b. Vốn đầu tưnước ngoài:
4.2. Những hạn chế và nguyên nhân:
Vốn ngân sách nhà nước
Vẫn chiếm tỉ trọng cao cho thấy nền kinh tế nước ta vẫn còn hẹp ,chưa mở rộng chưa kêu gọi được các nhà đầu tư trong và ngoai nước
Quá trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước vẫn còn một số vấn đề tồn tại:
Thứ nhất thất thu quá lớn và chi tiêu vung vãi, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã công bố kết quả kiểm toán năm 2008 tại 20 bộ, ngành trung ương, 35 tỉnh, thành phố, 23 tập đoàn, 19 dự án, chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh uỷ sáu tỉnh… Một lần nữa, kết quả kiểm toán cho thấy sai phạm trong chi tiêu, sử dụng vốn ngân sách vẫn còn lớn. Nhất là thể chế, kỷ luật hành chính trong việc dùng tiền, tài sản công đường như ngày càng lỏng lẻo hơn. Kiểm toán hồ sơ thuế của 469 doanh nghiệp tại cơ quan thuế của 35 tỉnh, (KTNN) đã xác định số phải nộp ngân sách nhà nước tăng thêm 452,3 tỉ đồng, Kiểm toán tại 235 cơ quan thuộc 21 bộ, ngành và cơ quan địa phương, KTNN xác định số thuế và số thu khác phải nộp thêm vào ngân sách 164,2 tỉ đồng. Những khoản thất thu lớn nhất trong thu thuế nội địa, chủ yếu là do quản lý lỏng lẻo, sử dụng sai mục đích, miễn giảm thuế, ưu đãi thuế không đúng.
Thứ hai một số ngành và địa phương đã ỷ lại quá nhiều vào nguồn vốn ngân sách nhà nước, chưa thực sự chú trọng đến việc huy động các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác nhau cả trong và ngoài nước.
Thứ ba hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn thấp như sau: trước hết là chủ trương đầu tư thiếu rõ ràng, thể hiện ở số lượng dự án nhóm B, C hàng năm vẫn lớn, dự án nhóm A chậm trễ và bị kéo dài, trong khi bố trí vốn cho nhiều dự án ở các địa phương còn phụ thuộc nhiều vào ý muốn chủ quan của cấp ra quyết định mà không cân nhắc kỹ chi phí, lợi ích và tính hiệu quả của dự án.
Thứ tư là sự chậm trễ trong việc thực hiện và giải ngân nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và trái phiếu chính phủ.
Nguyên nhân đầu tiên phải nói đến, đó chính là công việc chỉ đạo, điều hành và quản lý thực hiện dự án của các Bộ, ngành, địa phương còn nhiều hạn chế, đồng thời công tác xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự án, tổng dự toán và thiết kế kỹ thuật… vừa chậm trễ, vừa chưa đảm bảo yêu cầu chất lượng; công tác khảo sát ban đầu thiếu chính xác, không xác
định đầy đủ các yếu tố liên quan. Thủ tục phê duyệt tổng dự toán, kế hoạch đấu thầu, kết quả trúng thầu…của một số Bộ, ngành và địa phương còn rất rườm rà và phức tạp. Các quy định hướng dẫn tính toán điều chỉnh chi phí, định mức đầu tư thường chậm được xử lý của các cấp thẩm quyền và không đồng bộ với các biến động thị trường, nhiều lúc dẫn đến tình trạng chi vượt dự toán, giảm nguồn thu.
Cuối cùng sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư còn giàn trải, phân tán; các dự án còn chậm tiến bộ.Theo tổng hợp của Bộ KHĐT từ 97 cơ quan bộ, ngành, số dự án được quyết định đầu tư trong năm 2009 là 8.810 dự án, cao hơn số dự án dự kiến kết thúc đưa vào hoạt động là 6.598 dự án, cho thấy tình hình đầu tư vẫn dàn trải, phân tán, số dự án bố trí đầu tư không tương ứng với số dự án đi vào hoạt động. Có tới 4.182 dự án vi phạm các quy định về quản lý đầu tư, trong đó phổ biến là các vi phạm về chậm tiến độ (4.076 dự án, chiếm khoảng 12,7% tổng số dự án thực hiện đầu tư); không phù hợp quy hoạch 51 dựán (0,2%); đấu thầu không đúng quy định 29 dự án (0,1%); phê duyệt không kịp thời 108 dự án (0,3%), chất lượng xây dựng thấp 149 dự án (0,5%); có lãng phí 94 dự án (0,3%)...
