Phân tích các chỉ tiêu tài chính:

Một phần của tài liệu Chuyên ngành đầu tư phân tích đánh giá tình hình tài chính tại công ty cp liên doanh myhour việt nam (Trang 53 - 59)

5. Kết cấu của khóa luận

2.2 Nội dung phân tích tình hình tài chính của cơng ty CP liên doanh sơn

2.2.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính:

48

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng các khoản phải thu của doanh nghiệp cao nhất vào năm 2021 là 30,783,920,115 đồng, còn thấp nhất vào năm 2020 là 29,550,985,907 đồng. Khoản phải thu của doanh nghiệp năm 2021 tăng 4,17% so với năm 2020. Các khoản phải trả của doanh nghiệp cao nhất vào năm 2021 là 38,582,057,277 đồng, và thấp nhất vào năm 2019 là 28,458,570,812 đồng. Qua những đánh giá và phân tích trên, trong những năm tiếp theo doanh nghiệp nên quản lý tài chính tốt hơn, cũng như phải cố gắng tăng của khoản phải thu lên và giảm dần các khoản phải trả xuống để hạn chế sự chiếm dụng vốn của tổ chức tín dụng.

Khoản mục ảnh hưởng chính đến phải thu ngắn hạn là khoản mục phải thu khách hàng. Khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong hạng mục phải thu ngắn hạn. Năm 2020, hạng mục phải thu khách hàng giảm 5,34% so với năm 2019, tương đương với giảm 1,390,145,396 đồng. Năm 2021 tăng 18,93% so với năm 2020. Từ những số liệu phân tích trên, ta có thể thấy rằng sự giảm xuống của khoản mục phải thu ngắn hạn của công ty là do những năm vừa qua, tình hình kinh doanh phải đối mặt với dịch bệnh dẫn đến lượng tiêu thụ không ổn định, khách hàng giảm sút. 30,029,988,405 29,550,985,907 30,783,920,115 28,458,570,812 31,966,510,530 38,582,057,277 - 5,000,000,000 10,000,000,000 15,000,000,000 20,000,000,000 25,000,000,000 30,000,000,000 35,000,000,000 40,000,000,000 45,000,000,000 2019 2020 2021

Biểu đồ 6: Các khoản phải thu và phải trả của doanh nghiệp giai đoạn 2019-2021

Khoản phải thu Nợ phải trả

49

Tổng nợ phải trả của doanh nghiệp có sự biến động qua các năm. Cụ thể là năm 2019, khoản phải trả là 28,458,570,812 đồng. Đến năm 2020, hạng mục này là 31,966,510,530 đồng, tăng 12,32% so với năm 2019. Năm 2021 khoản phải trả của doanh nghiệp tăng 20,69% so với năm 2020. Khoản mục nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nợ phải trả.

*Phân tích khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp

(Nguồn: Báo cáo tài chính cơng ty)

Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy chỉ số hệ số nợ của doanh nghiệp đang ở mức thấp, và có xu hướng tăng qua các năm. Và hệ số tự tài trợ ở mức rất cao, và có xu hướng giảm nhẹ qua các năm. Mặc dù có xu hướng giảm nhưng cơng ty vẫn có mức tự chủ về tài chính khơng phụ thuốc q nhiều và các khoản nợ tín dụng.

*Phân tích tình hình cơng nợ

2019 2020 2021

1.Tỷ trọng nợ phải thu/ Tổng tài sản 0,14 0,13 0,13 2. Tỷ trọng nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn 0,13 0,14 0,17

Tỷ trọng nợ phải thu/ Tổng tài sản của công ty trong giai đoạn 2019- 2021 là tương đối thấp, có xu hướng giảm dần qua các năm. Điều này cho

0.14 0.15 0.17 0.86 0.85 0.83 - 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 2019 2020 2021

Biểu đồ 7:Khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp giai đoạn 2019-2021

50

thấy chiếm dụng vốn không cao, doanh nghiệp không sợ rủi ro về mặt trả chậm hoặc không trả,..

Tỷ trọng nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp giai đoạn 2019-2021 trung bình là 14% cho thấy trong tổng nguồn vốn đầu tư cho tài sản, trung bình cơng ty chiếm dụng 14% của nhà sản xuất.

*Phân tích tình hình thu hồi các khoản phải thu của khách hàng:

2019 2020 2021

1.Số vòng quay nợ phải thu 15,39 14,77 14,47 2.Kỳ thu tiền bình quân 23,71 24,7 25,22

Hệ số vòng quay nợ phải thu của doanh nghiệp ở mức khả cao. Hệ số vòng quay khoản phải thu cao cho thấy khả năng thu hồi hiệu quả khoản phải thu và nợ từ khách hàng. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết một doanh nghiệp đang hoạt động chủ yếu dựa vào tiền mặt. Điều này cho thấy công ty đang thận trọng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Một chính sách tín dụng thận trọng có thể đem lại lợi ích vì nó giúp cơng ty phần nào ngăn ngừa rủi ro nợ khó địi. Tuy nhiên, nếu quá thận trọng, công ty có thể khiến cho khách hàng tiềm năng rơi vào tay các cơng ty cạnh tranh có chính sách tín dụng mềm mỏng hơn.Kỳ thu tiền trung bình cũng tăng dần qua các năm, năm 2019 doanh nghiệp phải mất trung bình 23 ngày để thu hồi nợ phải thu từ khách hàng, những những năm về sau khoảng thời gian có xu hướng tăng. Đến năm 2019, doanh nghiệp mất trung bình 25 ngày để thu hồi các khoản phải từ của khách hàng.

