NHỮNG TỒN TẠI CẦN KHẮC PHỤC

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA trong ngành lâm nghiệp ở Việt Nam (Trang 35 - 37)

III. THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA

1. TÌNH HÌNH VẬN ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA Ở VIỆT NAM

1.2. NHỮNG TỒN TẠI CẦN KHẮC PHỤC

Bên cạnh những mặt đƣợc của ODA hỗ trợ quá trình phát triển, việc sử dụng ODA trong thời gian qua cũng bộc lộ những yếu kém, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực này:

Thứ nhất, chậm trễ trong quá trình giải ngân, làm giảm hiệu quả sử dụng ODA và

làm giảm lòng tin của các nhà tài trợ của ta. Nguyên nhân chủ yếu là quy trình và thủ tục trong nƣớc cũng nhƣ của các nhà tài trợ cịn phức tạp, lại có sự khác biệt giữa các nhà tài trợ và phía Việt Nam; chậm trễ trong việc di dân tái định cƣ và giải phóng mặt bằng; cơng tác đấu thầu; năng lực quản lý và giám sát thực hiện dự án của các Ban quản lý còn hạn chế và bất cập.

Bảng 1: Tình hình cam kết và giải ngân ODA giai đoạn 1993-2003

Đơn vị tính: Tỷ USD Năm Vốn cam kết Vốn giải ngân Tỷ lệ giải ngân/cam kết (%) 1993 1,81 0,413 22,82 1994 1,94 0,725 37,37 1995 2,26 0,737 32,61 1996 2,43 0,9 37,04 1997 2,4 1,0 41,67 1998 2,2 1,242 56,46 1999 2,21 1,35 61,08 2000 2,4 1,65 68,75

2001 2,4 1,5 62,5

2002 2,5 1,55 62,0

2003 2,54 1,58 62,2

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư -2004)

Thứ hai, thiếu quy hoạch vận động và sử dụng ODA; các văn bản pháp quy

về quản lý và sử dụng ODA cịn thiếu tính đồng bộ, nhất quán, minh bạch, nhất là trong các vấn đề liên quan tới quản lý đầu tƣ và xây dựng; thực thi các văn bản pháp luật về quản lý ODA chƣa nghiêm.

Thứ ba, công tác theo dõi và đánh giá dự án buông lỏng. Nhiều cơ quan chủ

quản ở Trung ƣơng và các tỉnh chƣa quản lý đƣợc các dự án của mình. Kỷ luật báo cáo về tình hình thực hiện các chƣơng trình, dự án ODA thực hiện thiếu nghiêm túc.

Thứ tư, năng lực cán bộ ở các cấp còn nhiều bất cập và thiếu tính chuyên

nghiệp trong quản lý và sử dụng ODA.

Những yếu kém nêu trên cịn có ngun nhân sâu xa là cơ quan thụ hƣởng ODA chƣa phát huy đầy đủ vai trò làm chủ trong việc khai thác nguồn lực này phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với đặc thù của ODA. Điều này thể hiện trong nhiều khâu nhƣ: Công tác quy hoạch, kế hoạch và điều phối ODA, chuẩn bị và tổ chức thực hiện các chƣơng trình, dự án ODA, cơng tác huấn luyện và đào tạo về ODA chƣa đƣợc chú ý đúng mức, cũng nhƣ trong việc theo dõi và đánh giá dự án.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA trong ngành lâm nghiệp ở Việt Nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)