Xu hướng lãng mạn hóa

Một phần của tài liệu SỰ THỂ HIỆN BỆNH ALZHEIMER TRONG MỘT SỐ VĂN BẢN TỰ SỰ ĐƯƠNG ĐẠI (Trang 37 - 39)

7. Cấu trúc luận văn

1.3. Các xu hướng hình thành diễn ngôn bệnh tật trong văn chương nghệ thuật

1.3.2. Xu hướng lãng mạn hóa

Văn học trước thời hiện đại thiên về tiếp cận bệnh tật dưới dạng bệnh dịch, tức bệnh tập thể, miêu tả bệnh tật nhưng thường quên chính con người. Hoặc bệnh tật là ẩn dụ về thời đại, hoặc bệnh tật là biểu hiện cho sự bị trừng phạt về đạo đức. Chỉ đến thời lãng mạn, người ta mới quan tâm đến khía cạnh "ốm", "bệnh" chứ khơng chỉ là "dịch". Thành ngữ hay được sử dụng để nói về văn chương lãng mạn - "không ốm mà rên" - cũng phần nào cho thấy chủ nghĩa lãng mạn bắt đầu nghe con người ở phần yếu đuối nhất. Văn chương lãng mạn bắt nguồn từ nỗi đau thương sầu muộn, ốm yếu liên miên của chàng Werther (Nỗi đau của chàng Werther của văn hào Johann Wolfgang von Goethe). Tiếp theo sau đó chính là hàng tá các nhân vật bị bệnh trong tiểu thuyết Victor Hugo, Charles Dickens, Emily Bronte...

Người phương Đơng nhìn chuỗi Sinh-lão-bệnh-tử như một vịng tuần hồn, cái chết trở nên nhẹ nhõm, vì vậy có lẽ ta ít bắt gặp những tự sự hoặc miêu tả bệnh tật. Chỉ đến khi trào lưu Lãng mạn phương Tây tràn vào Việt Nam, thơ văn Đơng Kinh Nghĩa thục mới bắt đầu có ý thức về thân thể, con người bắt đầu tập thể dục để rèn luyện sức khỏe (có một sự ám ảnh về thân thể khỏe mạnh cường tráng trong truyện Thân thể của Xuân Diệu). Một thời kì trong văn chương của ta, hễ tương tư, thất tình là nhân vật bị ho lao. Tố Tâm trong tiểu thuyết cùng tên của Hoàng Ngọc Phách (1925) là hình tượng lãng mạn điển hình. Mối tình của nàng với Đạm Thủy

được ghi dấu bởi cái chết của khi nàng mới về nhà chồng được 36 ngày, mối tình kết thúc nhưng lại sống mãi khi nó chiến thắng được những lề thói lạc hậu của lễ giáo phong kiến.

Văn chương lãng mạn thế giới có sự xuất hiện của nhiều bệnh tật, nhưng nhiều nhất có lẽ là ho lao. Bản thân các thi sĩ lãng mạn chết trẻ vì bệnh tật cũng rất nhiều. Đó là một phần lý do để bệnh tật trong văn chương được lãng mạn hóa. Các thi sĩ ốm đau (có nhiều trường hợp chết vì bệnh) ở Việt Nam gồm có Lan Khai (1906 – 1945), Thạch Lam (1910-1942), Nguyễn Giang (1910-1969), Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938), Bích Khê (1916-1946). Điều này cũng trùng khớp với hiện tượng văn nghệ sĩ trên thế giới cũng chết vì lao: Gide (1869 –1951), Chopin (1810–1849), Keats (1795–1821), Thoreau (1817-1862), Emerson (1803 –1882), ba chị em nhà Brontë là Charlotte Bronte (1816- 1855), Emily Jane Brontë (1818 – 1848), Anne Brontë (1820 –1849)… Ho lao vì thế mà gắn với những người tài năng yểu mệnh, thậm chí là mẫu hình ao ước của Byron: ơng thèm khát có được cái vẻ “thú vị” khi chết của một người bệnh lao [46;31]. Có vẻ như diễn ngơn bệnh tật ở thời kì Lãng mạn đã được mĩ hóa cao độ, nó đồng nhất với tài năng, sự nhạy cảm tinh tế của giới văn nghệ sĩ.