*Phân tích tốc độ thanh tốn với ngƣời bán:

2019 2020 2021

1.Số vòng quay nợ phải trả người bán 435,15 137,73 35,22 2. Kỳ trả tiền bình quân 0,0008 0,002 10,42

Kỳ trả tiền trung bình của doanh nghiệp là 3 ngày. Năm 2019 phải mất 0,0008 ngày doanh nghiệp thanh toán được cho người bán. Năm 2020, phải mất 0,002 ngày doanh nghiệp thanh toán cho người bán. Đến năm 2021, doanh nghiệp mất khoảng 10 ngày để trả tiền cho người bán. Từ các chỉ số kì thu tiền bình quân và chỉ số kỳ trả tiền bình qn ta có thể thấy được khả năng

51

thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp không tốt, thu được tiền của khách hàng sau khi trả tiền cho nhà cung cấp. Doanh nghiệp không đảm bảo được tiền cho sản xuất cũng như trả tiền cho người bán khơng đúng hạn.

*Phân tích khả năng thanh tốn của doanh nghiệp:

Phân tích khả năng thanh toán nhằm cung cấp mọi thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngồi ra, phân tích khả năng thanh tốn cịn cho chúng ta thấy được khả năng sử dụng vốn của công ty. Để đánh giá được chính xác được khả năng thanh tốn của cơng ty, chúng ta phải đi phân tích qua những chỉ tiêu sau:

* Hệ số về khả năng thanh toán tổng quát:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát nêu lên mối quan hệ giữa tổng tài sản và tổng nợ phải trả của doanh nghiệp. Hệ số này phản ánh tình hình đảm bảo khả năng thanh tốn nói chung của doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán chung =

Ta có thể tính tốn được như sau:

Hệ số khả năng thanh toán chung năm 2019 = 7,27 lần Hệ số khả năng thanh toán chung năm 2020 = 6,69 lần Hệ số khả năng thanh toán chung năm 2021 = 5,79 lần

Từ những số liệu phân tích ở trên ta có thể thấy được hệ số khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp đang ở mức tốt. Chứng tỏ, với tổng tài sản hiện có, doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán tổng quát.

* Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành hay còn gọi là khả năng thanh toán ngắn hạn. Cho biết một đồng nợ ngắn hạn được được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2019 = 5,94 lần Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2020 = 4,87 lần

52

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2021= 5,1 lần

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đang ở mức tốt. Hệ số ở mức đồng đều, khả năng thanh toán của doanh nghiệp rất tốt.

*Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Cho biết khả năng thanh toán ngay lập tức các khoản nợ ngân hàng bằng tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

Hệ số khả năng thanh toán nhanh 2019 = 2,07 lần Hệ số khả năng thanh toán nhanh 2020 = 2,78 lần Hệ số khả năng thanh toán nhanh 2021 = 2,66 lần

Từ những số liệu vừa tính được như ở trên chúng ta có thể thấy rằng chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp biến động qua các năm. Khả năng thanh toán nhanh năm 2020 cao nhất với mức 2,78 lần và thấp nhất vào năm 2019 với mức 2,07 lần. Điều này cho thấy khả năng thanh toán ngay lập tức các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền mặt và các khoản tương đương tiền vào năm 2020 là cao. Doanh nghiệp phát huy giữ vững hệ số như hiện nay.

*Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Chỉ tiêu này cho biết cần bao nhiêu tiền và những khoản tương đương tiền để doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thanh toán những khoản nợ ngắn hạn. Có thể hiểu rằng, hệ số này cho chúng ta biết cứ một đồng nợ ngắn hạn bỏ ra thì có bao nhiêu tiền và các khoản tương đương tiền đảm bảo chi trả.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

Hệ số khả năng thanh toán tức thời năm 2019 = 0,69 lần Hệ số khả năng thanh toán tức thời năm 2020 = 1,5 lần Hệ số khả năng thanh toán tức thời năm 2021 = 1 lần

Từ những số liệu trên ta có thể thấy hệ số khả năng thanh tốn tức thời của doanh nghiệp có dấu hiệu tăng dần qua các năm. Năm 2019 hệ số này của doanh nghiệp ở mức thấp nhất. Những năm sau có sự tăng rõ rệt. Đây là một

53

tín hiệu tốt. Từ những phân tích trên ta có thể kết luận được là với lượng tiền và tương đương tiền hiện có thì doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh tốn tức thời các khoản nợ phải trả trong thời gian 3 tháng.

Kết luận:

Qua số liệu khái qt trên, ta có thể thấy tình hình cơng nợ của doanh nghiệp thực sự tốt.

- Các khoản phải trả của doanh nghiệp hiện đang ở mức cao, trong khi các khoản phải thu đang ở mức thấp. Điều này cho thấy doanh nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn về tình hình tài chính.

- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành và hệ số thanh toán nhanh ở mức cao và có xu hướng ổn định qua các năm, những năm 2021 những hệ số này tăng rõ rệt so với những năm trước đó. Điều này cho thấy doanh nghiệp thực sự cố gắng trong việc thanh tốn cơng nợ.

- Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền mặt ổn định. Điều này cho thấy việc thu các khoản phải thu và phải trả cùng với việc trả các khoản nợ của doanh nghiệp tốt.

Từ những nhận xét trên, công ty nên sử dụng và ngày càng phát huy để giữ vững phong độ như hiện nay.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành đầu tư phân tích đánh giá tình hình tài chính tại công ty cp liên doanh myhour việt nam (Trang 53 - 59)