kiện bệnh tật trong một cộng đồng sau này là biểu hiện của hệ hình, motif về tận thế: đại dịch AIDS, và gần đây nhất là dịch SARS đầu thế kỉ XXI được phản ánh trong những cụm từ biểu hiện một thảm họa diệt vong trong các bản tin: “SARS - mối đe dọa đặc biệt nghiêm trọng với y tế toàn cầu”22, “Cuộc chiến cam go với căn bệnh lạ”23, “Những người đối mặt với tử thần”24, “Ðảng cầm quyền Trung quốc che dấu sự thật về SARS”25… Cách báo chí, truyền thơng, văn chương sử dụng rộng rãi những ẩn dụ quân sự (cuộc chiến, trận chiến, chiến đấu chống lại...) nói về những dịch bệnh có khả năng càn quét lớn có cảm quan rất mạnh của con người về ngày tận thế. Sự việc Bộ Y tế giấu dịch sởi ở trẻ nhỏ, phóng viên bị cấm tác nghiệp tại 22 Xem http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/sars-moi-de-doa-dac-biet-nghiem-trong-voi-y-te-toan- cau-2254466.html 23 Xem http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/benh-vien-viet-phap-cuoc-chien-cam-go-voi-can-benh- la-2254279.html 24 Xem http://hanoimoi.com.vn/Ban-in/Doi-song/12921/nh7919;ng-ng432;7901;i-273;7889;i-m7863;t- v7899;i-t7917;-th7847;n 25Xem http://vn.minghui.org/news/444-ang-cam-quyen-trung-quoc-che-dau-su-that-ve-sars-bo-truong-y-te-

Viện Nhi TW... trong những tháng đầu năm 2014 gây nên những ý kiến trái chiều: liệu có phải Bộ che giấu khơng cơng bố dịch vì khơng muốn dân chúng có tâm lí hoang mang lo lắng, sợ ảnh hưởng đến nguồn thu của du lịch, hay vì muốn củng cố niềm tin yếu ớt, rằng “mọi thứ vẫn trong tầm kiểm sốt”26?

Xu hướng đạo đức hóa diễn ngơn bệnh tật còn được biểu hiện sắc nét trong tiểu thuyết Báo ứng (Nemesis) của Philip Roth. Thầy giáo dạy thể dục Bucky

Cantor - một chàng trai mạnh mẽ, cương nghị, giàu ý chí, phải tận mắt chứng kiến hàng loạt học sinh chết trong vùng dịch bại liệt, cũng như thấm thía nỗi đau lan ra từ người thân các em. Đúng lúc ấy Bucky nhận được lời đề nghị lên quản lý một trại hè trên núi Indian Hill - nơi có khí hậu trong lành và cách xa vùng nhiễm dịch. Bucky chấp thuận đến Indian Hill, nhưng rồi chính anh cũng nhiễm bệnh, trở thành một nạn nhân bại liệt. Tồi tệ hơn, anh luôn phải sống trong nỗi dằn vặt đau đớn bởi ý nghĩ mình là kẻ đào tẩu, kẻ thoát thân. Bệnh bại liệt đối với các trẻ nhỏ không mang ý nghĩa giáo huấn, nhưng với Bucky, đó chính là sự trừng phạt điển hình cho cách xử sự thiếu đạo đức, thiếu tính nhân loại.

