CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.5. Đánh giá thực nghiệm
3.5.1. Phân tích định tính
Qua q trình thực nghiệm sư phạm, phân tích dựa trên phiếu hỏi (phụ lục 3, 4) và kết quả của phiếu bài tập (phụ lục 5) cùng với quan sát học sinh trong quá trình học tơi nhận thấy rằng với sự hỗ trợ của phần mềm hình học động GeoGebra, HS cảm thấy hứng thú trong tiết học Toán, các hoạt động sử dụng phần mềm đã kích thích được sự tị mị, ham học hỏi và khám phá tri thức Toán học của các em.
92
Kết quả khảo sát tại lớp 7A12, các em HS đã được làm quen với phần mềm GeoGebra và biết vẽ hình cơ bản từ lớp 6 các em khơng cịn q lạ lẫm với phần mềm này tuy nhiên HS vẫn tỏ ra thích thú với các hoạt động có sự hỗ trợ của phần mềm. Trong đó có 85% học sinh thích học mơn Tốn với sự hỗ trợ của phần mềm GeoGebra và trong đa số ý kiến cho em có hiểu bài sau các hoạt động đó. Vấn đề khó khăn nhất đối với HS khơng phải là vẽ hình vì các em đã được làm quen với phần mềm từ trước mà là việc suy luận bài tốn từ hình vẽ đã có.
Tại lớp 7A10 các em lần đầu được tham gia các hoạt động sử dụng phần mềm GeoGebra trên lớp học, hầu hết đều tỏ ra ngạc nhiên và thích thú với việc các hình vẽ chuyển động khơng như hình vẽ trên bảng hay trên giấu thường ngày. Kết quả khảo sát cho thấy 90% số HS cảm thấy hào hứng trong giờ học Toán khi GV sử dụng phần mềm GeoGbra, trong số đó 67% HS có thể phát hiện ra các mệnh đề chứng minh sau các hoạt động của GV và có thể tìm ra phương pháp chứng minh những mệnh đề Tốn học đó ngay sau khi quan sát hình động.
Qua phỏng vấn, nhiều HS cho rằng phần mềm Tốn học đã giúp mơ tả trực quan những q trình biến đổi, khái niệm, tính chất hình học mới mẻ và tương đối trừu tượng như: Tiên đề Ơclit, các tính chất của tam giác, định lý Pytago. Đa số các em thích thú khi được sử dụng phần mềm để trực tiếp thay đổi các hình vẽ theo ý của mình hay xem các hình động được giáo viên chuẩn bị trước, các em khơng cịn cảm thấy “sợ” nội dung chứng minh hình học. Đây chính là một trong nhưng điểm đáng lưu ý trong quá trình nghiên cứu đề tài, cho thấy tiềm năng trong tạo hứng thú với môn học cho học sinh, là tiền đề, động lực nghiên cứu đề tài của tơi.
Một số bình luận của các em sau khi trải nghiệm các tiết dạy thực nghiệm với phần mềm GeoGebra:
93
3.5.2. Phân tích định lượng
Sau thời gian tiến hành thực nghiệm tại lớp 7A12 tổ chức kiểm tra đánh giá (bài kiểm tra ở phụ lục 1) và so sánh kết quả của HS. Tại đây tôi xin đưa ra kết quả hai bài kiểm tra chương I và chương II nội dung Hình học, được đánh giá vào thời điểm trước và sau khi học sinh được học một số tiết học có ứng dụng phần mềm GeoGebra vào trong dạy học. Với một vài tiết học được thực nghiệm trên lớp thì khơng thể thay đổi hồn tồn năng lực học tập của học sinh tuy nhiên kết quả phân tích cũng cho thấy một số tiềm năng của phần mềm. Qua q trình kiểm tra đánh giá và phân tích bài kiểm tra một số học sinh có thành tích khơng tốt trước đó đã cải thiện được kĩ năng vẽ hình và biết tìm các yếu tố dẫn dắt để đi đến kết quả chứng minh, mặc dù trong q trình trình bày cịn một số thiếu sót như kí hiệu bằng nhau trong hình hay ghi lí do bằng nhau của các yếu tố trong chứng minh tam giác bằn nhau tuy nhiên cũng