Thế kỉ XIX tôn sùng sự hom hem, gầy guộc. Điều này là do các nhà văn đặt trọng tâm mô tả bệnh lao như là căn bệnh gợi cảm, người bị lao có vẻ đẹp “xanh xao, khơ héo, quyến rũ”[46;28] và nó trở thành mốt, chết trẻ vì bệnh lao được coi là tính cách lãng mạn. Chopin và Cơng tước Belgiojoso đã làm cho hình tượng ốm bệnh lao trở nên phổ biến, thành mẫu hình đáng thèm muốn của quý tộc. Thời trang của phụ nữ thế kỉ XX chính là thành trì cuối cùng của sự lãng mạn hóa bệnh tật.

Sự cá nhân hóa cảm giác về bệnh tật cũng thực hiện một chức năng lãng mạn: bệnh tật khơi gợi nhân tính. Các nhà văn rất có dụng ý khi chọn thời điểm ốm đau cho các nhân vật của mình. Trong Tội ác và trừng phạt của Dostoievsky, sau khi giết chết bà già Alyona, chủ tiệm cầm đồ và người em gái của bà này bằng một cái búa, Raskolnikov về nhà, cũng lên cơn sốt, bị ốm nặng trong nhiều ngày. Cảm giác cơ thể mềm nhũn ấy hoàn toàn trái ngược với tâm lý "không ăn năn" của kẻ phạm tội - người hùng đổi thay thế giới, hình mẫu mà anh ta đang hướng đến. Cái hay nhất ở Chí Phèo mà Nam Cao đã miêu tả được, khía cạnh con người thật thà nhất với chính nó, cũng chính là khi ốm, Chí biết lắng nghe thân thể của mình: “Hắn bâng khuâng [...] thấy miệng hắn đắng, lịng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn,

chân tay khơng buồn nhấc”. “Một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều; nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đơng đã đến. Chí Phèo hình như đã trơng trước thấy tuổi già của hắn, đói rét ốm

đau, và cơ độc, cái này cịn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. Bệnh tật trở thành

kênh biểu đạt, là ngơn ngữ của cơ thể. Chính phần cơ thể đó nhắc nhở con người về phần nhân tính trong bản thể của mình. “Người ta hay hối hận về tội ác khi không

đủ sức mà ác nữa”, bởi “muốn ác, phải là kẻ mạnh”. Chí Phèo đã đi theo đúng quỹ

đạo của Raskolnikov, sự thức tỉnh đến khi hắn nhận ra mình khơng phải là kẻ mạnh. Quả thực trận ốm này “thay đổi hẳn về sinh lý, cũng thay đổi cả tâm lý nữa” [3;20].

Kiểu nhân vật thức tỉnh nhờ bệnh tật như vậy xuất hiện sớm và cũng trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác giả đến sau. Điển hình nhất có lẽ chính là Jennifer Cavilleri – cơ sinh viên nhạc bị ung thư máu trong Love story (Chuyện tình

- 1970) của Erich Segal, phải bỏ lại sở thích, những mâu thuẫn, bỏ lại người tình

say đắm của mình. Jenny là khởi đầu của một loạt các nhân vật ung thư trong các drama Hàn Quốc sau này, với motif phút cuối đời ln nhận ra mọi chân lí, trở nên vị tha độ lượng trước khi giã từ sự sống…

Các diễn ngơn theo xu hướng lãng mạn hóa bệnh tật tóm lại có điểm chung là ln nỗ lực chống lại nỗi sợ hãi bệnh tật bằng cách mĩ hóa, xây dựng hình tượng anh hùng nghị lực phi thường, chiến đấu với cơn đau ốm. Vì vậy mà đề tài của các tự sự này không nằm ở bản thân bệnh tật mà tập trung vào thể tài chống chọi, vươn lên chiến thắng bệnh tật, vượt lên chính mình...

Một phần của tài liệu SỰ THỂ HIỆN BỆNH ALZHEIMER TRONG MỘT SỐ VĂN BẢN TỰ SỰ ĐƯƠNG ĐẠI (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w