CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5. Một số quan sát và phân tích về quá trình tăng trưởng và chuyển
3.5.1. Khái quát về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt
giai đoạn 2000 - 2019
Hình 3.5 thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu.
Hình 3.5: Tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam giai đoạn 2000 -2019
40
Nguồn: Tính tốn của tác giả từ dữ liệu WDI
Có thể thấy rằng, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam được duy trì ở mức khá cao, ln đạt mức trên 5%/năm trong suốt 20 năm đầu của thế kỷ XIX. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000-2019 đạt 5.76%, đặc biệt trong 10 năm 2010-2019, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn là 6.43%; tốc độ tăng trưởng GDP năm 2018 đạt 7.02% và năm 2019 đạt 7.08%, điều này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực và thế giới năm 2018, 2019. Việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong một thời gian dài chứng tỏ những nỗ lực to lớn của Việt Nam trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong việc phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Hình 3.6 thể hiện kết quả quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XIX.
Hình 3.6: Cơ cấu lao động các ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 – 2019 7.55 5.40 5.25 7.08 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tốc độ tăng trưởng GDP
41
Nguồn: Tính tốn của tác giả từ dữ liệu WDI
Quan sát hình 3.6 dễ dàng thấy được cơ cấu lao động các ngành của Việt Nam đã có nhiều thay đổi sau 20 năm phát triển kinh tế. Năm 2000 từ một nền kinh tế phụ vào nông nghiệp với tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp lên tới 65.25% đến năm 2019 tỷ trọng lao động khu vực nơng nghiệp chỉ cịn 37.22%. Cùng với việc giảm tỷ trọng lao động ngành nông – lâm – thủy sản, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ được nâng lên. Tỷ trọng lao động ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 12.44% năm 2000 lên 27.44% năm 2019; tỷ trọng lao động ngành dịch vụ tăng từ 22.31% năm 2000 lên 35.34% năm 2019. So sánh cơ cấu lao động của Việt Nam năm 2019 với quốc gia đang phát triển có cùng mức thu nhập khoảng 2500 USD/người năm 2000 như Colombia và Dominican Republic, Việt Nam vẫn lạc hậu hơn khi tỷ trọng lao động ngành dịch vụ vẫn còn thấp (do tỷ trọng lao động ngành dịch vụ của hai quốc gia kể trên năm 2000 đã đạt gần 60%) và tỷ trọng lao động ngành nông – lâm – thủy sản khá cao (do tỷ trọng lao động ngành nông – lâm – thủy sản của hai quốc gia kể trên năm 2000 ở mức 22.43% và 15.6%).
22.31% 35.34% 12.44% 27.44% 65.25% 37.22% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
42
Về năng suất lao động, trước tiên với số liệu tác giả thu thập về năng suất lao động của các ngành của các quốc gia đang phát triển thuộc mẫu nghiên cứu, có thể nói Việt Nam là một trong các quốc gia có năng suất lao động thấp nhất nhóm quốc gia đang phát triển ở tất cả các ngành. Bảng 3.4 cho thấy chênh lệch năng suất lao động các ngành của Việt Nam so với năng suất lao động trung bình của nhóm các quốc gia đang phát triển năm 2019.
Bảng 3.4: Chênh lệch năng suất lao động các ngành của Việt Nam với trung bình nhóm quốc gia đang phát triển năm 2019
Năng suất lao động (USD/người) Việt Nam Trung bình nhóm quốc gia đang phát triển Chênh lệch ( số lần) Ngành công nghiệp - xây dựng 5889.481 20030.72 3.4 Ngành dịch vụ 5237.495 13511.16 2.6 Ngành nông - lâm - thủy sản 1778.624 35180.06 19.8
Nguồn: Tính tốn của tác giả từ dữ liệu WDI
Quan sát bảng 3.4 có thể thấy: Năng suất lao động ngành nơng – lâm – thủy sản của Việt Nam chênh lệch rất nhiều so với trung bình năng suất lao động cùng ngành của nhóm quốc gia đang phát triển. Điều này có thể lý giải một phần lớn là do sự tiến bộ của việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong nơng nghiệp. Tính đến 2019, nhiều quốc gia đang phát triển điển hình như Jordan, Saudi Arabia, Guyana có năng suất lao động nơng nghiệp rất cao, đặc biệt Argentina có năng suất lao động khu vực nơng nghiệp đạt mức 2833291 USD/ người nhờ nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp xuất khẩu quy mô lớn. Bên cạnh đó năng suất lao động ngành cơng nghiệp của Việt Nam cũng thấp hơn so với các quốc gia khác trong cùng nhóm là do cơng nghiệp Việt Nam cịn sử dụng các công nghệ cũ, lạc hậu hay tập trung hoạt động ở các khâu lắp ráp trung gian có giá trị gia tăng thấp. Năng suất lao động ngành dịch vụ thấp là do
43
chất lượng lao động ngành dịch vụ còn thấp, nhiều lao động ngành dịch vụ chưa được đào tạo chuyên môn bài bản hoặc đã qua đào tạo chuyên môn nhưng hoạt động trái ngành hay nhiều lao động trình độ thấp chuyển đổi việc làm từ ngành nơng nghiệp sang ngành dịch vụ được đào tạo dưới dạng đào tạo nghề ngắn hạn dẫn tới khả năng và hiểu biết hạn chế.