So sánh đánh giá năng lực với đánh giá kiến thức, kĩ năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học bộ câu hỏi định hướng chương nito – photpho, hóa học 11 (Trang 25 - 30)

Tiêu chí so sánh Đánh giá NL Đánh giá KT, KN 1. Mục đích - Đánh giá NL vận dụng các KT, KN đã học của HS để giải quyết vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. - Đánh giá mức độ thay đổi tích cực của học sinh so với chính chủ thể.

- Đánh giá việc đạt KT, KN theo mục tiêu của chƣơng trình giáo dục. - Đánh giá KT, KN giữa các HS với nhau. 2. Ngữ cảnh đánh giá

Dựa vào thực tế môi trƣờng học tập và cuộc sống thực tiễn của HS.

Dựa vào nội dung học tập (cụ thể nhƣ KT, KN, thái độ) trong chƣơng trình học. 3. Nội dung đánh giá - Đánh giá về KT, KN, thái độ ở các môn học hoặc các hoạt động trải nghiệm cũng nhƣ các hoạt động giáo dục của chính HS trong thực tiễn cuộc sống (chủ yếu là đánh giá quá trình thực hiện). - Đánh giá dựa theo tiêu chuẩn nhất định về sự phát triển NL của HS.

- Đánh giá về KT, KN, thái độ trong từng môn học.

- Đánh giá xem HS có đạt hay khơng đạt một nội dung cụ thể sau khi học.

4. Công cụ đánh giá

Đánh giá về khả năng hoàn thành các bài tập và nhiệm vụ đƣợc giao trong quá trình học tập.

Đánh giá về mức độ hồn thành các bài tập và nhiệm vụ đƣợc giao trong quá trình học tập.

5. Thời điểm đánh giá

Trong quá trình dạy học, GV sẽ đánh giá ở mọi thời điểm, đặc biệt quan tâm đến đánh giá quá trình học của HS.

GV sẽ đánh giá ở thời điểm nhất định nhất là trƣớc và sau khi dạy.

6. Kết quả đánh giá

- NL của HS phụ thuộc vào bài tập đã hồn thành hoặc độ khó của nhiệm vụ học tập.

- HS hoàn thành đƣợc nhiệm vụ càng phức tạp, càng khó hơn sẽ đƣợc coi là có NL cao hơn.

- NL của HS phụ thuộc vào nhiệm vụ hay bài tập đã hồn thành hoặc số lƣợng câu hỏi.

- HS có càng nhiều đơn vị kiến thức, kỹ năng thì có năng lực càng cao hơn.

1.5.5. Các phương pháp đánh giá năng lực

Theo tác giả Nguyễn Công Khanh trong cuốn sách: “Kiểm tra và đánh giá trong

giáo dục” đã khẳng định: Đặc trƣng của đánh giá NL là sử dụng nhiều phƣơng pháp đánh

giá khác nhau. Càng đa dạng phƣơng pháp đánh giá thì mức độ chính xác càng cao vì khi đó kết quả đánh giá sẽ phản ánh khách quan hơn [10].

Nhƣ vậy trong đánh giá NL, để đảm bảo tính chính xác và tính khách quan thì ngƣời GV cần phối kết hợp phƣơng pháp đánh giá truyền thống với phƣơng pháp đánh giá không truyền thống. Theo tác giả Đặng Thị Oanh chủ biên cuốn sách: “Dạy

học phát triển năng lực hóa học trung học phổ thơng” [14] đã đƣa ra các hình thức

đánh giá NL sau:

- Đánh giá qua bài kiểm tra: Là hình thức đánh giá đang đƣợc sử dụng phổ biến ở các trƣờng phổ thơng. Có thể sử dụng hình thức trắc nghiệm tự luận hay trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả hai để đánh giá HS để đánh giá HS, từ đó GV có những điều chỉnh cho phù hợp với trình độ nhận thức của HS hoặc có những định hƣớng, giúp đỡ để HS học tập tốt hơn.

