Kết quả phân tích mơ tả, phân tích phân rã kết hợp với phương pháp LOWESS đã chỉ ra một số đặc điểm nổi bật của các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế đang phát triển trong giai đoạn 2000-2019: Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP cả giai đoạn của các quốc gia phát triển thấp hơn nhiều so với các quốc gia phát triển nhưng sau 20 năm thực hiện tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình qn đầu người của nhóm quốc gia đang phát triển vẫn thấp hơn rất nhiều so với nhóm các quốc gia phát triển. Nguyên nhân là do sự chênh lệch năng suất lao động ở tất cả các ngành của các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển đặc biệt là ngành dịch vụ và ngành công nghiệp. Đến năm 2019, năng suất lao động ngành nông nghiệp của các quốc gia đang phát triển chỉ thấp hơn khoảng 1.5 lần so với các quốc gia phát triển nhờ việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ở các quốc gia đang phát triển. Trong thời gian nghiên cứu, hiệu ứng phân bổ lao động ngành là hiệu ứng đóng vai trị động cơ chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia, thậm chí hiệu ứng này lấn át hiệu ứng nội ngành trong q trình tăng trưởng kinh tế của nhóm nước đang phát triển. Ngành dịch vụ vẫn là ngành có đóng góp lớn nhất vào tổng tăng trưởng của hai nhóm quốc gia thơng qua việc tăng quy mơ lao động ngành. Ngành cơng nghiệp có năng suất lao động cao nhất có đóng góp tích cực vào tổng tăng trưởng nhưng sau ngành dịch vụ. ở các nước phát triển, ngành cơng nghiệp đóng góp chủ yếu thơng qua hiệu ứng năng suất lao động nội ngành; ở các quốc gia đang phát triển, ngành công nghiệp lại đóng góp thơng qua hiệu ứng quy mơ lao động ngành. Ngành nơng nghiệp cũng có đóng góp tích cực vào tăng trưởng ở cả hai nhóm quốc gia nhưng ở mức nhỏ và chủ yếu thông qua hiệu ứng năng suất lao động nội ngành do xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động chung diễn ra tại cả hai nhóm quốc gia: tăng tỷ trọng lao động ngành dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động ngành nơng nghiệp; tỷ trọng lao động ngành cơng nghiệp có xu hướng tăng sau đó chững lại khi các quốc gia có thu nhập
49
cao hơn. Việc tìm ra các đặc điểm trên đã đưa đến một số hàm ý chính sách quan trọng sau:
Thứ nhất, GNI/người của các quốc gia nghiên cứu càng cao thì tỷ trọng lao động ngành dịch vụ càng cao. Tỷ trọng lao động ngành công nghiệp chỉ tăng đến một mức nhất định rồi chững lại sau đó có xu hướng chuyển dịch sang ngành dịch vụ. Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp ngày càng thấp khi GNI/người của các quốc gia ngày càng cao. Vì vậy, chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển (chẳng hạn như Việt Nam) cần chú trọng đào tạo và dịch chuyển lao động hợp lý theo xu hướng chung về thay đổi cơ cấu lao động trong quá trình phát triển của các nền kinh tế. Khi mức lao động làm việc trong khu vực công nghiệp đã chạm tới ngưỡng và chững lại, các quốc gia đang phát triển cần có chính sách đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế. Các quốc gia cần tính tốn thời gian chạm tới ngưỡng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng, để có định hướng đào tạo lao động ngành dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.
Thứ hai, ở cả các quốc gia phát triển và đang phát triển, ở tất cả các trình độ thu nhập, năng suất lao động ngành công nghiệp – xây dựng đang là lớn nhất, tiếp đó là ngành dịch vụ và cuối cùng là ngành nông nghiệp. Kết quả phân tích thực trạng cho thấy ở các quốc gia đang phát triển những năm gần đây đang có sự vươn lên vượt bậc về năng suất lao động nơng nghiệp nhờ yếu tố cơng nghệ. Do đó, khi ở trình độ thu nhập thấp, các quốc gia có thể tăng tốc năng suất ngành nơng – lâm – thủy sản để làm bàn đạp tăng trưởng ban đầu. Đồng thời, các quốc gia cần xây dựng lộ trình tăng trưởng hợp lý khi phải cân nhắc đánh đổi giữa tăng tỷ trọng lao động ngành dịch vụ có năng suất cao và rút bớt lao động từ ngành cơng nghiệp-xây dựng, vốn là ngành đang có năng suất lao động cao nhất. Hiện đại hóa và tổ chức sản xuất tiên tiến có thể là chìa khóa nâng cao năng suất lao động nội ngành ở các quốc gia đang phát triển.
