Nhóm KN đánh giá của năng lực hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp âm thanh ở trung học cơ sở (Trang 30 - 80)

Kĩ năng Tiêu chí Yêu cầu đạt được

Tự đánh giá

Tự đánh giá Đánh giá chính xác, khách quan kết quả đạt được của bản thân. Rút kinh nghiệm cho bản thân.

Đánh giá

lẫn nhau Biết đánh giá lẫn nhau

Đánh giá một cách chính xác, khách quan, cơng bằng kết quả đạt được của người khác, nhóm khác. Rút kinh nghiệm từ người khác cho bản thân.

1.4. Thực trạng của dạy học tích hợp

1.4.1. Xu hướng dạy học tích hợp trên thế giới

Cách tiếp cận tích hợp trong xây dựng chương trình giáo dục bắt đầu được đề cao ở Mỹ và các nước Châu Âu từ những năm 1960 của thế kỷ XX. Trong những năm 70 và 80 của thế kỷ XX, Vào những năm 1970 – 1980 thế kỉ XX cách tiếp cận tích hợp trong xây dựng chương trình giáo dục bắt đầu được quan tâm ở Châu Á và ở Việt Nam. Đến nay hầu hết các nước ở Đông Nam Á đều đã triển khai quan điểm tích hợp ở mức độ nhất định. UNESCO đã có những hội thảo vớicác báo cáo về việc

thực hiện quan điểm tích hợp của các nước tới dự. Theo thống kê của UNESCO, từ năm 1960 đến năm 1974 trong số 392 chương trình được điều tra đã có 208 chương trình mơn khoa học thể hiện quan điểm tích hợp ở những mức độ khác nhau từ liên mơn, kết hợp đến tích hợp hồn tồn theo những chủ đề.

Năm 1981, một tổ chức quốc tế đã được thành lập để cung cấp các thông tin về các chương trình mơn tích hợp (mơn Khoa học) nhằm thúc đẩy việc áp dụng quan điểm tích hợp trong việc thiết kế chương trình mơn khoa học trên thế giới. [2]

Trên thế giới, các kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thường được cấu trúc trong các chương trình một số mơn học tích hợp.

Đối với hệ thống tri thức khoa học tự nhiên. Trong chương trình khoa học các nước có những vấn đề chung nhất về khoa học như: chất (hoặc vật liệu), sự sống và thế giới sinh vật, các q trình vật lí (hoặc năng lượng), khoa học về Trái Đất.... Đối với hệ thống tri thức về xã hội. Ở nhiều nước hệ thống tri thức này được bố trí trong mơn học có tên “Ngun cứu xã hội” và thường được xây dựng từ các mơn: Nhân chủng học, Kinh tế, Địa lí, Lịch sử, Chính trị, Tâm lí học, Xã hội học.

Nội dung chương trình mơn “Khoa học” và mơn “Nghiên cứu xã hội” ở đa số các nước đều được cấu trúc thành những chủ đề liên môn về các lĩnh vực như: khoa học đời sống; khoa học xã hội; khoa học môi trường. Chẳng hạn như:

Singapore

Cấp tiểu học: môn Khoa học được chia thành 5 chủ đề như sau:

- Sự đa dạng: Sự đa dạng của giới hữu sinh và vô sinh; Đa dạng của vật liệu. - Chu trình: Chu trình về cuộc sống, sinh sản của thực vật và động vật; Chu trình của vật chất và nước.

- Hệ thống: Ở thực vật: cấu tạo, chức năng các bộ phận, hệ hô hấp; Ở người: hệ tiêu hóa, hệ hơ hấp, hệ tuần hồn, hệ thống tế bào.

- Tương tác: Sự tương tác của các lực như: lực ma sát, lực đàn hồi trong lò xo, lực hấp dẫn, lực tác dụng của nam châm.

- Năng lượng: Các hình thức năng lượng và sử dụng; Chuyển đổi năng lượng. Cấp THCS và THPT nội dung chương trình mơn Khoa học gồm các mô-đun Trong mỗi mô-đun phân chia thành các chủ đề nhỏ:

Mơ- đun

Tiện ích làm việc Kỳ (I)

Vấn đề xung quanh

chúng ta Điều kì diệu của cơ thể (I) Chủ đề - Khám phá lực. - Khám phá năng lượng. - Tìm hiểu nhiệt - Tìm hiểu điện - Tính chất củavật chất - Nước, sự ô nhiễm và các giải pháp ngăn chặn. - Sự ô nhiễm nước. - Sự ơ nhiễm khơng khí

-Tế bào: đơn vị cơ bản của cuộc sống.

