Một số nhận xét của giáo viên và học sinh khi dạy và học hình học bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phần mềm geometer’s sketchpad trong dạy học chủ đề đường tròn, hình học 9 luận văn ths lý luận và phương pháp dạy học bộ môn toán 60 14 01 11 (Trang 122 - 127)

CHƢƠNG IV : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

4.3. Kết quả của thực nghiệm sƣ phạm

4.3.3. Một số nhận xét của giáo viên và học sinh khi dạy và học hình học bằng

bằng GSP

3.3.3.1. Nhận xét của học sinh

Bằng các biện pháp phỏng vấn giữa các học sinh tham gia học tập hình học bằng phần mềm GSP, thậm chí ghi âm ngẫu nhiên các trao đổi giữa các học sinh với nhau về việc học hình học bằng GSP:

+ Khi đƣợc phỏng vấn về những khó khăn và thuận lợi khi học GSP, em Nguyễn Văn Luận- học sinh lớp 9A cho biết: “ Em rất thích giờ học hình học bằng GSP, vì hình vẽ trên GSP rất chính xác, rõ ràng và đặc biệt là có thể thay đổi tùy ý. Việc đo đạc kiểm tra tra kiến thức cũng rất dễ và nhanh. Nhưng em thấy cần hiều thời gian hơn trong một tiết học, vì giờ học bằng GSP thường quá khoảng 10 phút”.

+ Sau đây là đoạn ghi âm cuộc nói chuyện giữa hai em học sinh Lan và Hƣơng lớp 9C trong giờ ra chơi sau khi học tiết “Đƣờng kính và dây của đƣờng tròn” bằng phần mềm GSP:

Lan: Cậu thấy tiết học này thế nào ?

Hƣơng: Tớ thấy rất thích!

Lan: Cậu thích nhất điều gì trong giờ học này ?

Hƣơng: Tớ thích việc đo góc và đoạn thẳng bằng lệnh đo rất dễ mà số đo cịn

thay đổi theo hình vẽ nữa chứ.

Lan: Tớ cũng thế, nhưng tớ vừa kiểm tra phiếu học tập 3 bằng GSP thì thấy

CH2 đúng bằng HA.HB trong mọi trường hợp, nhưa chưa biết chứng minh. Cậu

chứng minh được chưa ?

Hƣơng: Thế à, tớ chưa làm đến.

Lan: Thế tối nay bọn mình học nhóm để tìm cách chứng minh nhé.

Hƣơng: Được, tối nay tớ sẽ đến nhà cậu học.

Sau khi phỏng vấn một số em học sinh tham gia giờ học bằng GSP, tôi tổng hợp thành những ý kiến nhƣ sau:

* Thuận lợi:

- Việc đo đạc và tính tốn thực hiện dễ dàng và tức thời. - Hình vẽ dễ dàng điều chỉnh và biến đổi.

- Khả năng hiển thị các đối tƣợng hình học phong phú (kích thƣớc, kiểu loại, màu sắc, ...)

- Có thể kiểm tra nhanh các ý tƣởng và dự đoán. - Thỏa thích khám phá.

* Khó khăn:

- Cơ sở vật chất chƣa đảm bảo để các giờ hình học đều có thể học đƣợc bằng GSP (chỉ có thể sử dụng phịng máy ngồi giờ tin học).

- Học bằng GSP mất nhiều thời gian hơn học bình thƣờng vì thời gian chuẩn bị lâu (khởi động máy, phát phiếu học tập, ...)

4.3.3.2. Nhận xét của giáo viên

Sau đây là một số kiến nhận xét của các GV tốn trƣờng THCS Đơng Dƣ khi dự giờ dạy thực nghiệm trên:

+ Ý kiến của cơ Tạ Thúy Hà- phó hiệu trƣởng trƣờng THCS Đơng Dƣ: “Học hình học bằng GSP rất hiệu quả, học sinh hào ứng thực hiện yêu cầu của

phiếu học tập, các kiến thức được hình thành một cách tự nhiên và thuyết phục. Tuy nhiên, để thực hiện được giờ học này nhà trường cần có một phịng học chuyên dụng với đầy đủ các máy tính (tách biệt với phịng tin học). Giáo viên cần hiểu sâu về phần mềm và phải chuẩn bị giáo án, phiếu học tập, tệp phần mềm GSP mất nhiều công sức. Để thực hiện đại trà cần trang bị cơ sở vật chất và giảm giờ dạy của giáo viên theo quy định”.

“Giờ học bằng GSP phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Kiến thức

hình học được hình thành một cách tự nhiên hơn, GV dễ dàng truyền tải được kiến thức về các trường hợp đặc biệt mà nếu dạy thông thường sẽ rất khiên cưỡng để học sinh phát hiện. Tuy nhiên giờ dạy đã mất nhiều thới gian hơn so với quy định 45 phút”

Cịn một số ý kiến khác, chúng tơi tổng hợp lại thành các ý nhƣ sau:

- Giờ học thực sự đã phát huy tính cực và chủ động của học sinh trong học tập.

- Các tính chất, định lí đƣợc hình thành một cách sinh động và thuyết phục.

- Cơ sở vật chất chƣa đảm bảo để thực hiện sâu rộng.

- Để dạy một giờ dạy sử dụng GSP thì giáo viên phải mất nhiều thời gian chuẩn bị hơn bình thƣờng: Giáo án, tệp tình huống trên GSP, phiếu học tập, phòng máy.

Kết luận chƣơng IV

Để khẳng định tính khả thi của đề tài, trong chƣơng này chúng tôi đã xây dựng giáo án thực nghiệm và tiến hành dạy thực nghiệm tại trƣờng THCS Đông Dƣ, Gia Lâm, Hà Nội. Một số kết quả thu đƣợc là:

- Một là: việc dạy học hình học bằng phần mềm GSP thực sự phát huy tính chủ động, tích cực và khơi gợi niềm đam mê sáng tạo trong học sinh. Các tính năng xuất sắc và thao tác đơn giản trên GSP tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thiết kế các tình huống dạy học hay, học sinh dễ dàng thao tác thực hiện nhiệm vụ học tập đồng thời chủ động hơn trong việc kiểm tra và đề xuất các ý tƣởng của mình.

- Hai là: các sản phẩm thu đƣợc từ học sinh (các tệp GSP theo yêu cầu, các phiếu học tập), các nội dung đánh giá của giáo viên và học sinh tham dự giờ học cho thấy tính khả thi của đề tài là hoàn toàn chấp nhận đƣợc.

- Ba là: Mặc dù chúng tôi đã cố gắng rất nhiều song kết quả vẫn còn một số hạn chế do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, điều này nêu lên những thuận lợi và thách thức khi sử dụng phần mềm GSP trong dạy học hình học nhƣ: học sinh cần có thời gian để tiếp cận và làm quen với phần mềm, SGK viết chƣa thật sự phù hợp với cách dạy học trên PMHHĐ nên địi hỏi GV phải thiết kế và hình dung lại tồn bộ bài giảng, điều kiện cơ sở vật chất chƣa thật tốt để có thể tiến hành thƣờng xuyên dạy học theo phƣơng pháp này.

Qua thực nghiệm sƣ phạm đề tài “Sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad trong dạy học chủ đề đƣờng trịn, hình học 9” ta thấy đề tài có tính khả thi và hiệu quả. Giả thiết khoa học của đề tài hồn tồn có khả năng thực hiện đƣợc.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phần mềm geometer’s sketchpad trong dạy học chủ đề đường tròn, hình học 9 luận văn ths lý luận và phương pháp dạy học bộ môn toán 60 14 01 11 (Trang 122 - 127)