SỨC MẠNH CỦA ĐÀN NGỰA CÁI.

Một phần của tài liệu 47 quy ke Quỷ Cốc Tử (Trang 117 - 120)

Thời chiến quốc, tướng nuớc Triệu là Lí Mục trấn ở Nhạn Môn Quan để đánh Hung nô. Thế trận dằng dai.

Hàng ngày quân Hung nơ lùa ngựa ra sơng tắm.

Lí mục thấy vậy, nghĩ ra một kế, đem tất cả ngựa cái buộc ở bên này sơng. Nghe tiếng ngựa cái hí đàn nhựa của qn Hung Nơ bỏ chạy rào rào qua sơng. Lí mục cho lùa ngựa cái vào thành.

Quân Hung Nô mất ngựa rất tức giận vượt sơng đánh Lí Mục. Lí Mục cho phục binh đánh tan tác quân Hung Nô.

Kế thứ năm: BIẾT TRƯỚC THỜI THẾ (Kiến ngự tri trước)

Kiến ngự tri trước là dự đoán thời thế, suy việc lợi hại. quyền biến.

Nguyên tắc của kế này là dựa vào sự hợp li, quy luật tự nhiên của vạn vật. Sự li hợp người bình thường có thể gần mà khơng thấy xa mà không biết. Chỉ người nhìn xa trơng rộng, lo xa, mới thấy và biết được.

Trong đấu tranh phải thấy được thế, lực của ta và địch. Ta yếu thì hồ hỗn, làm cho mình mạnh lên và chờ cho địch suy yếu.

Là lặng lẽ hành động khi chưa ai chú ý và nhìn thấy nhưng khi thời cơ chín muồi là lập tức hành động làm nên chuyện lớn.

ĐỢI THỜI CƠ CHÍN MUỒI Thái Cơng nói với Võ Vương:

- Trước kia, nhà Thương cịn mạnh, lão thần từng nói với Văn Vương( cha của Võ Vương): Một vị minh quân trước lo tu dưỡng đạo đức, phải chiêu hiền đãi sĩ, phải thi ân với nhân dân, làm cho đất nước cường thịnh. Mặt khác phải quan sát sự xấu tốt của đạo trời, chờ thiên tai xảy ra, nhân hoạ xảy ra đối với nhà Thương, thì mới chinh pạt nhà Thương được.

Nay, Trụ Vương đã cho xây nhục lâm tửu trì( rừng thịt, ao rượu) để hưởng lạc, đắm say tửu sắc. Tạo những cực hình như bào lạc( cột lửa để đốt tội nhân), Sài bồn( bồn đựng bọ cạp để trừng trị tội nhân). Mổ tim trung thần là Tỉ Can, đuổi anh là Vi Tử. Trong triều bọn dua nịnh áp đảo người triung lương. Quan lại các nơi tuỳ tiện giết người, coi thường luật pháp. Đồng ruộng bỏ hoang. Lịng dân ốn giận. Các nước lân bang cùng đứng lên chống lại, nhà Thương phải điều động quân đi đánh dẹp. Tức là kinh thành trống rỗng. Ngày diệt vong của nhà thương đã đến, chúng ta nên cùng với các nước chư hầu cất quân đi để phạt Trụ.

Võ Vương nghe theo.

Cuối cùng Võ Vương thắng, giết Trụ Vương, lập nên nhà Chu. *lạm bàn:

1.Thời Văn Vương, triều Thương còn mạnh, đất đai rộng lớn, quân đội còn hùng hậu. Lúc ấy , Võ Vương đất hẹp, quân ít. So về thực lực, một trời một vực, Võ Vương chưa thể tranh hùng với vua Trụ.

Võ Vương nghe lời Thái Công, một mặt chiêu hiền đãi sĩ, làm cho dân giầu nước mạnh, quân đội hùng mạnh, liên kết với chư hầu. Một mặt đợi nhà Thương suy yế, Võ Vương mới ra quân.

