VỀ KINH TẾ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA trong ngành lâm nghiệp ở Việt Nam (Trang 68 - 69)

II. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006 – 2020

1.1. VỀ KINH TẾ

Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 3 loại rừng. Quản lý tốt rừng tự nhiên hiện có, gia tăng diện tích và năng suất rừng trồng, tăng cƣờng các hoạt động nông lâm kết hợp và sử dụng có hiệu quả các diện tích đất trống đồi trọc phù hợp cho phát triển lâm nghiệp. Sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản ngồi gỗ có tính cạnh tranh và bền vững để đáp ứng về cơ bản nhu cầu nội địa và tham gia xuất khẩu các sản phẩm gỗ và lâm sản khác; cụ thể là:

 Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp (bao gồm cả công nghiệp chế biến lâm sản và các dịch vụ môi trƣờng) từ 4 đến 5%/năm, phấn đấu đến năm 2020, GDP của ngành lâm nghiệp đạt khoảng 2 - 3% GDP quốc gia;

 Quản lý bền vững và có hiệu quả 8,4 triệu ha rừng sản xuất, trong đó 4,15 triệu ha rừng trồng, bao gồm rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung, lâm sản ngoài gỗ.... và 3,63 triệu ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên. Diện tích phục hồi rừng tự nhiên và nông lâm kết hợp là 0,62 triệu ha. Phấn đấu ít nhất có đƣợc 30% diện tích rừng sản

xuất có chứng chỉ rừng (là diện tích đƣợc đánh giá và cấp giấy xác nhận đạt tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững);

Quy hoạch hợp lý, quản lý và sử dụng có hiệu quả hệ thống rừng phòng hộ khoảng 5,68 triệu ha và rừng đặc dụng 2,16 triệu ha, trong đó:

 Trồng rừng mới 1,0 triệu ha đến năm 2010 và 1,5 triệu ha cho giai đoạn sau. Trồng lại rừng sau khai thác 0,3 triệu ha/năm;

 Khoanh nuôi tái sinh rừng 0,8 triệu ha;  Trồng cây phân tán: 200 triệu cây/năm;

 Sản lƣợng gỗ khai thác trong nƣớc 20 - 24 triệu m3/năm (trong đó có 10 triệu m3 gỗ lớn), đáp ứng về cơ bản nhu cầu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lâm sản, bột giấy và xuất khẩu;

 Khai thác củi dùng cho khu vực nông thơn duy trì ở mức 25 - 26 triệu m3/năm;

 Xuất khẩu lâm sản đạt trên 7,8 tỷ USD (bao gồm 7 tỷ USD sản phẩm gỗ và 0,8 tỷ USD sản phẩm lâm sản ngoài gỗ);

 Nâng cao nguồn thu từ các giá trị môi trƣờng rừng thông qua cơ chế phát triển sạch (CDM), du lịch sinh thái, phịng hộ chống xói mịn, bảo vệ nguồn nƣớc... đạt 2 tỷ USD vào năm 2020.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA trong ngành lâm nghiệp ở Việt Nam (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)