Vốn đầu tư trong nước

Một phần của tài liệu cơ cấu đầu tư tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 29)

 Vốn ngân sách nhà nước:

Thời gian qua, vốn đầu tư của Nhà nước đã tập trung cho đầu tư phát triển các hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng đã ở mức cao trong GDP, khoảng hơn 10%. Trong đó, đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước chiếm ¾ tổng đầu tư cơ sở hạ tầng. Điều này đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra sự tăng trưởng cao và ổn định về kinh tế trong nhiều năm qua; tạo ra những yếu tố và năng lực sản xuất, dịch vụ to lớn của một số ngành quan trọng (hệ thống giao thông đường bộ quốc gia; hệ thống cảng biển, cảng hàng không quốc gia; hệ thống giao thông và viễn thông nông thôn; một số cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ quan trọng của quốc gia); duy trì và phát triển hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh từ Trung ương đến địa phương, bước đầu đáp ứng được một phần

nhu cầu cơ bản của xã hội; tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh chóng từ 15,5% năm 2006 xuống chỉ còn 9,45% năm 2010.

 Về vốn tín dụng đâu tư phát triển nhà nước:

Ngân hàng Nhà nước đã từng bước nới lỏng quy định trần lãi suất huy động nhưng mặt bằng lãi suất thị trường vẫn ổn định, không có sự xáo trộn và cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng như những năm trước đây. Lạm phát đã được kiềm chế từ mức cao 18,13% cuối năm 2011 xuống 6,81% năm 2012 và 3,53% trong 8 tháng đầu năm 2013, khả năng cả năm 2013 có thể được kiểm soát ở mức khoảng 7%. Nếu như trước đây, tỷ giá và thị trường ngoại hối thường xuyên biến động và chịu sức ép tăng, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước thì đến nay tỷ giá và thị trường ngoại hối về cơ bản ổn định, tình trạng đôla hóa đã giảm mạnh, nhờ đó Ngân hàng Nhà nước mua được một lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước. Thị trường vàng từng bước được tổ chức sắp xếp, đổi mới một cách căn bản, góp phần ngăn chặn ảnh hưởng của biến động giá vàng đến ổn định kinh tế vĩ mô.

 Về vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước:

Theo số liệu của Bộ Tài chính, tính đến hết năm 2010, các tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư ngoài ngành gần 22.000 tỷ đồng, trong đó có 3.576 tỷ đồng vào chứng khoán, 2.236 tỷ đồng vào lĩnh vực bảo hiểm, 5.379 tỷ đồng vào bất động sản, vào quỹ đầu tư 495 tỷ đồng; riêng lĩnh vực ngân hàng vượt trội với 10.128 tỷ đồng. Trong số các tập đoàn đầu tư ra ngoài ngành, dẫn đầu là PVN, với hơn 6.700 tỷ đồng, tiếp đến là Tập đoàn Công nghiệp cao su với hơn 3.800 tỷ đồng, EVN tổng đầu tư ngoài ngành hơn 2.100 tỷ đồng. Có tới hơn 80% nguồn vốn nói trên đã được đầu tư vào kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng, quỹ đầu tư – những ngành kinh doanh vốn xa lạ với chức năng chính của các DN này…theo số liệu của Bộ Tài chính, tổng số nợ của DNNN là 1.008.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 790.000 tỷ đồng, như vậy, tính bình quân, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của các DNNN là 1,36 lần. Tính đến tháng 9/2011, dư nợ vay ngân hàng của các DNNN là 415.347 tỷ đồng, chiếm tới 16,9% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, chỉ riêng 12 tập đoàn kinh tế của nhà nước dư nợ đã lên tới 218.738 tỷ đồng, chiếm 8,76% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng và chiếm 52,66% dư nợ cho vay DNNN; dẫn đầu là PVN với 72.300 tỷ đồng, EVN với 62.800 tỷ đồng, TKV với 20.500 tỷ đồng Vinashin với 19.600 tỷ đồng. Ngoài ra, có đến 30/85 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao hơn 3 lần, đặc biệt có 7 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ này trên 10 lần, như: Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp, Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1, Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5, Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 8, Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội... Khu vực doanh nghiệp nhà nước có đóng góp lớn vào thu ngân sách. 8 tháng năm 2013, khu vực này đóng góp 89,8 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 30% trong tổng thu ngân sách nội địa.

Một phần của tài liệu cơ cấu đầu tư tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w