Thị % số HS đạt các mức theo tiêu chí đánh giá NLVDKT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập thực tiễn dạy học phần kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm (hoá học 12) phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh (Trang 98 - 129)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 chưa đạt (%) đạt (%) khá (%) tốt (%) TN ĐC

Từ kết quả trên, chúng tôi rút ra nhận xét như sau: tổng hợp kết quả đánh giá NLVDKT do GV đánh giá và HS tự đánh giá, lấy điểm trung bình cộng cho từng HS với từng tiêu chí, chúng tơi thấy ở lớp thực nghiệm, số lượng HS đạt mức khá, tốt nhiều hơn, số HS ở mức chưa đạt và đạt ít hơn, có nghĩa là số HS đạt được các tiêu chí của NLVDKT ở mức khá, giỏi ở các lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với các lớp đối chứng. Điều đó cho thấy, việc sử dụng các câu hỏi, bài tập thực tiễn trong quá trình dạy học ở các lớp thực nghiệm đã có hiệu quả trong việc phát triển NLVDKT cho HS.

Như vậy, việc phân tích bảng kiểm quan sát do GV đánh giá và HS tự đánh giá kết hợp với việc phân tích phiếu điều tra HS sau q trình thực nghiệm, chúng tơi nhận thấy học sinh ở các lớp TN đã có sự thay đổi rõ rệt về các biểu hiện của NL vận dụng kiến thức đặc biệt là vận dụng các kiến thức hóa học vào thực tiễn. Nếu như trước quá trình TN các em chưa có thói quen liên hệ những kiến thức đã học vào thực tiễn thì sau TN đa số các em đã hình thành cho mình thói quen này. Trong quá trình học tập số các em tìm ra được những mâu thuẫn giữa lí thuyết với thực tiễn đã tăng lên; các em thường xuyên đưa ra những khúc mắc của mình về những hiện tượng mà các em quan sát được trong thực tiễn có liên quan đến kiến thức trong bài. Khi được giao nhiệm vụ về nhà các em thường chủ động tìm hiểu thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ được giao, tích cực hơn trong các giờ dạy được giao nhiệm vụ đó (nhóm nào cũng cũng cố gắng để sản ph m của nhóm mình được cơ và các bạn trong nhóm khác đánh giá cao). Nếu như trước TN, HS còn ngại khi GV giao nhiệm vụ về nhà tìm hiểu các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học thì sau TN các em đã hứng thú hơn khi được giao nhiệm vụ này. Bởi vì đa số các em đã hình thành được thói quen liên hệ thực tiễn, thích tự mình tìm hiểu các ứng dụng hóa học vào cuộc sống. Kết quả trên cho thấy, việc sử dụng các bài tập thực tiễn nhằm phát triển NLVDKT đã bước đầu có hiệu quả.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Sau khi tiến hành TNSP tại hai trường THPT của Hà Nội, thông qua các kết quả thu được từ điểm kiểm tra hai bài 15 phút, một bài 45 phút trong quá trình TNSP và kết quả xử lý số liệu thống kê, chúng tôi khẳng định: việc sử dụng các bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho HS thông qua dạy

học chương "Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhơm" đã có hiệu quả.

Các kết quả TN cũng khẳng định giả thuyết khoa học đã đề ra là đúng đắn và việc vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế giảng dạy ở các trường THPT hiện nay là hồn tồn có tính khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận:

Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ của đề tài, chúng tơi đã giải quyết được một số vấn đề lí luận và thực tiễn sau đây:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh thơng qua q trình dạy và học mơn hóa học ở bậc phổ thơng.

- Điều tra thực trạng của việc sử dụng bài tập thực tiễn trong quá trình dạy học ở trường THPT nhằm phát triển NLVDKT của HS.

- Trên cơ sở phân tích cấu trúc và nội dung chương trình phần “Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm”; kết hợp nghiên cứu các nguyên tắc và quy trình xây dựng BTHH thực tiễn, chúng tôi đã đưa ra hệ thống gồm 100 câu hỏi, bài tập thực tiễn phần kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhơm (Hóa học 12).

- Chúng tơi đã đề xuất một số biện pháp sử dụng các câu hỏi, bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh thơng qua dạy học hóa học ở phổ thông: sử dụng trong các bài hình thành kiến thức mới, dạng bài luyện tập và sử dụng trong kiểm tra và sử dụng để kiểm tra, đánh giá trong dạy học phần Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhơm (Hóa học 12).

