2.2. Vận dụng phươngpháp dạy học hợp tác kết hợp với một số kĩ thuật dạy
2.2.3. Thiết kế kế hoạch dạy học sử dụng phươngpháp dạy học hợp tác
Theo định hướng phát triển kĩ năng hợp tác cho HS, chúng tơi xác định quy trình thiết kế kế hoạch dạy học sử dụngPP DHHT như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu
Khi xác định mục tiêu có hai mục tiêu lớn cần làm rõ đó là
+ Các yêu cầu chung của bài hóa học, căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và NL cần phát triển cho HS.
+ Các kĩ năng hợp tác cụ thể mà HS phải thể hiện trong q trình học bài đó. Để xác định được các mục tiêu trên, GV cần:
- Nghiên cứu chuẩn kiến thức kĩ năng, SGK và sách giáo viên, các sách tham khảo. - Nghiên cứu SGK tìm ra mối liên hệ giữa kiến thức bài học với các bài học khác trong chương trình hóa học.
- Tìm hiểu các kĩ năng hợp tác.
Ví dụ: Bài Ankan – Hóa học 11
Trước khi dạy học bài ankan GV cần chú ý đây là bài học đầu tiên mà HS được nghiên cứu về một loại HCHC cụ thể sau khi học chương đại cương về hóa học hữu cơ. GV cần liên hệ lại các kiến thức về đồng đẳng, đồng phân mà HS đã học ở chương trước. Đồng thời, GV cũng cần phải xác định bài học này có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành cho HS các kĩ năng như viết CTCT của HCHC, cách gọi tên… là cơ sở để HS nghiên cứu các HCHC sau này. Vì vậy, 2 mục tiêu lớn của bài được xác định là:
+ Các yêu cầu về kiến thức: HS viết được CTTQ của dãy đồng đẳng ankan;
nêu được đặc điểm liên kết trong phân tử ankan; viết được cấu tạo các đồng phân và gọi tên ankan; nếu được tính chất vật lí và phương pháp điều chế ankan trịn phịng thí nghiệm cũng như trong công nghiệp; viết được các PTHH minh họa cho tính chất hóa học của ankan.
+ Các kĩ năng hợp tác cụ thể: kĩ năng thuyết trình (khi trình bày kết quả học
tập của nhóm); kĩ năng thảo luận, nêu ý kiến (khi tham gia quá trình thảo luận để thực hiện nhiệm vụ học tập)…
Tuy nhiên khi xác định mục tiêu dạy học, GV cũng nên căn cứ vào đối tượng HS, căn cứ vào khả năng tiếp thu của HS ở mỗi lớp để đưa ra mục tiêu phù hợp. Nếu đối tượng HS kém thì chỉ cần HS nêu được khái niệm, đặc điểm liên kết, viết PTHH của phản ứng thế halogen vào ankan… Còn với HS khá giỏi, GV có thể thêm một số nội dung khác như yêu cầu HS viết được cơ chế của phản ứng thế (gốc – dây chuyền), xác định các sản phẩm có thể có của phản ứng crackinh của ankan…
Bước 2: Chia nội dung bài học thành các phần ứng với các hoạt động
Sau khi đã xác định mục tiêu bài học, GV sẽ chia bài học thành từng phần, mỗi phần ứng với một hoạt động nhất định. GV có thể bài học theo cấu trúc của SGK hiện hành hoặc có thể ghép một số nội dung của SGK hiện hành, thứ tự nghiên cứu các nội dung có thể theo thứ tự trong SGK (cấu tạo- tính chất vật lí- TCHH- điều chế, ứng dụng) tuy nhiên GV cũng có thể đảo thứ tự tùy theo logic cấu trúc, cách tiếp cận, khai thác bài học GV tổ chức. Ngược lại, những nội dung lớn lại có thể chia làm nhiều hoạt động khác nhau.
Ví dụ phần điều chế metan, do cách thu khí metan liên quan đến tính chất vật lí của nó nên GV có thể ghép các nội dung này để nghiên cứu cùng nhau.
Hay nội dung về TCHH của anken có thể chia thành các hoạt động sau: - Phản ứng cộng H2 và halogen.
- Phản ứng cộng HX (quy tắc cộng Mac-cop-nhi-cop). - Phản ứng trùng hợp.
- Phản ứng oxi hóa.
Bước 3: Chọn hoạt động vận dụng PP DHHT và thiết kế nhiệm vụ nhóm
GV chọn phần nội dung bài học để vận dụng PP DHHT theo các đặc điểm đã phân tích ở mục 2.2.1. Sau khi chọn nội dung vận dụng PP DHHT, một việc quan trọng nhất mấu chốt là thiết kế nhiệm vụ nhóm phù hợp. Các nhiệm vụ phù hợp với làm việc nhóm trong dạy học phần HC chúng tơi đã phân tích ở mục 2.2.1.