Điều đáng nói là tình trạng chậm tiến độ của các dự án vẫn chưa được cải thiện đáng kể so với mọi năm, trong đó, rất nhiều dự án đầu tư thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng quan trọng. Chậm tiến độ là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí, giảm hoặc không còn hiệu quả đầu tư của các dự án. Đánh giá của các bộ, ngành cũng cho thấy, nguyên nhân của chậm tiến độ các dự án trong năm 2009 chủ yếu vẫn là do công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư khó khăn, tư vấn yếu kém hoặc quá tải; một số đơn vị thi công không đủ năng lực; năng lực tổ chức thực hiện của chủ đầu tư yếu; đơn vị thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế, đấu thầu kéo dài; không đủ vốn; thanh quyết toán chậm; chuẩn bị thủ tục, đấu thầu, xét thầu kéo dài... Kết quả là đã có tới 6.478 dự án đầu tư đang thực hiện phải điều chỉnh, khiến hiệu quả dự án giảm sút rõ rệt.
Tuy nhiên, hệ số ICOR (hệ số hiệu quả đầu tư theo hiệu suất vốn – sản lượng) tính theo tích lũy tài sản gộp của Việt Nam đã tăng gấp đôi (từ mức 2,73 trong các năm 1990-1995 lên đến 5,4 trong các năm 2006-2010). Điều này cho thấy hiệu suất đầu tư chưa cao, còn thất thoát, lãng phí, không tạo ra năng lực sản xuất. Mức chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong những năm gần đây lên mức khá cao, trên 30% giai đoạn 2005-2010, trong khi các nước ở cùng mức độ phát triển trong khu vực (Indonesia, Philippin, Thái Lan), chỉ có ở mức trên dưới 20% GDP. Tình trạng các dự án đầu tư chậm tiến độ vẫn còn phổ biến. Còn không ít dự án đầu tư có hiệu quả thấp hoặc không có hiệu quả, không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội, cá biệt có những dự án, nội dung đầu tư trùng lắp, chồng chéo, gây cản trở hoặc làm mất hiệu quả của các dự án đã được đầu tư trước đó.
Một số Bộ, ngành, địa phương trong một số dự án cụ thể đã không chấp hành nghiêm các quy định về quản lý đầu tư sử dụng vốn nhà nước, dẫn đến tình trạng phân bổ vốn đầu tư dàn trải, nợ đọng, kéo dài tiến độ thực hiện, gây lãng phí, thất thoát trong đầu tư. Một số các dự án đầu tư vi phạm quy định pháp luật về đầu tư. Kết quả thanh tra, kiểm tra cho thấy các công trình, dự án đều có sai phạm trong khâu lập thủ tục đầu tư, thiết kế, đấu thầu, sử dụng vốn có đầu tư sai mục đích, nghiệm thu, thanh toán khống, quyết toán sai so với khối lượng thực tế đã thi công, đơn giá, định mức… gây thất thoát, lãng phí.
Việc xử lý các sai phạm trong quản lý đầu tư và xây dựng chưa kịp thời, nghiêm minh. Việc quy trách nhiệm cho các đối tượng có liên quan trong quá trình đầu tư dự án không rõ ràng, cụ thể, không đủ sức răn đe nên chưa có tác động tích cực trong việc hạn chế, đẩy lùi tình trạng lãng phí, tham ô, thất thoát trong đầu tư, xây dựng. Vì vậy, đã làm xói mòn lòng tin của người dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật trong lĩnh vực quản lý đầu tư công.
Mặc dù đã phân cấp triệt để về quản lý đầu tư công cho các Bộ, ngành và cấp tỉnh, song nguồn nhân lực ở các địa phương chưa được đào tạo, chuẩn bị cho việc phân cấp đầu tư; năng lực của các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, Tư vấn lập dự án, Tư vấn giám sát thi công chất lượng công trình… không đáp ứng các điều kiện quy định của pháp luật hiện hành.
Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân; trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Thứ nhất, do đầu tư phân tán, vốn ưu tiên được phân bổ vào quá nhiều dự án; các dự án thường bị thiếu vốn và kéo dài tiến độ, làm tăng chi phí đầu tư và chậm đưa công trình vào sử dụng; đầu tư phân tán, dàn trải dẫn đến dư thừa công suất, tỷ suất sử dụng công trình không đạt như dự kiến, chi phí vận hành không giảm; đầu tư thiếu đồng bộ, thiếu quy hoạch, thiếu kế hoạch chi tiết, đầu tư các dự án không cần thiết dẫn tới công trình cụ thể hoàn thành mà không đưa vào sử dụng được hoặc công trình dở dang, không hoàn thành được, lãng phí vốn đầu tư.
- Thứ hai, quản lý và giám sát đầu tư còn yếu kém làm thất thoát vốn đầu tư và chưa đảm bảo chất lượng và hiệu quả công trình như dự kiến; phân cấp quyết định và sử dụng vốn đầu tư chưa kèm với giám sát, kiểm soát chất lượng và hiệu quả đầu tư.
- Thứ ba, cơ chế khuyến khích, ưu đãi đầu tư và quản lý đầu tư chưa hợp lý, còn dàn trải, chưa có mục tiêu và điều kiện ràng buộc rõ ràng, cụ thể; chưa hướng được đầu tư vào các ngành công nghệ cao, ngành có lợi thế cạnh tranh, có tác động và đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế.
- Thứ tư, do doanh nghiệp nhà nước còn được bao cấp về một số nhân tố sản xuất, nhất là đất đai, tín dụng; giá đất và tài sản cố định trong nhiều trường hợp chưa tính đúng và tính đủ nên chưa tính đúng, tính đủ chi phí kinh doanh. Một số doanh nghiệp nhà nước vẫn là một công ty đóng, chưa thể chủ động huy động vốn chủ sở hữu từ các nhà đầu tư bên ngoài. Vì vậy, doanh nghiệp nhà nước hiện vẫn dựa nhiều vào vốn tín dụng và tài nguyên thiên nhiên để đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh. Hệ quả là đòn bẩy tài chính luôn cao và có thể còn gia tăng; không thể chủ động trong đầu tư phát triển; rủi ro và nguy cơ bất ổn kinh doanh là rất lớn. Quản trị ở các công ty sở hữu nhà nước còn yếu kém; quyền chủ sở hữu nhà nước chưa được thực hiện đầy đủ, kém hiệu lực, ít hiệu quả; cơ chế "hành chính chủ quản" phân tán, thiếu minh bạch, thiếu trách nhiệm giải trình.
- Thứ năm, tình trạng thiếu trách nhiệm, không sâu sát thực tế, chỉ quan tâm đến lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, bệnh thành tích theo nhiệm kỳ, thiếu tuân thủ các quy định về chuẩn bị đầu tư, thẩm quyền quyết định đầu tư, vi phạm quy hoạch đã được phê duyệt… là những nguyên nhân dẫn đến những quyết định đầu tư chưa đúng. Tăng GDP chạy theo số lượng, tìm mọi cách tăng lượng vốn đầu tư, trước hết là đầu tư công diễn ra phổ biến trong tổ chức thực hiện đầu tư. Bố trí đầu tư vượt quá khả năng cho phép, phân bổ đầu tư cho cả những dự án chưa đủ thủ tục, những dự án chưa cần thiết, bất chấp hiệu quả làm phát sinh đầu tư dàn trải, nợ đọng lớn. Trong nhiều dự án, chủ đầu tư quản lý đầu tư xây dựng tách rời người vận hành công trình sau khi công trình được đưa vào sử dụng nên chủ đầu tư thường buông lỏng trách nhiệm kiểm soát nhà thầu; có trường hợp chủ đầu tư, nhà thầu câu kết với nhau để thực hiện các hành vi sai trái.
- Thứ sáu, năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức chưa ngang tầm, yếu kém trong công tác chỉ đạo, điều hành gây thất thoát, lãng phí trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư. Ý thức chấp hành pháp luật, kỷ cương, phẩm chất, trình độ cán bộ, công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý dự án đầu tư xây dựng còn kém. Lãnh đạo không ít bộ, ngành, địa phương chưa ý thức đầy đủ về những hạn chế, yếu kém của mình trong công tác đầu tư xây dựng. Báo cáo của các bộ, địa phương về đầu tư vẫn nặng về thành tích, chưa thẳng thắn
nhìn nhận hết mức độ nghiêm trọng về các sai phạm, thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cũng như chưa làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân.