- Đã thiết kế được 3 kế hoạch bài dạy trong chương “Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm” và tiến hành TN sư phạm tại 2 lớp 12 ở trường THPT Trương Đ ị n h và 2 lớp 12 ở trường THPT Kim Anh - Hà Nội.

- Xử lí các số liệu TN sư phạm bằng phương pháp thống kê tốn học; phân tích kết quả TN sư phạm để xác định tính khả thi của đề tài.

2. Khuyến nghị

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các bài tập thực tiễn nhằm phát triển NL vận dụng kiến thức cho học sinh ở nhà trường THPT, chúng tơi có một số đề nghị sau:

- Tăng cường số lượng và chất lượng bài tập hóa học thực tiễn trong SGK, sách bài tập, sách tham khảo.

- Cần đưa nhiều hơn các câu hỏi, bài tập thực tiễn vào trong các bài kiểm tra thường xuyên, các đề thi tốt nghiệp, đại học và thi tuyển học sinh giỏi.

được nhu cầu học tập, nghiên cứu của GV và HS.

- Cần có nhiều biện pháp để khuyến khích các GV tự xây dựng hệ thống BTHH thực tiễn và tích cực sử dụng chúng trong quá trình dạy học.

- Đổi mới trong cơng tác quản lí: tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, hình thức tổ chức dạy học để GV có thể chủ động tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với việc sử dụng tăng cường các BTHH thực tiễn.

- Đối với GV: cần không ngừng bồi dưỡng kiến thức hóa học thực tiễn, tích cực, chủ động nghiên cứu và xây dựng hệ thống câu hỏi, BTHH thực tiễn phục vụ cho quá trình dạy học, phù hợp với đối tượng HS nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho HS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chuẩn kiến thức kĩ năng mơn hóa học cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh

giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh mơn Hóa học cấp Trung học phổ thơng.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thơng tổng

thể.

4. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014), Lý luận dạy học hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm.

5. Nguyễn Cương - Nguyễn Mạnh Dung - Nguyễn Thị Sửu (2000), Phương pháp dạy học hoá học Tập 1, Nxb Giáo dục.

6. Nguyễn Cương - Nguyễn Ngọc Quang - Dương Xuân Trinh (2001), luận dạy học Hoá học tập 1, Nxb Hà Nội.

7. Vũ Cao Đàm (2006), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục.

8. Phạm Minh Hạc - Lê Khanh - Trần Trọng Thuỷ (1988), Tâm lý học (tập 1), Nxb Giáo dục.

9. I.F. Khalomop (2004), Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào, Nxb Giáo dục.

10. Nguyễn Công Khanh (2013), Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo cách tiếp cận năng lực, Hà Nội.

11. Lê Đức Ngọc (2014), Phát triển chương trình đáp ứng đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, Hà Nội.

12. Đặng Thị Oanh - Nguyễn Thị Sửu (2014), Phương pháp dạy học mơn Hóa học

ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư Phạm.

13. Đặng Thị Oanh (Chủ biên) - Trần Trung Ninh - Đỗ Công Mỹ (2006), Câu hỏi lý thuyết và bài tập, hóa học trung học phổ thơng, Tập 1, Nxb Giáo dục.

14. Đặng Thị Oanh, Phạm Ngọc Bằng, Ngơ Tuấn Cường, Nguyễn Xn Tịng (2007), Bài tập trắc nghiệm và tự luận hóa học 12, Nxb Giáo dục.

15. Nguyễn Thị Minh Phương (2007), "Tổng quan về khung các năng lực cần đạt ở học sinh trong mục tiêu giáo dục phổ thông", Tạp chí khoa học

giáo dục (33) tr.63-64.

16. Lương Thiện Tài, Hoàng Anh Tài, Nguyễn Thị Hiển (2007), “Xây

dựng bài tập hóa học thực tiễn trong dạy học phổ thơng”, Tạp chí Hóa học và ứng dụng (64), tr.11-13.

17. Trần Thị Phương Thảo ( 2 0 0 8 ), Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về hóa học có nội dung gắn với thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học sư phạm TP. HCM.

18. Lê Thị Kim Thoa (2009), Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học gắn với thực tiễn dùng trong dạy học hóa học ở trường THPT, Luận văn thạc

sĩ Giáo dục học, Đại học sư phạm TP. HCM.

19. Đậu Thị Thịnh (2011), Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức

hóa học vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông phần hữu cơ lớp 12 ban nâng cao, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Giáo dục.

20. Nguyễn Xuân Trường, Phạm Văn Hoan, Phạm Tuấn Hùng, Trần Trung Ninh, Cao Thị Thặng, Lê Trọng Tín, Nguyễn Phú Tuấn (2007), Sách giáo viên

- Hoá học 12, Nxb Giáo dục.

21. Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên) (2007), Bài tập hóa học 12, Nxb Giáo dục. 22. Nguyễn Xuân Trường (2001), Hóa học vui, Nxb Khoa học kỹ thuật.

23. Nguyễn Xuân Trường (2006), 385 câu hỏi hóa học với đời sống, Nxb Giáo dục.

24. Viện ngôn ngữ học (2001), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nxb TP.Hồ Chí

Minh.

25. https://en.wikipedia.org/wiki/Aluminium oxide 26. http://people.exeter.ac.uk/yszhang/caesium

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Gợi ý đáp án hệ thống bài tập hóa học thực tiễn phần kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm (Mục 2.3.2 chương 2)

1.1. Phần kim loại kiềm và hợp chất của kim loại kiềm

Câu 1. A Câu 2. A Câu 3. C Câu 4. B Câu 5. A Câu 6. B Câu 7. C Câu 8. C Câu 9. B Câu 10. C Câu 11. D Câu 12. D Câu 13. A Câu 14. C

Câu 15. Khi thao tác thực hành với kim loại natri, không được cầm trực tiếp bằng tay mà phải sử dụng kẹp sắt vì Na có khả năng phản ứng rất mạnh, cầm trực tiếp có thể gây bỏng cho da.

Câu 16. Khi mới cắt, miếng natri có bề mặt sáng trắng của kim loại. Sau khi để một lát trong khơng khí thì bề mặt đó khơng còn sáng nữa mà bị xám lại vì Na có tính khử mạnh, dễ dàng phản ứng với các chất trong khơng khí mà nó tiếp xúc tạo ra các hợp chất của Na, các hợp chất mới được tạo thành làm bề mặt kim loại khơng cịn sáng nữa.

Câu 17. Muối thô thường hay bị chảy rữa vì trong muối thơ thường có lẫn một số muối khác, trong đó có MgCl2 là chất dễ chảy rữa.

Câu 18. Dung dịch muối ăn (NaCl) có nồng độ muối lớn hơn nồng độ muối trong các tế bào của vi khu n, nên do hiện tượng th m thấu, muối đi vào tế bào, làm cho nồng độ muối trong vi khu n tăng cao, và có q trình chuyển nước ngược lại từ tế bào vi khu n ra ngoài. Vi khu n mất nước nên bị tiêu diệt. Do tốc độ khuếch tán chậm nên việc sát trùng chỉ có hiệu quả khi ngâm rau sống trong nước muối từ 10 -15 phút.

Câu 19. khi cho thêm NaCl vào nước thì nhiệt độ sơi của nước sẽ đạt trên 100oC. Khi đó rau sẽ mau chín hơn nên ít bị mất vitamin hơn và rau trông sẽ xanh hơn, đẹp mắt hơn.

Câu 20. Vì NaHCO3 trung hịa axit HCl trong dịch vị nên giảm đau dạ dày (uống sau khi ăn). Phản ứng trung hòa: HCO3¯ + H+ → CO2 + H2O

Câu 21. Thí nghiệm dựa trên ngun tắc: chất có tỉ trọng lớn sẽ chìm xuống dưới chất có tỉ trọng nhỏ hơn. Thực ra, thí nghiệm này rất dễ dàng thực hiện. Ba cốc dung dịch đó là:

- Cốc 1: chứa nước; vì tỉ trọng của nước nhỏ hơn tỉ trọng của trứng nên khi cho quả

trứng vào, trứng trong cốc 1 sẽ chìm xuống đáy.

- Cốc 2: chứa lượng nước muối bằng cốc 1 (có thể hịa tan lượng muối ăn khoảng 6

muỗng). Cho trứng vào, trứng sẽ nổi lên trên mặt nước do tỉ trọng của nước muối (cốc 2) lớn hơn trứng nên trứng nổi.

- Cốc 3: chứa lượng nước ít hơn cốc 2 và hịa tan lượng muối ăn ít hơn (khoảng 2- 3

muỗng). Cho trứng vào, trứng sẽ nổi. Ta tiếp tục thêm nước vào, trứng sẽ lơ lửng vì tỉ trọng của nước muối (cốc 3) cân bằng với tỉ trọng của trứng.

