1 .Lý do chọn đề tài
1.5.3 .Kết quả điều tra
Ớ các trường THPT hiện nay, việc dạy học theo phương pháp dạy học tích cực, phát huy năng lực của học sinh đã có nhưng cịn ít và khá mới mẻ, đa số các tiết dạy được thực hiện theo phương pháp dạy học truyền thống, các tiết dạy học theo nhóm cũng có nhưng cịn ít và chủ yếu được thực hiện trong các giờ thao giảng, cịn mang tính hình thức.
Việc sử dụng Cơng nghệ thông tin vào dạy học cũng rất hạn chế, mỗi trường có rất ít máy chiếu, nên để giáo viên đổi mới phương pháp cũng rất khó
Cơ sở vật chất, thí nghiệm cịn thiếu, thực hiện thì khơng chính xác
Kinh nghiệm, phương pháp tổ chức dạy học theo hướng dạy học tích cực của giáo viên cịn rất hạn chế
Đa số các giáo viên chưa thật sự đầu tư thời gian, tâm huyết để tổ chức cho học sinh được học tập theo phương pháp dạy học tích cực
Sự chỉ đạo của cấp trên về dạy học tích cực cũng mới chỉ dừng lại ở mức khuyến khích, chưa có sự đầu tư cả về lượng và chất cho việc này
Vì vây, việc dạy học theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh là rất ít, các em học sinh cịn rất thụ động trong quá trình học tập và tìm hiểu tri thức, các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, hợp tác học tập cịn rất yếu
Kết luận chương 1
Trong chương này chúng tơi đã nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức DH theo hướng phát triển NLHT trong dạy học Vật lí. Để giải quyết nhiệm vụ đề ra của luận văn, tôi chú trọng đến những vấn đề sau:
- Những khái niệm cơ bản về hợp tác, học tập hợp tác và những ưu nhược điểm của học tập hợp tác.
- Khái niệm năng lực hợp tác và các kĩ năng thành phần của năng lực học tập hợp tác.
- Khái niệm dạy học hợp tác, một số phương pháp hình thức tổ chức dạy học bồi dưỡng năng lực học tập hợp tác ở học sinh.
- Về NLHT của HS: Tôi đã xây dựng được hệ thống các tiêu chí, các chỉ số hành vi và các mức độ biểu hiện của từng chỉ số hành vi của NL HT.
- Tiến hành điều tra thực trạng của việc DH phát triển NLHT ở các trường THPT, bước đầu xác định được những khó khăn, thuận lợi cũng như sự cần thiết của DH phát triển năng lực HT
Qua phân tích ở trên cho thấy việc sử dụng phương pháp DH phát triển NLHT cho HS THPT trong dạy học Vật lí là hồn tồn hợp lí, phù hợp với các cơ sở lí luận cũng như cơ sở thực tiễn. Nó đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của QTDH, tạo cho HS phát huy tính tích cực, tăng cường tính chủ động sáng tạo và tự lực nghiên cứu của HS trong q trình dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng của quá trình dạy học.
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ CÁC PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG – VẬT LÍ 11 THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC HỌC TẬP HỢP TÁC CỦA HỌC SINH 2.1. Mục tiêu dạy học chủ đề “ Sự truyền ánh sáng”
Sau khi học chủ đề này, học sinh có những hiểu biết về dấu hiệu chung bản chất và quy luật của các hiện tượng truyền sáng trong tự nhiên. Đồng thời kết hợp với các kiến thức đã học về mắt của người để tìm hiểu được tầm quan trọng của ánh sáng đối với sự nhìn các vật của mắt.
Cụ thể sau khi học chủ đề, học sinh đạt được:
* Về kiến thức
- Nhận biết được các hiện tượng truyền ánh sáng:
+ Trong một môi trường trong suốt đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng.