50
Thứ ba, trong thời kỳ quan sát, ngành dịch vụ đóng góp cho tăng trưởng GDP ở cả hai nhóm quốc gia nghiên cứu chủ yếu thông qua mở rộng quy mơ lao động ngành. Đóng góp của ngành này vào tăng trưởng GDP các quốc gia thông qua tăng năng suất lao động ngành vẫn còn mờ nhạt. Điều này một phần phản ánh xu hướng mở rộng quy mơ ngành dịch vụ trên tồn thế giới, đồng thời cho thấy việc tăng năng suất ngành dịch vụ trong thời gian tới có thể tạo ra động cơ tăng trưởng mạnh mẽ trong tăng trưởng GDP của các quốc gia.
Ngành cơng nghiệp đóng góp vào tăng trưởng GDP ở nhóm quốc gia phát triển chủ yếu thông qua tăng năng suất lao động nội ngành, kết quả phân tích cho thấy việc dịch chuyển lao động khỏi ngành công nghiệp làm quy mô lao động ngành giảm đi và năng suất lao động ngành tăng lên. Khác với nhóm quốc gia phát triển, ở nhóm các quốc gia đang phát triển, ngành cơng nghiệp đóng góp cho tăng trưởng được thể hiện rõ qua tăng quy mô lao động ngành.Hiệu ứng phân bổ lao động lớn hơn hiệu ứng năng suất lao động ngành của ngành công nghiệp cho thấy trong tương lai, ngành công nghiệp của các nước đang phát triển sẽ bước vào thời kỳ tăng năng suất sau khi đạt ngưỡng quy mơ ổn định. Giai đoạn tiếp theo đó, lao động từ các ngành công nghiệp (và cả nông nghiệp) sẽ rút bớt sang khu vực dịch vụ. Đây là dự đốn có ý nghĩa quan trọng cho việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia đang phát triển.
Ngành nơng nghiệp đóng góp vào tăng trưởng GDP ở cả hai nhóm quốc gia nghiên cứu nhờ động lực chính là hiệu ứng năng suất nội ngành; kết quả phân rã cho thấy lao động ngành nơng nghiệp vẫn có xu hướng tăng lên ở nhóm quốc gia đang phát triển trong khi nhóm quốc gia phát triển thì chứng kiến xu hướng ngược lại. Điều này cho thấy, việc đầu tư cho nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực - ổn định an sinh xã hội là rất quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế ở các quốc gia đang phát triển.
Thứ tư, ở nhóm quốc gia phát triển, muốn duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao, các quốc gia cần nỗ lực trong việc cải thiện năng suất lao động do thực tế
51
trong giai đoạn nghiên cứu, các quốc gia thuộc nhóm phát triển có tốc độ tăng trưởng cao nhờ động cơ chính là hiệu ứng năng suất nội ngành. Ở nhóm quốc gia đang phát triển, ngoài dựa vào hiệu ứng nội ngành để duy trì và thúc đẩy tăng trưởng cao, một số quốc gia có thể tận dụng q trình chuyển dịch lao động từ ngành nơng nghiệp sang ngành công nghiệp và dịch vụ để thúc đẩy và duy trì tăng trưởng và dựa vào bệ đỡ ổn định cho tăng trưởng là hiệu ứng phân bổ lao động để duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững.
