Xu hướng khoa học hóa

Một phần của tài liệu SỰ THỂ HIỆN BỆNH ALZHEIMER TRONG MỘT SỐ VĂN BẢN TỰ SỰ ĐƯƠNG ĐẠI (Trang 39 - 94)

7. Cấu trúc luận văn

1.3. Các xu hướng hình thành diễn ngôn bệnh tật trong văn chương nghệ thuật

1.3.3. Xu hướng khoa học hóa

Ngành y được xem như một khoa học. Trước thế kỉ XIV, con người vẫn nhìn bệnh tật dưới cách nhìn của triết học bất khả tri luận. Đến thế kỉ XIX, thành tựu lớn nhất của khoa học chính là sinh học – ngành khoa học đột phá, lúc này các nhà sinh học không chỉ nghiên cứu về cây cỏ mà cịn nghiên cứu cơ thể người. Cùng với thuyết Darwin, vơ số những khám phá về sinh lí cơ thể người được cơng bố. Và trong thời kì đó, những mơ tả về bệnh tật hầu hết đều tập trung vào các triệu chứng có thể quan sát được, lí giải được và đặc biệt, có thể chữa được.

Một hướng đi rõ nét trong xu hướng này là Tâm phân học của Sigmund Freud. Năm 1873 Freud vào học khoa Y Đại học Vienne chuyên ngành Thần kinh học và đã đóng góp cho ngành nhiều cơng trình quan trọng về thực nghiệm và điều trị. Từ Thần kinh học chuyển sang Tâm phân học là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời khoa học của ơng. Freud chính là người sáng lập ra Tâm phân học tức tâm lý học về cái vơ thức, tâm lí học chiều sâu hay cịn gọi là Siêu tâm lí học, sau này được tôn thành Chủ nghĩa Freud.

Một trường hợp nghiên cứu bệnh theo hướng khoa học của Freud chính là nghiên cứu về Anna O. Freud và bác sĩ Breuer đã quan sát các biểu hiện hàng ngày của cô (rối loạn ảo giác, bại liệt, co quắp, tê bì da, nỗi sợ bức tường sụp đổ, tuy

không câm nhưng lại diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ không cú pháp, kết hợp nhiều thứ tiếng do đã hoàn toàn quên tiếng mẹ đẻ...), thống kê, lập các hồ sơ bệnh án... Cách mơ tả bệnh của Freud chính là cách mơ tả của một bác sĩ. Bắt đầu từ Freud, các trạng thái bất thường về tâm lí mới được quy thành bệnh. Freud chú ý tới những dữ liệu về hoàn cảnh thuần túy về con người và xã hội nơi người bệnh ở, dữ liệu về triệu chứng và thân thể, lí giải nguyên nhân bệnh là do hồn cảnh, mơi trường. Cơng lao của Freud cịn ở phát kiến về thái độ mới của người thầy thuốc – thái độ lắng nghe người bệnh và tìm kiếm ý nghĩa của các triệu chứng bệnh được biểu hiện. Theo quan điểm của ông, “các triệu chứng bệnh không phải tất cả đều là dấu hiện của một loại bệnh tật, mà hơn thế chúng cịn là bức thơng điệp phải giải mã của nột người vốn chỉ có thể phát biểu cảm nghĩ của mình thơng qua các triệu chứng bệnh”[7;82].

Trước đó, người ta chỉ cho rằng sầu muộn, trầm cảm chỉ là một trạng thái tâm lí mà thơi, nhưng đến Freud thì chúng được coi là bệnh. Tâm phân học của S.Freud tiếp cận bệnh tật như một khoa học, coi bệnh tâm thần là thứ có thể mơ tả khách quan. Cách Freud đọc Hamlet của Shakespeare theo phức cảm Oedipus phản ánh khá rõ khuynh hướng đọc bệnh dưới nhãn quan khoa học. Freud chỉ quan tâm đến việc mô tả các triệu chứng bệnh tật như thế nào và thường quy về các nguyên nhân khách quan, vật lý của bệnh tật.

