CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5. Một số quan sát và phân tích về quá trình tăng trưởng và chuyển
3.5.2. Đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam gia
2000 - 2019
Giai đoạn 2000 - 2019, hiệu ứng năng suất nội ngành đóng góp 2.16 điểm % vào tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn của Việt Nam, tương tự hiệu ứng phân bổ lao động ngành đóng góp 3.72 điểm % và hiệu ứng tương tác đóng góp -0.03 điểm %. Như vậy, trong suốt giai đoạn 2000 – 2019, hiệu ứng phân bổ lao động đóng vai trị là động cơ chính cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Hình 3.7 thể hiện chi tiết đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua các năm từ 2000 đến 2019.
Hình 3.7: Đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2000-2019
Nguồn: Tính tốn của tác giả từ dữ liệu WDI
-10.00 -8.00 -6.00 -4.00 -2.00 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Đó n g gó p củ a các yế u tố v ào t ăn g t rưởn g G DP (đ iể m % )
Hiệu ứng phân bổ lao động ngành Hiệu ứng năng suất nội ngành Hiệu ứng động
44
Quan sát hình 3.7 có thể thấy: giai đoạn 2001 – 2009, động cơ chính của tăng trưởng kinh tế Việt Nam là hiệu ứng phân bổ lao động. Qúa trình tăng quy mơ lao động ngành cơng nghiệp và dịch vụ cùng với qua trình chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra mạnh mẽ giữa ngành nông nghiệp với hai ngành công nghiệp và dịch vụ đã tạo động lực lớn cho tăng trưởng. Hiệu ứng tương tác mang dấu âm chứng tỏ giai đoạn này do lao động dịch chuyển một cách ồ ạt, thiếu hợp lý từ ngành nông – lâm – thủy sản sang ngành công nghiệp – xây dựng đã làm giảm năng suất lao động của ngành công nghiệp – xây dựng, đây cũng là lý do khiến giảm điểm đóng góp của hiệu ứng năng suất nội ngành của ngành này vào tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2001 - 2009. Giai đoạn 2011 – 2019, động cơ chính của tăng trưởng kinh tế Việt Nam là hiệu ứng năng suất nội ngành. Sau một thời gian tập trung tăng trưởng nền kinh tế theo chiều rộng, giai đoạn này, nền kinh tế được tăng trưởng cả theo chiều rộng và chiều sâu tức là vừa tăng quy mô lao động và vừa tăng năng suất lao động. Hiệu ứng năng suất nội ngành hay năng suất lao động các ngành giai đoạn này được nâng cao nhờ quá trình chuyển giao khoa học – kỹ thuật diễn ra mạnh mẽ.
Trong cả giai đoạn tăng trưởng kéo dài 20 năm, hiệu ứng phân bổ lao động nếu khơng là động cơ chính cho tăng trưởng thì cũng có đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Đây là một trong những trụ cột quan trọng cho tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua và cũng là bệ đỡ cho tăng trưởng ổn định và bền vững của kinh tế Việt Nam trong giai đoạn sắp tới do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng quy mô lao động các ngành vẫn sẽ tiếp tục diễn ra.
Hình 3.8 thể hiện đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng các ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2019:
Hình 3.8: Đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng các ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2019
45
Quan sát hình 3.8 có thể thấy: Ngành nơng – lâm – thủy sản Việt Nam giai đoạn 2000 – 2019 tăng trưởng thơng qua động cơ chính là hiệu ứng nội ngành. Ngược lại, ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng trưởng mạnh thơng qua động cơ chính là hiệu ứng phân bổ lao động ngành. Việc lao động dịch chuyển mạnh mẽ từ ngành nông – lâm – thủy sản sang hoạt động trong ngành công nghiêp – xây dựng và dịch vụ đã khiến hiệu ứng phân bổ lao động của khu vực nông nghiệp mang dấu âm và một phần làm tăng năng suất lao động của ngành này do số lao động của ngành này giảm đi.
Cùng với chính sách phát triển khu vực công nghiệp của quốc gia, hiệu ứng phân bổ lao động trở thành động lực chính cho tăng trưởng ngành cơng nghiêp – xây dựng nhờ vào việc thu hút lao động mới tham gia vào nền kinh tế và cả lao động từ khu vực nơng nghiệp. Đóng góp của hiệu ứng năng suất nội ngành nhỏ hơn rất nhiều so với đóng góp của hiệu ứng phân bổ lao động đối
Ngành nông -
lâm -ngư
nghiệp
Ngành công
nghiệp - xây dựng Ngành dịch vụ Hiệu ứng phân bổ lao động ngành -0.19 2.20 1.71 Hiệu ứng năng suất nội ngành 0.92 0.28 0.96
Hiệu ứng động -0.02 -0.02 0.01 -0.50 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 Đó ng g óp củ a cá c yếu tố v ào tăn g tr ưởn g cá c ng àn h (đ iểm %)
46
với tăng trưởng ngành công nghiệp – xây dựng là một dấu hiệu quan trọng cho dự báo tăng trưởng ngành cơng nghiệp trong giai đoạn tiếp theo. Có thể hiệu ứng nội ngành sẽ trở thành động lực chính cho tăng trưởng khi quy mơ lao động của ngành đã ổn định. Ngành dịch vụ Việt Nam trong thời gian tới có thể tiếp tục tăng quy mơ lao động theo xu hướng chung của thế giới và tăng năng suất lao động do hiệu ứng nội ngành vẫn đóng góp thấp hơn hiệu ứng phân bổ lao động.
Như vậy, về đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng kinh tế quốc gia, có thể thấy ở mỗi giai đoạn tăng trưởng khác nhau, Việt Nam có một động cơ chính cho tăng trưởng riêng để tăng trưởng kinh tế phù hợp với thực trạng nền kinh tế quốc gia. Giai đoạn trước 2008, kinh tế Việt Nam tăng trưởng dựa vào động cơ chính là phân bổ lao động ngành – đây cũng là động cơ chính cho tăng trưởng của nhóm quốc gia đang phát triển trong cùng giai đoạn. Nhưng giai đoạn sau 2010, Việt Nam thực hiện tăng trưởng dựa vào động cơ chính là hiệu ứng năng suất nội ngành đây là sự khác biệt của tăng trưởng Việt Nam so với cả nhóm quốc gia phát triển và nhóm quốc gia đang phát triển. Về đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tại Việt Nam giống với đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng các ngành tăng trưởng các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ của nhóm các quốc gia đang phát triển (hiệu ứng phân bổ lao động là động cơ chính cho tăng trưởng ngành) và đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng ngành nông – lâm – thủy sản của nhóm các quốc gia phát triển. (hiệu ứng nội ngành là động cơ chính cho tăng trưởng và hiệu ứng phân bổ lao động mang dấu âm chứng tỏ quy mô lao động ngành nông – lâm – thủy sản đang giảm mạnh và lao động đang dịch chuyển ra khỏi ngành).
Để vươn lên thành một nước phát triển, có lẽ là một q trình rất dài đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong tương lai. Để làm được điều đó, Việt Nam cần phát huy sức mạnh của nơng nghiệp vốn có, nâng cao năng suất ngành nơng nghiệp trong q trình chuyển dịch cơ cấu lao động ra khỏi ngành, chú trọng nâng cao năng suất ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đặc biệt là
47
tạo năng suất cao cho một số ngành dịch vụ trọng điểm để tạo nền tảng tăng trưởng dài hạn và bền vững cho nền kinh tế thông qua hiệu ứng năng suất nội ngành và hiệu ứng phân bổ lao động ngành.
48