Thứ năm, hiệu ứng phân bổ lao động là yếu tố tạo động lực tích cực để một quốc gia thực hiện tăng trưởng trong dài hạn và hiệu ứng năng suất nội ngành chính là chìa khóa để một quốc gia từ nhóm quốc gia đang phát triển có thể vươn lên nhóm quốc gia phát triển. Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn, các quốc gia cần chú trọng nâng cao năng suất lao động các ngành đặc biệt là sử dụng các cơng nghệ mới có hàm lượng tri thức cao để có thể tạo động lực tăng trưởng bền bỉ cho nền kinh tế và tạo đà để một quốc gia đang phát triển thực hiện bước chuyển mình vững chắc trên con đường trở thành một quốc gia phát triển.
Bối cảnh kinh tế thế giới trong thời gian tới có thể có nhiều diễn biến phức tạp do sự tác động của các cuộc chiến tranh thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, sự phát triển vượt bậc của các công nghệ mới sau sự bùng nổ cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0 trên tồn cầu sẽ là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng các nền kinh tế mạnh mẽ đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển. Đối với nền kinh tế Việt Nam- có thể nói là một nền kinh tế dễ bị tác động bởi các yếu tố từ bên ngoài; trong phạm vi bài nghiên cứu này qua phân tích q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách quan trọng sau:
Thứ nhất, cơ cấu kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục có những biến đổi theo xu hướng của thế giới trong thời gian tới. Quy mô lao động ngành nông – lâm – thủy sản tiếp tục giảm xuống và quy mô lao động ngành dịch vụ tiếp tục tăng lên. Để lao động có thể đáp ứng u cầu cơng việc ngày càng có tính chuyên
52
môn cao của ngành dịch vụ hoặc để lao động có thể chuyển đổi ngành một cách linh hoạt, Việt Nam cần có chiến lược đào tạo và phân bổ nhân lực một cách hợp lý: việc đào tạo lao động cho các vị trí cơng việc trụ cột của ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, du lịch cần được đào tạo bài bản để sẵn sàng cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ trong thời gian tới; khuyến khích lao động tự do tham gia các khóa đào tạo nghề, nâng cao kiến thức chuyên môn tại các trung tâm uy tín để dễ dàng thích ứng với cơng việc mới khi cần thiết. Quy mô lao động ngành công nghiệp – xây dựng tại Việt Nam đang dần chạm tới ngưỡng chững lại của nhóm các quốc gia đang phát triển, mặc dù vậy, nhu cầu nhân lực cho các ngành công nghiệp cơng nghệ cao vẫn là rất lớn do chính sách tiền lương tại Việt Nam kém hấp dẫn đối với các kỹ sư giỏi, vì vậy, Việt Nam cần có các chính sách tốt hơn để giữ chân nhân tài, tránh “chảy máu chất xám”. Việc tỷ trọng lao động ngành công nghiệp – xây dựng của Việt Nam năm 2019 đạt 27.44% là dấu hiệu để đề xuất cảnh báo tỷ trọng lao động ngành công nghiệp – xây dựng đang chạm tới ngưỡng giới hạn. Việt Nam cần xem xét giảm tốc độ dịch chuyển các nguồn lực sang khu vực công nghiệp, đặc biệt là đất đai. Thứ hai, để cải thiện và nâng cao năng suất lao động của các ngành kinh tế, Việt Nam cần: tăng cường áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn; đào tạo và khuyến khích đào tạo kỹ sư nơng nghiệp để nghiên cứu và phát triển ngành nông nghiệp, thay đổi cách canh tác truyền thống năng suất thấp đã tồn tại lâu đời tại Việt Nam. Đầu tư công nghệ mới cho ngành công nghiệp, kiểm sốt cơng nghệ của các doanh nghiệp FDI trước khi sử dụng để sản xuất tại Việt Nam; khuyến khích phát triển các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, chế biến nông sản để tạo ra các sản phẩm có giá trị cao. Việt Nam có thể tận dụng mối quan hệ hữu nghị, bền chặt với một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… để tạo điều kiện đưa các kỹ sư, nhà nghiên cứu trong nước ra nước ngoài bồi dưỡng, nâng cao trình độ nguồn nhân lực và học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nước bạn để phát triển kinh tế quốc gia.