2. Thái Công cho rằng: Một đất nước muốn trường tồn là khi sống trong cảnh yên vui phải nghĩ đến lúc nguy cấp. Một nhà vua có thể hưởng được phúc lâu dài là khi vui vẻ phải nghĩ dến lúc phải buồn lo.

Sở dĩ Trụ Vương mất nước là chỉ biết sự trường tồn không nghĩ đến hoạ diệt vong. Nhà vua chỉ biết vui chơi thoả thích khơng nghĩ đến lúc tai hoạ giáng xuống.

Chương năm.

TỰ DO VÀ KIỀM CHẾ.

(phi kiềm chi thuật)

1.Phi là tự do. Kiềm là kiềm chế, khống chế. Nghĩa chung là tự do và kiềm chế, khống chế.

Đối phương có cảm giác tự do nhưng thực sự bị kiềm chế. Mục đích của sách phi kiềm là trói buộc chi phối đối phương. Nói về hình tượng như dùng lưỡi câu để kiềm chế con cá.

2.Muốn thực hiện kế sách phi kiềm phải lập thế và tạo thế. Còn gọi là độ quyền, lượng năng (đo lường quyền lực và lượng năng lực) của mình cũng như của đối phương, từ đó mới định kế an nguy.

Muốn lập thế để chi phối trói buộc một quốc gia phải quan sát thiên thời thịnh hay suy, đất đai rộng hay hẹp; địa hình sơng núi hiểm trở hay thuận lợi?

Tài sản của dân chúng giàu hay nghèo, nhiều hay ít.

Mối quan hệ của nước đó với các chư hầu lân bang, nước nào thân, nước nào không thân, nước nào xa, nước nào gần.

Muốn chi phối trói buộc một người thì phải quan sát tài năng sức vóc, khí thế: ai là thù ai là bạn của người đó. Đối với người này cần dung nạp hay không dung nạp, cần thổ lộ hay giấu giếm ý định tình cảm của mình?

3.Muốn trói buộc kiềm chế một cá nhân, một nhóm, một nước, trước hết quan sát đơng tây; ngó nam ngó bắc; nhìn ngang nhìn dọc; trơng ngược trơng xi. Sau đó tìm cách trói buộc và chi phối.

4.Sách này được vận dụng vào trong việc chiêu nạp, thử thách phân loại và trọng dụng nhân tài trong thiên hạ.

Theo người xưa, có sáu cách thử thách nhân tài là nhân, nghĩa, trung, tín, dũng, trí.

-Tạo điều kiện cho họ trở nên giàu có. Khi giàu có họ vẫn tuân thủ lễ giáo, luật pháp. Là người nhân.

-Ban cho họ địa vị. Có địa vị mà khơng kiêu ngạo vênh vang. Là người có nghĩa.

-Giao cho họ nhiệm vụ trọng đại. Khi thực hiện kiên quyết hồn thành, khơng thay đổi ý chí. Là người trung.

-Giao cho họ xử lí vấn đề. Khi xử lí khơng dối trên lừa dưới. Là người tín. -Giao cho họ việc nguy hiểm nhưng họ vẫn không tỏ ra e ngại, sợ sệt. Là người dũng.

-Giao cho họ xử lí những việc có sự chuyển biến bất ngờ. Nếu họ ứng phó một cách bình tĩnh. Đó là người trí.

Kế thứ nhất: KÍN KẼ CHU ĐÁO (Xuyết nhi bất thất)

Xuyết nhi bất thất là chu đố, kín kẽ, khơng có kẽ hở khi thực hiện một chuỗi mưu kế liên tiếp vào nhau.

Muốn thực hiện kế này phải đo lường trí tuệ, tài năng, tài lực, khí thế của đối phương làm then chốt từ đó tìm cách kiềm chế đối phương.

Một phần của tài liệu 47 quy ke Quỷ Cốc Tử (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)