Bệnh giang mai, các bệnh hoa liễu hay còn gọi là “bệnh xã hội” đi kèm với sự phi đạo đức mất hết danh dự, phẩm giá. Người mắc giang mai bị xã hội khinh bỉ vì một giả định về quá khứ phóng đãng, một đời sống tình dục khơng lành mạnh của họ. Alphonse Daudet đã giãi bày cho người bạn của ông - Edmond de Goncourt: "Tơi dính giang mai [...] và tơi đã truyền nó sang cả tình nhân của tơi" [49;182]. Daudet coi căn bệnh của mình là một hình thức sám hối. Anatole France cho biết ngay trước khi ơng qua đời, Daudet nói: "Tơi bị trừng phạt một cách cơng bằng vì đã quá yêu cuộc sống”. Helen Rappaport, một nhà sử học có tiếng đã cơng bố rằng sách vở, tài liệu và nhật ký về Lenin được phát hiện từ năm ngoái cho thấy Vladimir Lenin, nhà cách mạng Nga, đã chết vào năm 1924 vì bệnh giang mai nhiễm từ một gái mại dâm ở Paris. Nhiều người trong tầng lớp lãnh đạo Xô Viết biết chuyện này, tuy nhiên họ bị cấm và dọa tử hình nếu cơng bố điều đó. Dùng những cơn đột quị làm nguyên nhân cái chết của Lenin, chính quyền Xơ Viết đã cố gắng rất nhiều trong việc che đậy nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện điên loạn bất thường, những cơn giận dữ và cái chết q sớm của ơng. “Đó là một bí mật mà ai cũng biết trong số chúng tôi, song tất nhiên là không ai cơng bố cơng khai và khơng có hồ sơ chính thức nào của Liên Xơ chứng minh điều này. Các bác sĩ của Kremlin từng nghiên cứu về Lenin đều bị cấm nói về chuyện này - có thể phải chịu 26 Xem http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/170860/bo-truong-y-te---chung-toi-khong-giau-dich-soi-.html http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Song-khoe/602991/108-tre-chet-do-soi-va-bien-chung-bo-y-te-giau- dich.html#ad-image-0

hình phạt tử hình – và đã bị buộc phải tiêu hủy tài liệu chính thức”27. Bệnh giang mai của Lenin trở thành bí mật quốc gia. Một căn bệnh có thể làm sụp đổ hình tượng lãnh tụ, chắc chắn là vì nó mang biểu tượng của sự suy đồi đạo đức.

Cuối cùng, AIDS - căn bệnh của dục vọng – được kể như sự trừng phạt cho những đam mê vơ độ, thiếu chừng mực, thiếu kiểm sốt. Người nhiễm AIDS bị hắt hủi và bị loại trừ khỏi xã hội. Nhân vật ông Quảng trong Người đàn bà yếu đuối – phim truyền hình ra mắt năm 2002 – nhiễm AIDS do lang chạ với gái làng chơi, được nhìn như kẻ đáng trách nhiều hơn là đáng thương. Mai trong phim Trái tim bé

bỏng (đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, sản xuất năm 2008) là một nạn nhân của AIDS

do bị lừa vào đường dây mại dâm, luôn cảm thấy tự ti, nhục nhã và phải đội mũ sùm sụp để che giấu gương mặt. Người bị AIDS được khắc họa là người mắc tội, buộc phải thấy xấu hổ. AIDS ở nam giới còn dẫn đến sự ngầm hiểu bệnh nhân là người đồng tính, khi sống trong xã hội cịn định kiến thì đây cũng là sự nhục mạ, có thể thấy rõ điều này qua các phim Philadelphia (1993), Dallas Buyers Club (2013). AIDS khơng chỉ gây cái chết mà cịn gây sự hổ thẹn đến hết đời. Và khi tự sự về căn bệnh tạo nên ám ảnh đáng sợ như vậy, bệnh tật đã mang chức năng cảnh tỉnh đạo đức nhân loại – tức là nó đã được ngụ ngơn hóa cao độ.

Bệnh tật còn được phúng dụ như phép thử trạng thái đạo đức xã hội. Cách mà con người ứng xử với một người bệnh, một căn bệnh nhất định sẽ phản ánh trình độ văn minh của xã hội ấy. Ở khía cạnh này, đạo đức chính là văn hóa, là đại diện cho sự phát triển lành mạnh.

Người ta dễ dàng quy chiếu bệnh vào đạo đức, diễn ngôn bệnh tật nhiều khi trùng khít với diễn ngơn đạo đức. Bệnh tật là cơng cụ nói về đức hạnh, như là cơ chế tạo ra sự xấu hổ. Những đoạn nói về sự ơ uế, nhơ nhuốc của bệnh hủi trong

Kinh Thánh đã làm cho người bệnh tự ti, tự biệt lập và tách mình khỏi cộng đồng.

Bệnh điên cũng giống như bệnh hủi, bị người đời xa lánh, ghẻ lạnh. M.Foucault trong Madness and Civilization (Chứng điên và văn minh) cho rằng cách ta quy cho một số người là điên là để trấn áp chính mình… Bệnh tật trở thành cái cớ để người

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu SỰ THỂ HIỆN BỆNH ALZHEIMER TRONG MỘT SỐ VĂN BẢN TỰ SỰ ĐƯƠNG ĐẠI (Trang 31 - 37)