Trong các tài liệu tự sự liên quan đến bệnh tật, cuốn nhật ký Journal des

Goncourt (1851-1896) của anh em nhà Goncourt đã ghi lại trung thực sự hoành

hành khủng khiếp của căn bệnh giang mai ở châu Âu vào nửa cuối thế kỷ XIX, cho thấy sự khổ sở, đớn đau của cái chết con người, sự bí hiểm của căn bệnh. Nó nhanh chóng phát triển thành một thứ dịch tràn lan. Bệnh giang mai đạt mức đại dịch trong thế kỷ XIX ở châu Âu, và trước khi sản xuất được penicillin vào những năm 1940, tuyệt nhiên khơng có cách chữa bệnh hiệu quả. Paris trong những năm 1890 là kinh đơ tình dục của lục địa, bị đánh gục nặng nề: Một chuyên gia về bệnh hoa liễu đương thời ước tính rằng 15% dân số trưởng thành trong thành phố mắc giang mai, một số liệu có tính dự báo về đại dịch HIV/AIDS ngày nay. Với các nghệ sĩ và nhà văn Paris, những người thường có lần đầu tiên của mình với gái mại dâm và lại coi thường bao cao su, thì dường như tỉ lệ này cao hơn nhiều: những ca giang mai nổi tiếng của Pháp bao gồm Gustave Flaubert, Charles Baudelaire, Guy de Maupassant, Eduoard Manet, Henri de Toulouse Lautrec, và Paul Gaugin. Giang mai gần như được chấp nhận như một phần tất yếu, và những kẻ phóng túng thậm chí cịn xem STD đầu tiên của mình như một huy chương danh dự. "Tơi bị giang mai!" - tiểu thuyết gia Guy de Maupassant (1850–1893) khi mới phát hiện mình dính căn bệnh

này reo lên đầy khối cảm, "Cuối cùng ta cũng mắc! Thực sự mắc giang mai! Ôi

bệnh giang mai tuyệt vời, căn bệnh đã giết cht vua Franỗois Ier". Giang mai thậm

chí cịn được liên hệ với thiên tài lãng mạn. Khi nhà thơ Baudelaire bị cơn co giật trên đường phố Paris vào năm 1862, ông đã viết với niềm tự hào, "Tơi thấy mình vượt qua cơn gió từ đơi cánh của sự điên rồ"[31;16]. Với nhãn quan lãng mạn, những nghệ sĩ khi ấy chưa nhìn bệnh tật như những nguy cơ, những hiểm họa chết người.

Khoa học nghiên cứu bệnh tật của con người ở tầm lí tính, tức là theo cách mơ tả triệu chứng, nó dừng việc nhìn bệnh tật như sự trừng phạt của Chúa, mà chứng minh nguyên nhân bệnh là những yếu tố thế tục như hồn cảnh, mơi trường ăn ở... Khoa học đi sâu vào mơ tả các triệu chứng, nhìn ra các dấu hiệu phát bệnh, điều này ảnh hưởng đến cả cách đọc văn học. Từ đây có những học giả chuyên đọc tác phẩm theo hướng tiểu sử nhà văn. Bác sĩ Trần Văn Bảng, Mạc Văn Phước và nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại cũng đi theo hướng đọc diễn ngơn bệnh tật dưới góc độ khoa học, đọc thơ văn rồi tìm ra triệu chứng trùng khớp với tiểu sử thực tế của nhà văn, tìm hiểu nguyên nhân cái chết, ghi chép thành các hồ sơ bệnh án... Họ bắt đầu nhìn bệnh tật dưới góc độ thế tục. Bệnh khơng cịn do Chúa, hay do sầu muộn, tương tư gây ra...