94
thể hiện được sự tiến bộ trong tư duy hình học ở các em. Kết quả bài kiểm tra được thống kê ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Điểm số của học sinh hai lớp 7A10 và 7A12 trước và sau khi tiến hành thực nghiệm
Điểm số
Bài kiểm tra chương I Bài kiểm tra chương II Lớp 7A12 Tỉ lệ Lớp 7A10 Tỉ lệ Lớp 7A12 Tỉ lệ Lớp 7A10 Tỉ lệ 9 – 10 8 17,7% 11 22% 9 20% 12 24% 7 – 9 15 33,3% 28 56% 17 37,8% 27 54% 5 – 7 12 26,7% 8 16% 14 31,1% 9 18% 2,5 – 5 8 17,7% 2 4% 4 8,9% 1 2% 0 – 2,5 2 4,6% 1 2% 1 2,2% 1 2% Tổng 45 100% 50 100% 45 100% 50 100% Điểm trung bình 6,51 7,62 7,12 7,7
Qua bảng thơng kê có thể thấy rằng học lực của lớp 7A10 tốt hơn của lớp 7A12 với tỉ lệ của HS có điểm trên 7 chiếm khoảng 70% so với khoảng 50% của lớp 7A12 trong bài kiểm tra hết chương I, tỉ lệ điểm dưới trung bình cũng ít hơn rất nhiều. Tuy nhiên có thể thấy sang đến bài kiểm tra chương II được kiểm tra sau một số tiết dạy thực nghiệm kết quả của lớp 7A12 có sự thay đổi tích cực khi giảm được tỉ lệ HS dưới điểm trung bình. Cụ thể các em HS kết quả thấp ở bài kiểm tra trước đã biết vẽ một số hình cơ bản, có thể áp dụng định lí tổng ba góc và định lí Pytago vào các bài tốn có số cụ thể để tìm ra kết quả. Các em HS khá vẫn duy trì được điểm số và có phần nhỉnh hơn về tốc độ làm bài trong giờ kiểm tra, nhanh chóng phát hiện ra các yếu tố bằng nhau để chứng minh tam giác bằng nhau. Qua đó nâng cao thành tích chung của lớp rút ngắn điểm số với các lớp khác.
95
Kết luận chương 3
Chương 3 trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm của các phương án đề xuất trong luận văn. Thông qua việc quan sát trong các tiết học thực nghiệm, thu thập ý kiến đóng góp của giáo viên, tổng hợp ý kiến của học sinh qua phiếu hỏi và so sánh kết quả của bài kiểm tra sau thực nghiệm, tôi thu được một số kết quả sau đây:
– Tuy thời gian thực nghiệm không nhiều nhưng đã để lại nhiều ấn tượng cho HS. HS tỏ ra hào hứng với việc được tự mình sử dụng phần mềm để nghiên cứu các đối tượng hình học từ đó u thích mơn học hơn. Ngồi ra kết quả học tập cũng được cải thiện sau quá trình thực nghiệm qua các tiết học mà HS được tự mình thao tác, tư duy, tìm tịi khám phá những tri thức Tốn học. Học sinh được trang bị các kĩ năng vẽ hình, suy luận chứng minh bằng phần mềm hình học động GeoGebra tự tin hơn trong giờ kiểm tra và phần nào cải thiện được điểm số.
– Tuy nhiên cịn một số HS chưa thích ứng kịp với môi trường dạy học ứng dụng PMDH do đó tỏ ra bỡ ngỡ và thao tác chậm, cần sự hỗ trợ của giáo viên làm ảnh hưởng tốc độ bài học của cả lớp. Với các trường hợp này GV cần có các phương án dự phịng như chuẩn bị các mơ hình sẵn hay lựa chọn nhóm học sinh đồng đều về năng lực để đảm bảo chất lượng cho các tiết học thực nghiệm.
