1 .Lý do chọn đề tài
1.3.3.2 .Những ưu, nhược điểm của hoạt động học tập hợp tác
1.3.4.1 Khái niệm năng lực
Theo Bernd Meiner - Nguyễn Văn Cường, năng lực được định nghĩa như sau: “Năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong các tình huống thay đổi thuộc các tính lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sẵn sàng hành động”. [5]
Theo tác giả này thì cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể.
- Năng lực chuyên môn (professional competency):là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, các kiến thưc chuyên môn tiếp thu được, đánh giá các kết quả chuyên môn một cách độc lập và chính xác. Năng lực chun mơn được hình thành trong quá trình học tập, gắn liền với khả năng nhận thức và tâm lí vận động.
- Năng lực phương pháp (Methodical competency): Là khả năng tiếp nhân việc học tập có phương pháp, có kỹ năng giải quyết vấn đề. Bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn. Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể có kế hoạch, có định hướng, biết cách lựa chọn thơng tin, giải quyết vấn đề và tiếp thu có chọn lọc
- Năng lực xã hội (Social competency): Năng lực giao tiếp được hình thành trong quá trình học tập. Khả năng đạt được mục đích trong q trình giao tiếp, ứng xử khi gặp các tình huống ngày càng tốt hơn, sự phối hợp chặt chẽ giũa các thành viên thể hiện năng lực xã hội tốt.
- Năng lực cá thể (Induvidual competency): Được hình thành trong q trình học tập. Nó được tiếp nhân qua cảm xúc, đạo đức, liên quan đến tư duy, hành động, sự tự chịu trách nhiệm. Nó là khả năng xác ddingj, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như giới hạn của bản thân, phát triển năng khiếu, sở trường và thực hiện vài sự phát triển của bản thân.
Bốn năng lực thành phần trên cũng có thể được chia nhỏ hơn thành các năng lực cụ thể như năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp… trong đó năng lực học tập hợp tác là một trong những năng lực quan trọng,
giúp học sinh thích ứng được với cuộc sống.
1.3.4.2. Năng lực học tập hợp tác
Là năng lực được gắn với hoạt động hợp tác nhóm, năng lực hợp tác là khả năng tổ chức và quản lí nhóm, sự phân cơng nhiệm vụ của các thành viên, sự giúp đỡ phối hợp của các thành viên trong q trình hoạt động. Nhóm thực hiện nhiệm vụ một cách linh hoạt và khoa học, sáng tạo, giải quyết một nhiệm vụ chung của cả nhóm.
Người có năng lực hợp tác là người phải có kiến thức, kĩ năng và thái độ hợp tác như:
- Hiểu về hợp tác: là người có các kiến thức về hợp tác, như hiểu được quy trình, cách thức tổ chức, biết cách phân chia nhiệm vụ, vai trò của từng thành viên trong nhóm.
- Có các kĩ năng hợp tác: là người thực hiện tốt các KN hợp tác như KN tổ chức nhóm, KN lắng nghe và phản hồi, KN thuyết trình, KN viết báo cáo, KN giải quyết mâu thuẫn, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau[5]
- Thái độ hợp tác:
+ Mọi thành viên trong nhóm tham gia thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực +Các thành viên trong nhóm đều có trách nhiệm hồn thành nhiệm vụ chung, có trách nhiệm với kết quả của nhóm.
+ Tơn trọng,giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau để cùng hồn thành nhiệmvụ.