Ví dụ khi dạy học bài ankađien, GV có thể sử dụng PP DHHT và đưa ra các nhiệm vụ cho HS tương ứng với từng nội dung như sau:
- Với kiến thức về khái niệm, phân loại, đồng phân, danh pháp: GV tổ chức dạy học theo KT mảnh ghép, yêu cầu lớp chia làm 3 nhóm lần lượt nghiên cứu các nội dung tương ứng: Nhóm 1 nghiên cứu về khái niệm và phân loại; nhóm 2 nghiên cứu về đồng phân; nhóm 3 nghiên cứu về cách gọi tên các ankađien. Sau khi các nhóm xong nhiệm vụ ở giai đoạn 1, GV hình thành nhóm mảnh ghép để thực hiện nhiệm vụ tổng qt.
- Với kiến thức về tính chất hóa học, GV có thể tổ chức cho HS thảo luận để so sánh đặc điểm liên kết của ankađien với anken từ đó dự đốn các tính chất giống nhau và khác nhau giữa 2 loại HC này. Và để phát huy tính tích cực của từng cá nhân, GV có thể sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn yêu cầu hoàn thành các PTHH.
- Khi tổng kết, GV có thể tổ chức cho HS tham gia trị chơi nhóm nhanh “tìm mảnh ghép cịn thiếu” để u cầu HS tìm và bổ sung các kiến thức cịn thiếu của sơ đồ tư duy mà GV đã chuẩn bị và có để trống một số nội dung.
Khi thiết kế nhiệm vụ làm việc nhóm cần chú ý:
- Nhiệm vụ phải rõ ràng, cụ thể, tránh việc đưa câu hỏi chung chung. - Có định hướng bằng phiếu học tập để HS dễ dàng thực hiện nhiệm vụ.
- Nhiệm vụ cần có tính thách thức, khơng q khó, cũng khơng q dễ dàng khơng tạo được tính tích cực hoạt động của HS.
Bước 4: Phân bố thời gian cho các hoạt động
Dựa theo mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và khối lượng kiến thức ở từng phần nội dung, GV cần dự tính thời gian tối đa cho từng hoạt động ở mỗi bài học. Sau khi dạy học, GV có thể tự điều chỉnh để phù hợp với từng đối tượng HS so với dự tính ban đầu.
Ví dụ khi dạy học bài anken – Hóa học 11, nội dung về đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí, GV có thể chia bài học thành các hoạt động và thời gian cho từng hoạt động được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1. Phân bố thời gian cho từng hoạt động của bài anken: đồng đẳng,
đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí.
Hoạt động Thời gian
Vào bài 2 phút
Đồng đẳng và đồng phân 10 phút
Danh pháp 23 phút
Tính chất vật lí 5 phút
Củng cố bài học 5 phút
Bước 5: Phân chia nhóm
GV căn cứ vào nhiệm vụ học tập để quyết định số lượng thành viên trong từng nhóm, tuy nhiên cần chú ý một số đặc điểm sau:
- Trong một nhóm cần có đầy đủ đối tượng HS (khá, giỏi, kém, nam, nữ) hoặc gồm các HS có mức nhận thức tương đương tùy thuộc vào nhiệm vụ nhóm. Nếu các nhóm đồng việc thì thường chia sao cho 1 nhóm có các đối tượng HS giỏi kém như nhau, cịn nếu nhóm khác việc thì có thể chia theo mức nhận thức của HS để giao nhiệm vụ phù hợp.
- Nhiệm vụ học đơn giản thì quy mơ nhóm nhỏ, nhiệm vụ phức tạp thì quy mơ lớn.
- Số lượng thành viên trong một nhóm khơng nên quá nhiều (nên tối đa khoảng 8 HS) vì sẽ khó kiểm sốt và dễ xảy ra tình trạng thụ động, ỷ lại.
Ví dụ: khi dạy về tính chất hóa học của anken
GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm để kiểm chứng tính chất hóa học của etilen thì có thể chia thành nhóm từ 6 – 8 HS. HS được chia nhóm sẽ phân cơng nhiệm vụ: lắp dụng cụ thí nghiệm, lấy hóa chất, viết báo cáo, trình bày kết quả học tập của nhóm...
Bước 6:Chọn lựa hình thức tổ chức hoạt động hợp tác
Muốn lựa chọn hình thức tổ chức thích hợp thì GV cần căn cứ vào nội dung hoạt động hợp tác và số lượng thành viên trong nhóm.