Phân tích định tính và định lượng sau đợt thực nghiệm bước đầu cho thấy tính hiệu quả và tính khả thi của việc ứng dụng phần mềm GeoGebra trong dạy học chứng minh hình học lớp 7. Thực nghiệm một lần nữa khẳng định: Các hoạt động dạy học chứng minh được tổ chức dưới sự hỗ trợ của phần mềm GeoGebra mang tính tổng quát và là một môi trường tương tác “động” giúp học sinh học tập tích cực tự mình tìm ra những nội dung kiến thức mới. Qua đó cần tiếp tục nghiên cứu và xây dựng một số chương trình thực nghiệm khác nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
96
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Dạy học làm sao để tạo cho học sinh niềm u thích mơn học, sáng tạo trong xử lí vấn đề qua đó nâng cao tri thức ln là mục tiêu của tất cả các nhà giáo. hình học lớp 7 là quá trình chuyển giao giữa hình học trực quan thực nghiệm sang hình học suy diễn, mở đầu cho học sinh tiếp cận với toán suy luận, toán chứng minh. Trong mỗi bài tốn chứng minh đều có cách tư duy, suy luận vấn đề khác nhau, do vậy dạy học làm sao để học sinh tự tìm ra được kết quả chứng minh và cách suy luận mới là vấn đề cốt lõi. Để làm được điều đó cần phải phối hợp giữa hình học suy diễn và hình học trực quan để dẫn dắt học sinh trong những bài học chứng minh đầu tiên nhằm hình thành tư duy chứng minh cho học sinh.
Phần mềm Tốn học ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc mơ tả bản chất các ý tưởng cơ bản của Toán học. Tài liệu này phần nào chỉ ra rằng phần mềm hình học động GeoGebra hỗ trợ rất hiệu quả trong dạy học Tốn đặc biệt là trong dạy học chứng minh hình học. Thơng qua tương tác với các đối tượng trong hình vẽ, HS có thể khám phá các tính chất Tốn học, lập và kiểm tra các giả thuyết Tốn học, tìm hiểu các phương pháp giải chứng minh Tốn học khác nhau hay chính là hỗ trợ bước chuyển giao từ hình học trực quan sang hình học suy diễn. Từ đó kích thích sự tìm tịi, khám phá của HS trong học tập mơn Tốn.
Luận văn đã thu được những kết quả chính sau:
1. Phân tích làm rõ vai trị và thực trạng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Toán ở một số trường THCS tại Hà Nội, trong đó phần mềm hình học động GeoGebra có nhiều tiềm năng lớn trong kiến tạo mơi trường tương tác động để HS khám phá tri thức Toán học, phát triển năng lực chứng minh Toán học.
97
2. Đề xuất được một số tình huống khai thác phần mềm GeoGebra trong dạy học một số định lý, tính chất trong chương trình SGK mơn Tốn lớp 7 phần hình học và một số bài tập chứng minh hình học cơ bản đến nâng cao, trong đó chỉ rõ các bước tổ chức dạy học, trình tự thao tác với phần mềm trong lớp học. Vì vậy, luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho GV giảng dạy mơn Tốn lớp 7 ở các trường THCS.
3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm tại một số trường THCS và khẳng định được tính khả thi và tính hiệu quả của các phương án khai thác trên.
Tuy nhiên, việc sử dụng PMDH GeoGebra khơng phải là chìa khóa vạn nawg để giải quyết mọi vấn đề. Không phải trong mọi bài học, mọi tình huống, mọi hoạt động GV sử dụng phần mềm đều cho học sinh những trải nghiệm thú vị. Việc sử dụng phần mềm có kết quả tốt hay khơng phụ thuộc vào tùy từng nội dung bài học và khả năng thiết kế sắp xếp sử dụng hợp lí phần mềm của GV vào các hoạt động. Tức là vai trị của người giáo viên ln là không thể thiếu cịn PMDH chỉ là cơng cụ hỗ trợ, ưu việt hay không là do năng lực của người sử dụng, thiết kế.
Bên cạnh đó, luận văn mới chỉ khai thác được một phần nhỏ của ứng dụng CNTT trong dạy học mơn Tốn và trọng tâm kiến thức gói gọn trong nội dung chứng minh hình học lớp 7 nên cịn nhiều hạn chế về mặt nội dung. Do vậy cần có phương hướng phát triển nghiên cứu đề tài ứng dụng CNTT trong các nội dung Toán học, các khối lớp học và các cấp học khác.
2. Khuyến nghị
Từ kết quả của luận văn, tôi xin đưa ra một số khuyến nghị như sau: – Nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học mơn Tốn cho GV Toán, đặc biệt là kĩ năng khai thác các phần mềm Toán học động trong hỗ trợ dạy học các tình huống điển hình trong Tốn học.