- Bảng kiểm quan sát: Ngƣời đánh giá thiết lập một danh sách bao gồm các hành vi cụ thể ở từng thành tố của năng lực (bảng kiểm) để quan sát HS làm việc, học tập và ghi nhận những trọng điểm đã quan sát đƣợc.

- Bảng hỏi: Gồm một chuỗi các câu hỏi và phát biểu, đƣợc sử dụng để thu thập dữ liệu thơng tin. GV có thể sử dụng bảng hỏi cho HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau hoặc GV đánh giá HS.

- Đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá:

+ Đánh giá đồng đẳng là quá trình đánh giá giữa các HS, nhằm cung cấp thông tin phản hồi để cùng học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau, tạo cơ hội để HS đƣợc nói chuyện, thảo luận, giải thích, và thách thức lẫn nhau.

+ Tự đánh giá là quá trình HS tự trả lời về những điều đã học, những điều đang biết, những điều cần làm của bản thân. Tự đánh giá sẽ cung cấp thơng tin phản hồi có ý nghĩa với GV về nhu cầu của ngƣời học.

- Hồ sơ học tập là tập hợp các bài kiểm tra, bài thực hành, sản phẩm công việc bằng video, ảnh, phiếu học tập, phiếu trả lời bộ câu hỏi định hƣớng bài học, power point... Hồ sơ có thể đƣợc sử dụng nhƣ là bằng chứng về quá trình học tập và sự tiến bộ, cũng có thể sử dụng nhƣ là bằng chứng của đánh giá tổng kết. Thƣờng có hai loại hồ sơ học tập: Hồ sơ quá trình sẽ cung cấp vật liệu học tập tốt nhất để chứng minh cho sự tiến bộ qua từng thời kì; hồ sơ sản phẩm chứng minh về việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.

Tuy nhiên, yêu cầu chung của tất cả các phƣơng pháp đánh giá trên là cần phải chú trọng đánh giá đến khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống học tập một cách sáng tạo.

1.6. Năng lực tự học

1.6.1.Tự học

Tự học là quá trình học tập, nhận thức khơng trực tiếp có ngƣời dạy, là quá trình tự nỗ lực tiếp thu của bản thân để đạt đƣợc mục tiêu học tập đề ra [7].

1.6.2. Các hình thức tự học

Xét theo con đƣờng và không gian học tập thì tự học có thể diễn ra theo các hình thức sau:

- Tự học khơng theo con đƣờng nhà trƣờng, học thơng qua thực tế. Với hình thức này, việc hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ mới là do ngƣời học tự trải nghiệm, qua hoạt động thực tiễn. Hình thức tự học này thƣờng mang tính tự nhiên, do ngƣời học tự mị mẫm thực hiện, thƣờng khơng có thầy hƣớng dẫn một cách tƣờng minh và có chủ định, thƣờng khơng có kế hoạch và mục đích định trƣớc.

- Tự học ở trƣờng, lớp có các hình thức:

+ Tự học trên lớp (có sự trợ giúp trực tiếp của GV hoặc qua tài liệu hƣớng dẫn). + Tự học ngồi giờ lên lớp (có GV hoặc khơng có giáo viên) có một vai trị quan trọng đối với thành tích học tập của HS. Trong quá trình tự học của mình, HS tự học từng phần của bài học, tự học cả bài, thậm chí tự học cả chủ đề [2].

1.6.3. Các giai đoạn của quá trình tự học

Quá trình tự học thƣờng đƣợc diễn ra theo giai đoạn sau: – Giai đoạn I. Tự nghiên cứu

+ Bƣớc 1. Xác định mục tiêu học tập, nội dung cần học, lên kế hoạch tự học. (Đây là khâu đầu tiên của quá trình học một nội dung hay một chủ đề).

+ Bƣớc 2. Xác định kiến thức, kĩ năng cơ bản thuộc mỗi nội dung hay chủ đề. Sau khi thực hiện xong bƣớc 1, HS phải tiếp tục xác định trong mỗi nội dung đó, kiến thức nào cần thu nhận, kiến thức nào là chủ yếu, là cốt lõi.

+ Bƣớc 3. Hệ thống hoá kiến thức. Xác định quan hệ giữa kiến thức, kĩ năng mới thu nhận với nhau và với kiến thức, kĩ năng đã có. Nhƣ vậy, kiến thức mới thu nhận và kiến thức đã có hợp thành một thể thống nhất biến thành vốn riêng của chủ thể, tạo thuận lợi cho việc huy động khi cần sử dụng.

– Giai đoạn II. Tự thể hiện và hợp tác

Tự học ở giai đoạn I tuy kiến thức có hệ thống, nhƣng cịn mang tính chủ quan, những nhầm lẫn, thiếu sót nếu có sẽ khơng dễ gì đƣợc tự phát hiện ra. Vì thế cần phải qua giai đoạn II, nhằm chuyển sản phẩm (kiến thức, kĩ năng,…) chủ quan thành khách quan thông qua các bƣớc:

+ Bƣớc 4.Tự thể hiện, chỉ có thể nhận xét, đánh giá đƣợc sản phẩm học ở giai đoạn học cá nhân, khi đƣợc HS thể hiện (diễn đạt) lại theo mức độ nắm vững kiến thức.

Từ sản phẩm có tính cá nhân, trong tƣ duy đƣợc thể hiện ra hình thức cụ thể để mỗi HS và GV có thể quan sát, phân tích từ đó bổ sung, chỉnh sửa làm cho sản phẩm đƣợc chính xác, mang tính khách quan. Tuỳ thuộc vào nội dung, nhiệm vụ học tập mà HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhƣ: tóm tắt, lập dàn ý, lập sơ đồ hệ thống, báo cáo, bài nói, bài tập, dự án, phiếu học tập,…

+ Bƣớc 5. Thảo luận, sau khi biểu đạt nhƣ ở bƣớc 4, dƣới sự giúp đỡ của GV HS thảo luận, tranh luận về các điều mới học đƣợc của mình. Ngƣời thể hiện phải giải thích, bảo vệ sản phẩm của mình, các thành viên trong nhóm và GV (hay ngƣời trợ giúp) lắng nghe, phân tích, bổ sung, sửa chữa nhằm hồn thiện, làm cho sản phẩm đảm bảo độ tinh khiết, chính xác, tiệm cận tới chân lí.

– Giai đoạn III. Tự điều chỉnh

+ Bƣớc 6. Tự đánh giá. Lúc này HS cần tự đánh giá việc học, dựa vào các hƣớng dẫn đã có. Việc HS tự đánh giá mang tính chủ quan, độ chính xác có thể chƣa cao. Do vậy, để hiệu quả, ban đầu GV cần hƣớng dẫn HS cách đánh giá, sau đó cho HS tự đánh giá, hoặc đánh giá lẫn nhau (giữa các thành viên trong nhóm). Cứ nhƣ thế, dần dần qua luyện tập mà HS biết cách tự đánh giá, sau khi tự học mỗi nội dung hay mỗi phần trong chƣơng trình.

+ Bƣớc 7: Tự điều chỉnh. Sau khi tự đánh giá ngƣời học tự đối chiếu, tự nhận ra những chỗ sai sót, xác định nguyên nhân, rồi từ đó tự sửa lại nội dung kiến thức, kĩ năng và tự điều chỉnh cách học sao cho ngày càng phù hợp.

Giai đoạn IV. Vận dụng kiến thức

Bƣớc 8. Vận dụng kiến thức: Trên cơ sở đã nắm vững kiến thức, HS phải tự nhận ra đƣợc ý nghĩa, giá trị của từng kiến thức, kĩ năng đó và sử dụng đƣợc vào những tình huống khác nhau.

Đây là bƣớc cuối cùng của quá trình học hay tự học [5].

1.6.4. Vị trí, vai trị của tự học

- Tự học đƣợc xem là một mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học.

- Rèn luyện kĩ năng tự học là phƣơng cách tốt nhất để tạo ra động lực cho HS trong quá trình học tập.

- Tự học tạo cho ngƣời học sự chủ động học tập để có thể khẳng định phẩm chất năng lực của bản thân, để hồn thiện mình, để cống hiến cho xã hội [5].

1.6.5. Những thành tố cơ bản của tự học

Tự học đƣợc cấu thành bởi bốn thành tố cơ bản sau:

a. Động cơ học tập: Là yếu tố căn bản quyết định đến việc TH bao gồm: Các động cơ trách nhiệm trong học tập và các động cơ hứng thú nhận thức.

Động cơ học tập đƣợc hình thành và phát triển một cách thầm lặng, tự giác từ bên trong. Do vậy, ngƣời GV căn cứ vào đặc điểm mơn học, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi để tìm ra những biện pháp thích hợp nhằm khơi dậy hứng thú học tập, năng lực tiềm tàng của HS và điều quan trọng, ngƣời GV cần tạo mọi điều kiện để HS tự kích thích động cơ học tập của mình.

b. Học tập có kế hoạch

Việc tự học thật sự có hiệu quả khi mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch học tập đƣợc xây dựng cụ thể, rõ ràng và có tính hƣớng đích cao, sao cho phù hợp với điều kiện hồn cảnh cá nhân.

c. Thực hiện kế hoạch học tập để chiếm lĩnh kiến thức:

Đây là giai đoạn quan trọng mang tính chất đột phá, thƣờng bao gồm các hoạt động sau:

– Tiếp nhận, thu thập thông tin: Lựa chọn và chủ động tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhằm tập hợp những thông tin liên quan đến vấn đề mà ngƣời học đang cần tìm hiểu, giải quyết và sắp xếp thông tin đã chọn lọc một cách hệ thống, theo từng nội dung.

– Xử lí thơng tin: Cần tìm hiểu, tóm lƣợc, tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu, lí giải, đánh giá các thơng tin thu thập đƣợc; xem xét một cách toàn diện, thấu đáo, có hệ thống các thơng tin đó để giải quyết vấn đề.

– Vận dụng tri thức, thông tin: Cần khoanh vùng vấn đề theo một giới hạn, tập trung đào sâu một vấn đề nào đó nhằm phát hiện ra cái mới có giá trị để đáp ứng yêu cầu. – Trao đổi, phổ biến thông tin: Trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, tri thức thơng qua các hình thức nhƣ thảo luận, thuyết trình, tranh luận,… Hoạt động này giúp ngƣời học hình thành và phát triển kĩ năng trình bày, chủ động, tự tin trong giao tiếp ứng xử, phát triển kĩ năng hợp tác, đồng thời giúp khách quan hố và chính xác hố kết quả tự học.

d. Tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập: Tự kiểm tra, đánh giá giúp ngƣời học tự điều chỉnh, sửa chữa những sai sót, rút ra kinh nghiệm về cách học cho bản thân [2].

1.6.6. Năng lực tự học

Năng lực tự học là khả năng tự suy nghĩ, hoạt động dựa trên sự phối hợp giữa kiến thức, kĩ năng và thái độ của ngƣời học để thực hiện có hiệu quả các hoạt động học tập [9].

1.6.7. Cấu trúc khung năng lực tự học của học sinh trung học phổ thông

Theo “Chương trình giáo dục phổ thơng – Chương trình tổng thể, ban hành kèm

theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018” của Bộ Giáo dục và đào tạo, Cấu trúc khung năng lực tự học gồm 3 thành tố và 10 biểu hiện ở bảng sau [6]:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học bộ câu hỏi định hướng chương nito – photpho, hóa học 11 (Trang 25 - 30)