- Nếu nội dung hoạt động chỉ bao gồm một nhiệm vụ như tìm hiểu định nghĩa, khái niệm, dùng định nghĩa để phân loại các chất… thì hình thức tổ chức thích hợp nhất là nhóm đơi (2 hoặc 3 thành viên).
- Nếu nội dung học tập mà HS cần nhiều thời gian để chuẩn bị, thiết kế sản phẩm theo u cầu của GV thì hình thức nhóm lớn là phù hợp.
Bước 7:Thiết kế các hoạt động cụ thể
Mô tả chi tiết các hoạt động cần làm của GV và HS trong giờ học.
Bước 8: Dự đốn các tình huống phát sinh và biện pháp xử lí
DHHT khác với các cách truyền thụ thơng thường ở khâu tổ chức. HS có cơ hội được giao tiếp, nêu ý kiến cá nhân, được tự mình tìm ra kiến thức… Vì vậy sẽ phát sinh nhiều tình huống mà GV cần giải quyết: Một số HS nói rất to, một số HS ngại trình bày ý kiến, chỉ im lặng, có những HS lại tỏ ra ăn hiếp bạn mình, có nhóm chưa hồn thành nhiệm vụ khi nhóm khác đã xong…
Trước khi tổ chức DHHT, GV cần tự trả lời một số câu hỏi để kiểm tra xem các khâu chuẩn bị trước khi tổ chức học hợp tác cho HS đã phù hợp chưa. Ví dụ như:
- Những nội dung đã chọn có thích hợp để DHHT khơng?
- HS đã có kiến thức nền tảng để thảo luận tìm ra kiến thức mới hoặc hồn thành nhiệm vụ hay khơng?
- Các nhóm trong lớp có chênh lệch nhau quá hay không?
- GV đã chuẩn bị những hướng dẫn cụ thể để các nhóm hoạt động hợp tác có hiệu quả chưa?
- Nếu có thành viên thực hiện khơng đúng hoặc ngược với mong muốn, dự định của GV thì GV sẽ xử lí HS đó như thế nào?
- GV đã chuẩn bị đầy đủ phương tiện dạy học như dự định chưa?
Bước 9:Chuẩn bị đồ dùng dạy học
Tùy thuộc vào từng bài dạy, hình thức tổ chức hoạt động học tập mà GV cần chuẩn bị hoặc giao cho HS chuẩn bị đồ dùng DH thích hợp, đầy đủ trước mỗi giờ lên lớp. Phiếu học tập là một trong những phương tiện hỗ trợ đắc lực cho việc hoạt động hợp tác nhóm của HS. Dựa vào nội dung nhiệm vụ hợp tác, GV chọn và thiết kế các loại phiếu học tập đẹp mắt, giúp HS dễ nhìn, dễ thực hiện các yêu cầu (ví dụ khi sử dụng kĩ thuật mảnh ghép có thể thiết kế các phiếu học tập có màu sắc khác nhau). GV nên tính tốn số lượng phiếu phát ra sao cho vừa đủ với số lượng nhóm đã định, bên cạnh đó phải lưu ý tiết kiệm về mặt kinh tế. Ngoài ra, các phương tiện hỗ trợ dạy học phải chuẩn bị nếu có là bảng phụ, các học liệu hỗ trợ như tranh ảnh, hình vẽ, mơ hình phân tử các hiđrocacbon…
Ví dụ: Khi dạy bài anken: GV cần chuẩn bị đầy đủ các bộ dụng cụ thí nghiệm, hóa chất cho các nhóm tiến hành thí nghiệm điều chế và kiểm chứng tính chất của etilen (dụng cụ: đèn cồn, ống nghiệm, giá sắt, ống hút nhỏ giọt, kẹp gỗ, bật lửa…; Hóa chất: C2H5OH, H2SO4 đặc, dung dịch Br2, dung dịch KMnO4…).
Hoặc trong các giờ luyện tập, GV yêu cầu HS hệ thống lại kiến thức bằng sơ
đồ tư duy thì HS cần chuẩn bị ở nhà rồi mang đến lớp trình bày. Bước 10: Xin ý kiến của đồng nghiệp, chỉnh sửa để hồn thiện
Đơi khi do sự chủ quan trong lúc thiết kế kế hoạch DH, GV có thể mắc một số sai lầm hoặc chưa dự tính hết được các tình huống có thể xảy ra hoặc biện pháp xử lí tình huống cịn chưa triệt để. Vì vậy, GV nên gặp gỡ đồng nghiệp hoặc gặp các GV có nhiều năm kinh nghiệm hơn để xin ý kiến đóng góp và chỉnh sửa kế hoạch dạy học.
2.3. Vận dụng phƣơng pháp dạy học hợp tác kết hợp với một số kĩ thuật dạy học thơng quaphần hiđrocacbon – Hóa học 11