98
– Tổ chức xây dựng các nguồn tài ngun mở lưu trữ các mơ hình dạy học để tiết kiệm thời gian chuẩn bị cho giáo viên qua đó nâng cao hiệu quả của ứng dụng phần mềm trong dạy học.
– Tăng cường phương pháp thực nghiệm trong mơi trường Tốn học động nhằm giúp HS chủ động tìm tịi, khám phá và tìm cách chứng minh các tính chất, định lý, giả thuyết Tốn học hay các bài tập khó.
– Tiếp tục tìm tịi, nghiên cứu các nội dung khác xoay quanh đề tài ứng dụng CNTT trong dạy học mơn Tốn ở các cấp học.
99
TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu Tiếng Việt
1. Vũ Hữu Bình (2005), Nâng cao và phát triền Toán 7, tập 1, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Toán 6, 7, 8, 9 tập 1, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3. Lê Thị Hoài Châu (2004), Phương pháp dạy-học hình học ở trường Trung
học phổ thơng, Giáo trình dành cho sinh viên các trường Đại học Sư phạm,
Nxb Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.
4. Phan Trọng Hải (2013), Sử dụng phần mềm GeoGebra hỗ trợ dạy học khám phá Định lí, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, Số 27.
5. Trịnh Thanh Hải (2004), Giáo trình ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
6. Trịnh Thanh Hải (2006), Ứng dụng công nghệ thơng tin vào dạy học hình học lớp 7 theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, Luận án Tiến sĩ,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
7. Nguyễn Mạnh Hùng (2014), Phát triển năng lực chứng minh cho HS THPT
trong dạy học hình học, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên.
8. Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học mơn tốn, Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm.
9. Nguyễn Bá Kim, Đào Thái Lai, Trịnh Thanh Hải (2008), Dạy học hình học
với sự hỗ trợ của phần mềm Cabri Geometry, Nhà xuất bản Đại Học Sư
Phạm.
10. Nguyễn Thị Uyên Nhi (2015), Suy luận và chứng minh trong hình học: Một nghiên cứu so sánh sách giáo khoa Trung học cơ sở ở Pháp và Việt Nam.
100
11. Hứa Thuần Phỏng (1971), Định lý hình học và các phương pháp chứng minh, Nhà xuất bản giáo dục.
12. Phạm Thanh Phương (2006), Dạy và học toán với phần mềm Cabri, Nhà xuất bản Giáo dục.
13. Luckxay Poummyxay (2015), Khai thác phần mềm GeoGebra trong dạy học mơn tốn lớp 10 ở trường THPT nước CHDCND Lào, Luận văn Thạc sĩ,
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
14. Nguyễn Chí Thành (2007), Mơi trường tích hợp CNTT-TT trong dạy và học mơn Tốn. Ví dụ phần mềm Cabri, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, số 8.
15. Nguyễn Thị Kim Thoa (2008), Rèn luyện kĩ năng tiền chứng minh cho HS
lớp 5 thông qua dạy học các yếu tố hình học, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội.
16. Trịnh Thị Thanh Thùy (2012), Sử dụng phần mềm Cabri II Plus trong dạy
học định lí hình học lớp 7, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Giáo dục - Đại
học Quốc Gia Hà Nội.
17. Trần Vui, Lê Quang Hùng (2009), Thiết kế các mơ hình dạy học tốn trung học cơ sở với Geometer’s Sketchpad, Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà
Nội.
Danh mục tài liệu Tiếng Anh
18. Meril Rasmussen (2016), Thinking Creatively about Teaching Geometry. 19. Sue Johnston Wilder, David Pimm (2006), Learning to Teach Mathematics in the Secondary School, RoutledgeFalmer.
PHỤ LỤC Phụ lục 1
ĐỀ KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM
TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT MƠN HÌNH HỌC LỚP 7 Năm học 2018-2019
Họ và tên HS: ....................................................................................... Lớp 7A ............
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm).
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
1) Tổng ba góc của một tam giác bằng:
A. 900 B. 1800
C. 450 D. 800
2) ΔABC vng tại A, biết số đo góc C bằng 520. Số đo góc B bằng: