Cấu trúc khung năng lực tự học của học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học bộ câu hỏi định hướng chương nito – photpho, hóa học 11 (Trang 30 - 34)

TT Các NLTH thành phần Các biểu hiện

1 Mục tiêu, nhiệm vụ học tập

1. Nhiệm vụ học tập được xác định dựa trên kết quả học tập đã có trước đây.

2. Mục tiêu đặt ra chi tiết, cụ thể, khắc phục những khía cạnh cịn yếu kém.

2 Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập

3. Lập kế hoạch học tập

4. Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập 5. Xây dựng được cách học tập riêng của bản thân 6. Tìm được nguồn tài liệu phù hợp

7. Sử dụng thư viện, chọn các tài liệu và làm thư mục phù hợp với từng chủ đề học tập

8. Ghi chép thông tin đọc được, bổ sung và tự đặt vấn đề học tập

3 Tự đánh giá và điều chỉnh việc học

9. Tự nhận ra và điều chỉnh quá trình học tập

10. Suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm và điều chỉnh cách học trong tình huống mới

1.6.8. Một số phương pháp dạy học tích cực sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh

1.6.8.1. Cấu trúc một bài học được thiết kế theo mơ hình VNEN

Phƣơng pháp dạy học theo mơ hình VNEN coi trung tâm của hoạt động giáo dục chính là q trình TH của HS, GV là ngƣời gợi ý, hƣớng dẫn, hỗ trợ, kiểm sốt q trình và kết quả học tập của HS, giúp HS tự tìm tịi và tiếp thu kiến thức.

Mỗi bài học đƣợc thiết kế theo mơ hình VNEN có thể đƣợc cấu trúc bởi hệ thống các hoạt động động sau:

a. HĐ 1: Hoạt động khởi động

HS kết nối kiến thức đã có trong học tập và thực tiễn với kiến thức sắp học, từ đó làm xuất hiện mâu thuẫn nhận thức.

- Mục đích hoạt động: Tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS suy nghĩ làm xuất hiện mâu thuẫn trong nhận thức về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập.

- Nội dung hoạt động: GV tạo tình huống học tập nhƣ: Đƣa ra các câu hỏi gợi mở hoặc yêu cầu HS cho ý kiến, nhận xét liên quan đến nội dung kiến thức sẽ đề cập trong bài.

- Phƣơng thức hoạt động: Dƣới sự hƣớng dẫn của GV, HS thực hiện tiến trình HĐ. GV tổ chức linh hoạt các hoạt động cá nhân, nhóm giúp HS huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân, bộc lộ những gì đã biết, nhận ra điều chƣa biết và muốn biết.

b. HĐ 2: Hoạt động hình thành kiến thức

HS tự hoạt động cá nhân hay theo nhóm đơi hoặc nhóm đa để hình thành kiến thức mới của bài học hoặc chủ đề.

- Mục đích: HS tìm hiểu nội dung kiến thức của chủ đề (bài học), rèn năng lực tƣ duy khoa học thông qua phƣơng án giải quyết mâu thuẫn nhận thức ở hoạt động khởi động.

- Nội dung: GV giúp HS hình thành KT, KN mới trên cơ sở kết nối kiến thức, kinh nghiệm sẵn có dựa trên việc viết ra các khái niệm, kết luận, công thức mới...

- Phƣơng thức hoạt động: HS hoạt động hợp tác để thực hiện nhiệm vụ học tập (làm thí nghiệm, trả lời phiếu học tập, quan sát thu thập số liệu, điều tra...). Kết thúc HS phải trình bày kết quả và thảo luận với cả lớp. GV có vai trị tổ chức, hƣớng dẫn, trợ giúp HS trong hoạt động học tập.

c. HĐ 3: Hoạt động luyện tập

HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng vừa học để giải quyết nhiệm vụ của bài học.

- Mục đích: Giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa chiếm lĩnh đƣợc ở hoạt động hình thành kiến thức.

- Nội dung: GV yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ để diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng ki năng đã học theo cách riêng của bản thân, từ đó vận dụng KT, KN đã biết để hoàn thành các nhiệm vụ học tập đặt ra.

- Phƣơng thức hoạt động: HS có thể đƣợc hƣớng dẫn hoạt động cá nhân hay hoạt động nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Kết thúc hoạt động này HS trao đổi với GV để đƣợc bổ sung, uốn nắn những nội dung chƣa đúng.

d. HĐ 4: Hoạt động vận dụng

HS vận dụng kiến thức bài học vào tình huống trong thực tiễn học tập, cuộc sống.

- Mục đích: Giúp HS vận dụng đƣợc KT, KN để giải quyết các vấn đề, tình huống mới, khơng giống các vấn đề, tình huống đã đƣợc hƣớng dẫn. HS có khả năng đƣa ra phản hồi hợp lí trƣớc một vấn đề, tình huống mới trong học tập, trong cuộc sống. - Nội dung: GV hƣớng dẫn HS kết nối và sắp xếp lại các KT, KN đã học, giải quyết thành cơng tình huống, vấn đề tƣơng tự tình huống, vấn đề đã học.

- Phƣơng thức hoạt động: HS hoạt động cá nhân hoặc nhóm về nội dung và kết quả bài tập do mình đặt ra trong đó có trao đổi với gia đình, cộng đồng.

e. HĐ 5: Hoạt động tìm tịi, mở rộng

HS thảo luận, vận dụng KT, KN giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, qua đó mở rộng thêm kiến thức đã học.

- Mục đích: Khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu mở rộng kiến thức nhằm hƣớng tới việc tự học suốt đời của HS.

- Nội dung: HS làm những nhiệm vụ bổ sung kiến thức và hƣớng tới việc HS tìm kiếm mở rộng kiến thức thông qua các nguồn thông tin khác.