- Thứ bảy, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chưa thường xuyên, liên tục, công tác giám sát, đánh giá đầu tư chưa được coi trọng. Công tác giám sát nội bộ hiệu quả thấp. Hầu như rất ít vụ tham nhũng gây thất thoát, lãng phí được phát hiện thông qua giám sát nội bộ hoặc giám sát của đại diện chủ sở hữu hoặc giám sát của cơ quan quản lý nhà nước.
- Thứ tám, tư duy ỷ lại vào đầu tư của ngân sách nhà nước còn nặng nề. Các bộ, địa phương ít chủ động, sáng tạo trong việc huy động các nguồn vốn khác như đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân để tham gia đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng. Khi vốn ngân sách không đáp ứng được tiến độ thi công, nhất là trong điều kiện giá xây dựng đang tăng cao như hiện nay, thì việc huy động dự án vào sản xuất, kinh doanh bị chậm, không phát huy được hết công suất.
- Thứ chín, việc hoạch định chính sách và ban hành các văn bản pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật, việc lấy ý kiến của các đối tượng thuộc sự điều chỉnh của chính sách, pháp luật còn bị động. Hệ thống các văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động đầu tư (đất đai, xây dựng, thuế…) đã gây trở ngại cho việc thực hiện đầu tư theo hướng đơn giản hóa. Hiện tượng phân tán, chồng chéo, trùng lắp về thủ tục hành chính giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư vẫn chưa được giải quyết kịp thời, gây trở ngại, đẩy chi phí đầu tư lên cao, làm môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam kém tính hấp dẫn, cạnh tranh.
Để khắc phục thực trạng trên:
Cần sớm ban hành Luật đầu tư công để tác động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu đầu tư; tăng cường, xiết chặt kỷ luật về đầu tư công, khắc phục triệt để những tồn tại yếu kém trong quản lý nhà nước về đầu tư công hiện nay, nhất là khâu quyết định chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện nghiêm khắc kỷ cương trong việc phân bổ vốn đầu tư phù hợp chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; hoàn thiện cơ chế quản lý, theo dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình đầu tư công từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở; nâng cao và hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực thực hiện, quản lý đầu tư công
Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước:
- Nguồn lực được phân bổ hàng năm chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các dự án, chương trình phê duyệt, không tương xứng, nên số dự án dở dang chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Tình trạng dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư là khá phổ biến.
- Cơ chế phân bổ vốn thiếu minh bạch khi không có tiêu chí, dẫn đến tình trạng xin - cho, ban phát tùy tiện diễn ra phổ biến. Quyền năng của các cơ quan quản lý nguồn vốn nhà nước ở các bộ, ngành không được coi trọng và thực thi chặt chẽ.
- Chất lượng tổ chức triển khai và quản lý đầu tư bị hạn chế, có nơi buông lỏng thậm chí bỏ qua sai sót, do việc quy trách nhiệm cho ai luôn ở tình thế "tế nhị". Những yếu kém đã không được xử lý, lại còn được dung túng bằng các quyết định tăng tổng mức đầu tư, tăng danh mục dự án (do ban phát, xin-cho
- Vì thiếu tiêu chí, nên rất khó xác định được suất đầu tư của từng dự án, trên cơ sở đó để đánh giá được tính hiệu quả của từng dự án. Ví dụ về y tế, hàng năm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chưa nêu được nội dung cụ thể, như: Đã xây mới được bao nhiêu bệnh viện? Nâng cấp bao nhiêu bệnh viện? Nâng sô giường bệnh là bao nhiêu?
- Các quy định về mở thầu, đấu thầu, chỉ định thầu trong đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chưa xác định rõ năng lực quản lý của chủ đầu tư, tiêu chuẩn, trách nhiệm, bảo đảm chất lượng công trình của dự án. Khá nhiều dự án tổ chức
đấu thầu không đúng quy định, thiếu minh bạch nên có việc chạy thầu, thông thầu, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả, chất lượng các công trình.