Xu hướng khoa học hóa là một xu hướng tự sự về bệnh tật nổi lên trong thời kì của chủ nghĩa Tự nhiên và Freud, có ưu điểm so với các xu hướng trước ở chỗ nó khơng nhìn bệnh ở phương diện cảm tính hay lãng mạn hóa, mà nó quan tâm đến mặt lí tính. Tuy nhiên, đây cũng là hạn chế của xu hướng này: Bệnh tật không thể chỉ cảm nhận ở phương diện lí tính. Khi đó ta chỉ nhìn vào bề mặt mà khơng nhìn thấy con người với bề sâu của nó.

1.4. Alzheimer – diễn ngơn thời Hậu hiện đại

Thời La Mã, các y sĩ đã quan sát và mô tả sự hủy hoại thần kinh liên quan đến tuổi già. Tuy nhiên, đến năm 1906, bác sĩ người Đức Alois Alzheimer, làm việc tại Bệnh viện Tâm thần Hồng gia ở Munich, mới trình bày cho các đồng nghiệp của mình trường hợp bệnh nhân tên Auguste D, 50 tuổi, bị mất trí28. Mất trí nhớ, định nghĩa là suy giảm nhận thức ở một người có trí tuệ bình thường, thường có liên quan đến tuổi già, nên nó thường được gọi là bệnh mất trí nhớ người già. Alzheimer cũng chỉ ra rằng căn bệnh này không thể chữa được, mang tính thối hóa và gây tử vong. Căn bệnh này được đặt theo tên ông.

Trong thế kỷ XX, từ "bệnh Alzheimer" thường chỉ dùng để định bệnh cho những người mất trí tuổi 45 đến 65 ("lẫn trước khi già", "lẫn sớm"). Những người 28 Maurer, Konrad; Maurer, Ulrike (2003). Alzheimer: the life of a physician and the career of a disease. New

lớn tuổi hơn mà bị mất trí được coi như là chuyện thông thường, do tuổi cao làm "não bộ tê cứng". Trong những năm 1970 - 1985 khoa học nhận thấy người mất trí ở các lứa tuổi khác nhau lại có triệu chứng lâm sàng giống nhau. Bệnh này thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi29, tuy nhiên dạng Alzheimer sớm dù khơng phổ biến nhưng có thể xảy ra sớm hơn rất nhiều. Năm 2006 có 26,6 triệu người mắc bệnh Alzheimer trên tồn thế giới. Dự đốn tỉ lệ mắc Alzheimer trên thế giới sẽ là 1 trên 85 vào năm 2050. Khi Alzheimer bùng nổ ở phương Tây, người ta coi đó là một trong những “căn bệnh thế kỉ” [45;59]. Từ những năm 1970 cho đến tính chất đại dịch như hiện tại, nó vẫn phát triển với các triệu chứng: bị nhầm lẫn, giảm trí nhớ (khó khăn trong việc nhớ các sự kiện gần nhất và khơng có khả năng để tiếp thu các thơng tin mới), khó khăn khi sử dụng ngơn ngữ, khó khăn về chức năng điều hành, nhận thức (agnosia), hoặc chức năng thực hiện các hoạt động, giảm vốn từ vựng và giảm sự lưu lốt, dẫn đến suy giảm khả năng ngơn ngữ nói và viết, giảm khả năng tự lập. Trong giai đoạn cuối, bệnh nhân hồn tồn phụ thuộc vào người chăm sóc...

Hiện nay khoa học vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân và tiến triển của bệnh Alzheimer. Nghiên cứu cho thấy căn bệnh này có liên quan với các mảng và đám rối trong não30. Các phương pháp điều trị hiện tại chỉ giúp giảm một phần nhỏ triệu chứng bệnh, chưa có phương pháp trị liệu nào có thể ngăn chặn hoặc làm chậm tiến triển của bệnh. Tính tới thời điểm 2008, đã có hơn 500 thử nghiệm lâm sàng nhằm tìm ra phương pháp chữa trị bệnh Alzheimer, nhưng vẫn chưa biết có kết quả nào khả quan trong các phương pháp đã được thử nghiệm31. Một số thói quen sống đã được đưa ra khuyến cáo nhằm phịng ngừa bệnh Alzheimer, nhưng cũng chưa có đủ chứng cớ cho thấy những khuyến cáo này có thể làm giảm sự thối hóa não. Các kích thích thần kinh, thể dục, và một chế độ ăn cân đối đã được khuyến cáo nhằm phòng ngừa cũng như một cách để hỗ trợ điều trị bệnh32.