- Phƣơng thức hoạt động: HS đƣợc GV hƣớng dẫn tiếp tục nghiên cứu, mở rộng kiến thức bài học. HS vận dụng KT, KN đã học để giải quyết các tình huống có vấn đề đƣợc nảy sinh từ bài học hoặc từ thực tiễn cuộc sống bằng nhiều cách khác nhau [5].

1.6.8.2. Phương pháp dạy học theo góc

a. Khái niệm

Theo tác giả Lê Kim Long chủ biên cuốn sách: “Phương pháp dạy học hóa học

ở trường phổ thơng” đã trình bày khái niệm phƣơng pháp dạy học theo góc nhƣ sau: “Học theo góc là một PPDH theo đó HS thực hiện những nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau” [11].

b. Quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện dạy học theo góc gồm 2 giai đoạn đƣợc mô tả theo sơ đồ sau:

c. Ƣu điểm và hạn chế - Ƣu điểm:

+ Thơng qua các hoạt động kích thích tính tích cực trong học tập của HS. + Tạo sự thoải mái trong quá trình học, nâng cao hứng thú học tập cho HS. + Khắc sâu đƣợc KT cho HS.

+ Tƣơng tác mang tính cá nhân cao giữa GV và HS, HS với HS.

DẠY HỌC THEO GÓC Giai đoạn chuẩn bị:

Bƣớc 1. Xem xét các điều kiện cần thiết để học theo góc đạt hiệu quả (sĩ số, thời gian học tập, địa điểm...) Bƣớc 2. Xác định hoạt động cụ thể, nhiệm vụ cho từng góc (đặt tên góc, thiết kế nhiệm vụ ở mỗi góc, quy định thời gian tối đa cho hoạt động ở mỗi góc, biên soạn phiếu học tập, văn bản hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ,...

Tổ chức cho HS học theo góc:

Bƣớc 1. Bố trí khơng gian lớp học.

Bƣớc 2. Giới thiệu bài học, nội dung học tập và các góc học tập.

Bƣớc 3. Tổ chức cho HS học tập tại các góc.

Bƣớc 4. Tổ chức cho HS trao đổi và đánh giá kết quả học tâp.

+ Cho phép HS tự điều chỉnh để phù hợp với nhịp độ, trình độ học tập của bản thân. + Đối với GVcó nhiều thời gian hƣớng dẫn cá nhân, hƣớng dẫn nhóm nhỏ hơn. + Tạo điều kiện cho HS có thể hợp tác học tập với nhau, làm tăng trách nhiệm trong quá trình học tập của HS.

- Hạn chế:

+ Không gian lớp học cần lớn, cần nhiều thời gian cho hoạt động học tập, không phải mọi nội dung và mọi môn học đều áp dụng đƣợc phƣơng pháp dạy học theo góc. + Địi hỏi GV phải có kinh nghiệm trong việc quản lí, tổ chức, giám sát đƣợc hoạt động học tập và đánh giá đƣợc kết quả học tập của HS [11].

1.6.8.3. Phương pháp dạy học dự án

a. Khái niệm

Theo tác giả Lê Kim Long chủ biên cuốn sách: “Phương pháp dạy học hóa học

ở trường phổ thơng” đã trình bày khái niệm phƣơng pháp dạy học dự án nhƣ sau:

“Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, có tạo ra sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong tồn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thẹc hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Kết quả dự án là những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu và chuyển giao được” [11].

b. Quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện dạy học dự án gồm 5 giai đoạn đƣợc mô tả theo sơ đồ sau:

c. Ƣu điểm và hạn chế - Ƣu điểm:

+ Có sự kết nối logic giữa lí thuyết với thực tiễn trong hoạt động học tập. Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án

Giai đoạn 3: Thực hiện dự án

Giai đoạn 4: Thu thập kết quả và trình bày sản phẩm dự án

Giai đoạn 5: Đánh giá dự án

Giai đoạn 1: Xây dựng ý tƣởng, chọn đề tài, xác định mục đích của dự án

+ Kích thích hứng thú, tạo động cơ học tập, giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực, sáng tạo.

+ Học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kĩ năng sử dụng CNTT. + Nâng cao cho GV và HS năng lực đánh giá của bản thân.

- Hạn chế:

+ Không phù hợp trong bài dạy kiến thức lý thuyết. + Đòi hỏi GV và HS đầu tƣ nhiều thời gian.

+ Đòi hỏi sự chuẩn bị, lên kế hoạch thật chu đáo.

+ Cần có cơ sở vật chất và khả năng tài chính đủ điều kiện đáp ứng.

1.7. Thực trạng tự học và sử dụng bộ câu hỏi định hƣớng bài học trong quá trình dạy và học tại trƣờng phổ thơng dân tộc nội trú trình dạy và học tại trƣờng phổ thông dân tộc nội trú

1.7.1. Thực trạng tự học của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú

1.7.1.1. Mục đích điều tra

Để tìm hiểu về nhu cầu và phƣơng thức tự học của HS trƣờng Hữu Nghị T78 và trƣờng Hữu Nghị 80.

1.7.1.2. Đối tượng và phương pháp điều tra

Chúng tôi đã xây dựng phiếu điều tra và tiến hành điều tra 240 HS khối 11 ở hai trƣờng Hữu Nghị T78 (Phúc Thọ - Hà Nội) và Hữu Nghị 80 (Sơn Tây – Hà Nội).

1.7.1.3. Nội dung điều tra

Gồm các nội dung đƣợc trình bày theo phiếu điều tra

1.7.1.4. Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học bộ câu hỏi định hướng chương nito – photpho, hóa học 11 (Trang 30 - 34)