53
Thứ ba, Việt Nam cần đẩy mạnh việc phát huy vai trị tích cực của hiệu ứng năng suất nội ngành đối với tăng trưởng kinh tế bằng việc nâng cao năng suất lao động các ngành bên cạnh hiệu ứng phân bổ lao động sẽ tiếp tục có những đóng góp tích cực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thơng qua q trình chuyển dịch lao động mạnh mẽ từ ngành nông – lâm – thủy sản sang ngành dịch vụ trong giai đoạn tăng trưởng sắp tới. Để duy trì đóng góp của hiệu ứng phân bổ lao động ngành bền vững, ngoài dựa vào dịch chuyển cơ cấu lao động giữa các ngành theo xu hướng chuyển dịch lao động đang diễn ra trên toàn cầu, Việt Nam cần chú trọng đầu tư hoặc thu hút đầu tư vào một số ngành có năng suất lao động cao vượt trội, tạo các ngành mũi nhọn về năng suất để tạo ra chênh lệch năng suất lao động giữa các ngành và kích thích chuyển dịch cơ cấu lao động.
Cuối cùng, ngành nơng nghiệp trong thời gian tới có thể tiếp tục giảm quy mơ lao động, động lực chính cho tăng trưởng ngành là thơng qua năng suất nội ngành. Vì vậy, Việt Nam cần chú trọng nâng cao năng suất lao động ngành nơng nghiệp để duy trì tăng trưởng ngành và đảm bảo an ninh lương thực cho nền kinh tế trong q trình giảm quy mơ lao động ngành trong thời gian tới. Ngành công nghiệp sẽ tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào động cơ chính là năng suất nội ngành khi quy mơ ngành chạm tới ngưỡng chững lại nên Việt Nam cần chú trọng tăng năng suất công nghiệp bằng việc áp dụng cơng nghệ, máy móc mới vào sản xuất. Ngành dịch vụ Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng cả về quy mô lao động lẫn năng suất lao động trong thời gian tới. Vì thế, Việt Nam cần chú trọng nâng cao năng suất các ngành công nghiệp – xây dựng và một số ngành dịch vụ trọng điểm như bán buôn - bán lẻ, viễn thông, công nghệ - thông tin, các dịch vụ khoa học cơng nghệ để duy trì tái phân phổ lao động trong nội bộ ngành dịch vụ và tăng năng suất ngành trong thời gian dài. Ngoài ra, nguồn nhân lực chất lượng cao có đủ kiến thức và chuyên mơn sẽ là chìa khóa để ngành dịch vụ nâng cao đóng góp của hiệu ứng năng suất nội ngành bên cạnh
54
bệ đỡ bền vững cho tăng trưởng ngành dịch vụ tại Việt Nam là hiệu ứng phân bổ lao động ngành.
55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Hồng Mai (2021), Các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng GDP bình qn người của các quốc gia trên thế giới giai đoạn 2010 - 2019 theo cách tiếp cận phân rã, Đặc san Nghiên cứu Chính sách và Phát triển, Số 01 - 2022
2. Foster--McGregor, N., & Verspagen, B. (2016). The Role of Structural Change in the Economic Development of Asian Economies. Asian Development Review, 33(2), 74–93. doi:10.1162/adev_a_00073
3. https://voer.edu.vn/m/cac-mo-hinh-ly-thuyet-ve-chuyen-dich-co-cau- nganh-kinh-te/b6d5dee2
4.https://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/ne wsitems/WCMS_309207/lang--vi/index.htm
56
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mối quan hệ giữa GNI/người và Năng suất lao động theo ngành của nhóm
các nền kinh tế phát triển và đang phát triển trên thế giới các năm 2000, 2010 và 2019 bằng phương pháp làm trơn LOWESS
0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 200000 0 10000 20000 30000 40000 50000 N ăn g s u ất la o độ n g GD P/n gười GNI/người ($)
Phụ lục 1a: Các nước phát triển 2000
Dịch vụ Công nghiệp-Xây dựng Nông nghiệp 0 50000 100000 150000 200000 250000 0 20000 40000 60000 80000 100000 N ăn g s u ất la o độ n g GD P/n gười GNI/người ($) Phụ lục 1b: Các nước phát triển 2010 Dịch vụ Công nghiệp-Xây dựng Nông nghiệp
57 0