Vì bệnh khơng thể chữa khỏi cho nên người bệnh phải được chăm sóc bởi những người thân trong gia đình33. Đây quả thực là những áp lực rất lớn về mặt xã hội, tâm lý, sức khỏe, kinh tế đối với cuộc sống của những người chăm sóc. Ở các nước phát triển, Alzheimer là một trong những bệnh tốn kém nhất cho xã hội34. 29 Brookmeyer R., Gray S., Kawas C. (September năm 1998). “Projections of Alzheimer's disease in the United States and the public health impact of delaying disease onset”. American Journal of Public Health 88 (9): 1337–42

30 Tiraboschi P, Hansen LA, Thal LJ, Corey-Bloom J (June năm 2004). “The importance of neuritic plaques and tangles to the development and evolution of AD”. Neurology 62 (11): 1984–9.

31 “Alzheimer's Disease Clinical Trials”. US National Institutes of Health.

32 “Can Alzheimer's disease be prevented” (PDF). National Institute on Aging. 29 tháng 8 năm 2006.

33 “The MetLife study of Alzheimer's disease: The caregiving experience” (PDF). MetLife Mature Market Institute. August năm 2006.

34 Murray J, Schneider J, Banerjee S, Mann A (August năm 1999). “EUROCARE: a cross-national study of co-resident spouse carers for people with Alzheimer's disease: II—A qualitative analysis of the experience of

Tiến bộ khoa học trong ba mươi năm qua đã dẫn đến sự tin tưởng rằng với các thành tựu y tế, con người có thể chữa khỏi tất cả các bệnh. Như Susan Sontag đã trình bày, các căn bệnh thường có khả năng bị biến thành những ẩn dụ. Thực trạng tuổi thọ con người ngày càng tăng, dân số ngày một già đi, các căn bệnh tuổi già gia tăng. Bệnh Alzheimer được chú ý hơn và cũng trở thành một ẩn dụ.

Triệu chứng phổ biến nhất và dễ thấy nhất của bệnh Alzheimer là sự mất trí nhớ. Mặc dù bệnh nhân Alzheimer đầu tiên cịn biểu hiện các triệu chứng khác như lo âu, hoang tưởng, ghen tng vơ lý – sự mất trí nhớ ngắn hạn này đồng nghĩa với mất ý thức về bản thân. Triệu chứng này dẫn đến sự cô lập ở người bệnh, như mọi căn bệnh thuộc khoa thần kinh khác. Khi đó, bệnh nhân nếm trải sự tước bỏ của khơng chỉ sức lực, nhan sắc mà cịn cả lí trí, và dần dần, khi bệnh tiến triển, ngay cả ý thức về sự tước bỏ đó cũng khơng cịn. Điều này mang lại một nhận thức khá bi đát: người bệnh bị buộc đau khổ khi thấy sự tồn tại của mình là gánh nặng của người khác.

Chẩn đốn và nghiên cứu về Alzheimer đã khơi gợi những vấn đề lớn hơn về sự nhận thức ý niệm bệnh và phương pháp điều trị bệnh. Liệu hiểu biết về Alzheimer có thể ảnh hưởng đến khái niệm về căn bệnh này? Và thậm chí, suy nghĩ về Alzheimer có khiến người ta đặt giá trị của khả năng nhớ lên trên các thuộc tính khác của con người khi xác định bản ngã và chất lượng cuộc sống của mình? Trong một nghiên cứu gây tranh cãi về quan niệm “bản ngã” trong bối cảnh hậu hiện đại, nhà xã hội học James Holstein và Jaber Gubrium đưa ra ý tưởng về một bản ngã chống chọi với thế giới của "truyền thông ăn liền, chủ nghĩa tiêu dùng thái q, và những hình ảnh số hóa. Trong một thế giới như vậy, bản ngã ở khắp mọi nơi và do đó khơng nơi nào cố định – nó phù phiếm, như một cái bóng của những gì nó đã từng là". Bị vùi dập bởi vơ số hình thức tương tác xã hội, kiến tạo bởi các lực lượng chính trị xã hội và văn hóa; phải đối mặt với rất nhiều hình ảnh của bản sắc, các cá nhân bị buộc phải thể hiện sự đa ngã: ý niệm về một căn cước ổn định, nằm ở trung tâm, tự trị và tự ý thức đã bị triệt tiêu trong thời đại này. Christopher Nash nhận thấy đặc tính phân mảnh của chủ nghĩa hậu hiện đại đã dẫn đến một mối quan tâm có tính văn hóa về vấn đề tự sự. "Chúng ta tư duy bằng hình thức câu chuyện, từ đó nó cho phép chính ta trở thành những diễn viên trong các sự kiện được ‘viết ra’ theo thời gian, trong một vở kịch nhân quả ngắn gọn mà ta vẫn thường xuyên tạo dựng và tổ chức cuộc sống của mình" [44;14]. Tự sự đó thường mang tính tuyến tính và do đó bản sắc thường được khẳng định như là cái mang tính liên tục theo thời gian. Nếu như khả năng tạo ra những tự sự ấy bị gián đoạn, cản trở, hay bị phá hủy hồn

tồn, thì kết quả là nỗi lo lắng và sợ hãi bao trùm, và đó chính là hiện thực người ta phải đối mặt khi đọc các văn bản nghệ thuật về bệnh Alzheimer.

1.4.1. Alzheimer - một căn bệnh hậu hiện đại

Thời Lãng mạn ghi dấu lần đầu con người được công nhận là các cá nhân, các cá nhân ấy buộc phải đương đầu với những giới hạn của mình. Bệnh tật là một trong những giới hạn đó. Chủ nghĩa Lãng mạn cho rằng tình thương có thể chiến thắng được bệnh tật, quan niệm thế giới như một cơ thể bị bệnh nhưng nó có thể chữa được. Vì thế V. Hugo mới ni dưỡng niềm tin vào sự lành lặn, có thể hàn gắn của xã hội. Đến các nhà Hiện thực chủ nghĩa mới có quan niệm thế giới khơng chữa được, và Chủ nghĩa Lãng mạn chỉ là ảo tưởng thơ ngây. Trong Dịch hạch (Camus), thế giới không thể chữa, nhưng con người tự chữa được chính mình. Rieux bước qua lời nguyền của Chúa, không cam chịu sự trừng phạt phi lí, và tại đây, khía cạnh nhân văn vẫn bảo tồn: con người khơng được đầu hàng, phải hành động khẳng định vị trí của cá nhân, phải khai phóng bản năng... Cịn ở thời Hậu hiện đại, con người khơng cịn nhiều ảo tưởng. Thế giới chữa được, ánh sáng của Chúa cứu được tất cả... là hệ hình lãng mạn khơng tưởng. Thế giới khơng thể hoàn hảo như người ta mong muốn. Con người mất niềm tin vào tiến bộ, vào sự phi thường của cá nhân nhờ sức mạnh của lý trí. Điều đó cho phép con người hiểu được giới hạn của chính mình, biết chấp nhận, nhìn nhận mọi thứ độ lượng hơn...

Alzheimer được coi là căn bệnh hậu hiện đại, hẳn là có cơ sở. Phải chăng đó là vì, những trải nghiệm của người bị bệnh Alzheimer thật ra rất gần với cách con

Một phần của tài liệu SỰ THỂ HIỆN BỆNH ALZHEIMER TRONG MỘT SỐ VĂN BẢN TỰ SỰ ĐƯƠNG ĐẠI (Trang 39 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w