Nội dung của bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu luật an sinh xã hội việt nam (Trang 28 - 30)

1. Quỹ bảo hiểm xã hội

- Quỹ bảo hiểm xã hội là một quỹ tiền tệ tập trung, được hình thành từ sự dóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội.

- Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn sau: + Người sử dụng lao động đóng theo quy định sau:

Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền cơng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động

* 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Luật BHXH và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội;

* 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.

+ Người lao động đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền cơng vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%.

+ Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ. + Hỗ trợ của Nhà nước.

+ Các nguồn thu hợp pháp khác.

Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý theo các nguyên tắc cơ bản sau: * Nguyên tắc tập trung thống nhất, dân chủ và công khai. * Nguyên tắc hoạch toán độc lập.

* Nguyên tắc được nhà nước bảo hộ.

* Nguyên tắc được thực hiện các biện pháp bảo tồn giá trị và tăng trưởng theo quy định của Chính Phủ.

Nguyên tắc tập trung thống nhất, dân chủ và công khai được coi là nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất. Thông qua nguyên tắc này tạo ra dược một khối lượng tiền thống nhất tránh sự thất thốt quỹ và sử dụng quỹ khơng đúng mục đích. Bên cạnh đó, ngun tắc này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà nước trong việc chỉ đạo, tổ chức, kiêm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của quỹ bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra các nguyên tắc khác phối hợp và liên kết với nhau cũng đóng vai trị nịng cốt tạo cơ sở đảm bảo cho việc cân đối thu chi của quỹ.

2. Các loại hình bảo hiểm xã hội

a. Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc

* Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

- Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng:

+ Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

b) Cán bộ, công chức, viên chức;

c) Cơng nhân quốc phịng, cơng nhân cơng an;

d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ cơng an nhân dân phục vụ có thời hạn;

e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngồi mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

+ Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có th mướn, sử dụng và trả cơng cho người lao động.

- Ở những doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức này người sử dụng lao động, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội sau:

+ Chế độ trợ cấp ốm đau. + Chế độ trợ cấp thai sản

+ Chế độ tai nạn lao động, bênh nghề nghiệp. + Chế độ hưu trí.

+ Chế độ tử tuất.

+ Chế độ nghỉ dưỡng, hồi phục sức khhoẻ cho người lao động.

b. Loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội.

3. Giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội

Khi xảy ra tranh chấp về bảo hiểm xã hội thì giải quyết như sau:

* Đối với tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động được giải quyết theo các quy định về giải quyết tranh chấp lao động (theo chương XIV BLLĐ).

* Đối với tranh chấp giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với người sử dụng lao động hoặc với cơ quan bảo hiểm xã hội, giữa người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội do hai bên thoả thuận, nếu khơng thoả thuận được thì do Tồ án nhân dân giải quyết.

Một phần của tài liệu luật an sinh xã hội việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)