+ Trên đường truyền, ánh sáng gặp mặt sáng nhẵn thì hắt trở lại môi trường cũ nhưng đổi hướng.Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
+ Khi ánh sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, gặp mặt phân cách giữa hai môi trường bị đổi hướng truyền nếu ánh sáng truyền xiên góc và truyền thẳng nếu ánh sáng truyền thẳng góc. Hiện tượng này gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Xây dựng được qui luật truyền ánh sáng: + Định luật truyền thẳng của ánh sáng + Định luật phản xạ ánh sáng
+ Định luật khúc xạ ánh sáng
- Tìm hiểu được quy luật truyền ánh sáng qua một số dụng cụ quang như: Gương, lăng kính, thấu kính mỏng.
-Tìm hiểu được mối liên hệ giữa sự truyền ánh sáng với sự nhìn các vật của mắt người trong các trường hợp
+ Mắt nhìn các vật trực tiếp
+ Mắt nhìn các vật nhờ sự bổ trợ của các dụng cụ quang.
* Về kỹ năng
- Quan sát các hình ảnh, hiện tượng trong tự nhiên tìm ra được các dấu hiệu chung của một hiện tượng truyền ánh sáng và sự khác nhau giữa ba hiện tượng truyền ánh sáng.
- Đề xuất được phương án thí nghiệm nhằm chứng minh dự đốn về sự truyền ánh sáng qua một số dụng cụ quang.
- Lắp ráp, tiến hành thí nghiệm chính xác, nhanh. Biết thu thập và xử lí thơng tin phù hợp với mục đích của thí nghiệm. Biết rút ra được các nhận xét từ kết quả thí nghiệm. - Vận dụng được kiến thức về các hiện tượng truyền thẳng của ánh sáng, phản xạ ánh sáng, khúc xạ ánh sáng để giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên như : sự tạo thành bóng đen, hiện tượng nhật thực nguyệt thực, cách sử dụng gương phẳng để đổi hướng truyền của ánh sáng, sự tạo ảnh qua thấu kính, lăng kính, sự nhìn các vật của mắt….và giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống.
* Về thái độ
- Cẩn thận, xác định đúng hướng trong việc xác định góc phản xạ, khúc xạ và đường truyền của tia sáng khi đi trong một môi trường, hai môi trường trong suốt khác nhau
- u thích, tìm tịi những hiện tượng liên quan đến sự truyền ánh sáng trong đời sống.
- Yêu khoa học, hứng thú với ánh sáng và các ứng dụng của các hiện tượng trong chủ đề sự truyền ánh sáng
- Có ý thức về vai trò của cáp quang trong đời sống và bảo vệ an toàn cho hệ thống cáp quang quốc gia, cũng như hệ thống cáp quang quốc tế đi qua Việt Nam.
- Có ý thức tìm hiểu vai trị của các dụng cụ quang học trong đời sống và trong kĩ thuật (Gương, thấu kính,lăng kính, máy ảnh, kính hiển vi...). Từ đó có cách sử dụng và bảo vệ tốt các dụng cụ quang học
- Có ý thức bảo vệ mắt khi tham gia các hoạt động trong đời sống
* Về bồi dưỡng năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực làm việc nhóm, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ…
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực chun mơn: Học sinh có kiến thức về hiện tượng truyền sáng qua một môi trường, qua hai môi trường, các định luật về sự truyền ánh sáng( Định luật truyền thẳng, định luật phản xạ, định luật khúc xạ…)
+ Năng lực phương pháp: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm thí nghiệm, thiết kế và sử dụng thí nghiệm, phương pháp nghiên cứu một hiện tượng, định luật, phương pháp làm việc kết hợp của cả nhóm
+ Năng lực cá thể: Nâng cao sự hiểu biết về sự truyền ánh sáng một cách có hệ thống, thâu tóm lại tồn bộ những kiến thức, hiểu biết về sự truyền ánh sáng một cách
toàn diện và ứng dụng của các hiện tượng, định luật này trong môn học, trong kỹ thuật và đời sống.
2.2. Nội dung của chủ đề