Câu 22. Chất đó là NaHCO3 có tên gọi natri hiđrocacbonat hay baking sođa, dễ bị nhiệt phân hủy, có tính lưỡng tính nên có khả năng phản ứng với dung dịch axit cũng như dung dịch bazơ. Trong y học, NaHCO3 còn được gọi là thuốc muối hay thuốc tiêu mặn, là loại thuốc chống axit và kiềm hóa, có tác dụng chống đầy hơi, kích thích tiết dịch vị (uống trước khi ăn) hoặc trung hòa axit HCl trong dịch vị và giảm đau dạ dày (uống sau khi ăn). Ngoài ra, NaHCO3 còn được sử dụng để trị bệnh tưa lưỡi ở trẻ em hoặc viêm âm đạo ở phụ nữ do nhiễm nấm Candida. Nguyên tắc điều trị là phải làm kiềm hóa mơi trường vì loại nấm này phát triển trong môi trường axit. Khi sử dụng dung dịch NaHCO3 sẽ trung hoà axit do vi khu n tạo ra theo phương trình:

HCO3¯ + H+ → CO2 + H2O

Kết quả làm thay đổi pH của môi trường nên diệt được nấm.

Trong công nghiệp thực ph m, NaHCO3 có vai trị là chất giải phóng CO2 khi đun nóng trên 50oC nên được dùng làm bột nở, bột làm bánh tạo độ xốp cho bánh. NaHCO3 còn được dùng để làm bột nhừ vì NaHCO3 có tính kiềm, có tác dụng làm mau mềm thức ăn.

Câu 23. Dầu mỡ có thành phần chính là chất béo. Về cấu tạo, chất béo là các trieste nên chúng có thể tham gia phản ứng thủy phân trong mơi trường axit và phản ứng xà phịng hóa. Vì xà phịng có tính kiềm nên dầu mỡ tan trong xà phòng theo phản ứng sau: (RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3.

Tuy nhiên, chúng ta phải lau chùi lại bằng nước sạch để tránh việc xà phòng ăn mòn lớp men trên bếp gas.

Câu 24. Người ta dùng các peoxit của kim loại kiềm và kiềm thổ để lưu giữ và giải phóng oxi, nhằm bổ sung liên tục nguồn khí quý giá này cho thu thủ trên tàu. Dùng phương pháp này có ưu điểm rất lớn là peoxit có thể tác dụng với khí CO2 do các thủy

thủ thải ra để tạo oxi. Nếu trộn Na2O2 với KO2 theo tỉ lệ mol là 1: 2 thì thể tích khí O2 sinh ra sẽ bằng thể tích khí CO2 được hấp thụ:

Na2O2 + 2KO2 + 2CO2 → Na2CO3 + K2CO3 + 2O2 Nhờ vậy mà lượng O2 và CO2 trong tàu ngầm được giữ ổn định.

Câu 25. Trong tro bếp có chứa kali, lân, vơi và một số nguyên tố vi lượng nên khi bón phân chuồng hoặc phân bắc có trộn thêm tro bếp sẽ giúp đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây. Hơn nữa khi bón cùng với tro, tro sẽ làm cho phân trở nên xốp, cây cối dễ hấp thụ hơn.

Câu 26. Phân dơi ở các hang đó lâu ngày bị phân hủy giải phóng NH3. Dưới tác dụng của một số vi khu n, NH3 bị khơng khí oxi hóa thành axit nitrơ rồi HNO3, tác dụng với đá vôi của thành hang tạo Ca(NO3)2. Muối này 1 phần bám vào thành hang và 1 phần lớn tan vào nước mưa chảy xuống ngấm vào đất ở trong hang. Người ta lấy đất hang này trộn kĩ với tro củi rồi dùng nước sôi dội nhiều lần qua hỗn hợp đó để tách ra KNO3 được tạo nên bởi phản ứng:

Ca(NO3)2 + K2CO3 → 2KNO3 + CaCO3.

Phương pháp này cho phép chúng ta sản xuất được diêm tiêu tuy ít ỏi nhưng đã thỏa mãn kịp thời yêu cầu của quốc phòng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập thực tiễn dạy học phần kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm (hoá học 12) phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh (Trang 98 - 129)