- Thu nhận năng lượng và chất dinh dưỡng từ thực phẩm. - Sinh sản ở người. - Chăm sóc tốt cơ thể. Trung học phổ thơng Mơ- đun Tiện ích làm việc Kỳ (II) Những vấn đề thực

phẩm Điều kỳ diệu của cơ thể (II) Chủ đề - Năng lượng và sử

dụng năng lượng. - Truyền năng lượng thơng qua sóng - Tác dụng của lực - Điện - Nguồn điện - Nguồn thực phẩm. - Thực phẩm hóa học. - Thực phẩm tốt và an toàn - Tiêu hóa - Hơ hấp - Vận động và sức khỏe tim mạch - Duy trì sức khỏe

* Anh. Từ lớp 1 đến lớp 9, môn Khoa học được coi là mơn học bắt buộc và có u cầu như nhau. Các chủ đề chung cho mơn tích hợp được thể hiện từ tiểu học đến THPT là: Nghiên cứu khoa học; các chất và tính chất của chúng; các q trình vật lí; các q trình sống và sinh vật. Nội dung của mỗi chủ đề ở mỗi lớp được phân ra các mức độ từ thấp đến cao.

* Hàn Quốc. Nội dung môn “Tự nhiên” được cấu trúc theo chủ đề như: chất; chuyển động và năng lượng; cuộc sống; Trái Đất và hệ thống các kĩ năng (các hoạt động) như quan sát, giao tiếp, dự đốn, sử dụng mơ hình…ND mơn Khoa học xã hội có chủ đề “Cuộc sống hàng ngày” tích hợp các kiến thức đạo đức và kiến thức xã hội; chủ đề “Cuộc sống tươi vui” được tích hợp từ lĩnh vực Âm nhạc, Mỹ thuật.

* Cộng hịa Triều Tiên. Quan điểm tích hợp được thực hiện ở các lớp tiểu học. Nội dung chương trình tích hợp thể hiện ở bốn chủ đề:

- Chúng ta là học sinh lớp 1 (tích hợp nội dung của tất cả các môn). - Cuộc sống hàng ngày (tích hợp nội dung giáo dục đạo đức, Xã hội học). - Cuộc sống tìm tịi (tích hợp nội dung Toán, Khoa học).

- Cuộc sống hứng thú (tích hợp nội dung Thể dục, Nhạc, Họa và Nặn). * Cộng hịa Pháp. Ở tiểu học mơn khoa học cho thấy xu hướng tích hợp được thể hiện rõ trong chương trình và sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 6 với tên môn học: “Khám phá thế giới” (lớp 1-2), “Khoa học” (lớp 3 - 6). Nội dung kiến thức Lịch sử, Địa lí, Mơi trường, Giáo dục cơng dân, Kinh tế… được bố trí trong một mơn học và

trong một cuốn sách giáo khoa. Các kiến thức Sử, Địa, Môi trường… được lựa chọn, sắp xếp kế tiếp nhau nhằm bổ trợ cho sự hiểu biết của học sinh về các vấn đề lịch sử, địa lí, mơi trường,… của một lãnh thổ nhất định.

Ví dụ về hình thể nước Pháp (địa lí tự nhiên) mà có cả lịch sử hình thành nước Pháp; Nội dung kinh tế nông nghiệp bao gồm môi trường Địa Trung Hải, nông nghiệp Tây Âu, cách mạng nông nghiệp (từ thời cổ đến nay).

Ở cấp THCS các chủ đề liên môn được bộ GD quốc gia Pháp đưa vào chương trình giảng dạy các mơn: Tốn, Khoa học tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Khoa học về Đời sống và Trái đất), và Lịch sử, Địa lí đó là: năng lượng, mơi trường và phát triển bền vững, khí tượng học và khí hậu học, vai trò của tư duy thống kê trong khoa học, sức khỏe, và an toàn. Qua các chủ đề nhằm mục đích giúp cho HS có một nền văn hóa khoa học, có một cái nhìn tổng quan về thế giới mà các em đang sống, và cũng cung cấp cho các em những kiến thức, kỹ năng được sử dụng trong đời sống.

* Australia. Môn học Nghiên cứu tự nhiên và xã hội được dạy ở cả tiểu học và trung học cơ sở. Môn học này bao gồm 5 chủ đề sau:

- Thời gian, tính liên tục và sự thay đổi: mô tả cuộc sống của con người trong quá khứ, lịch trình các giai đoạn và sự kiện quan trọng của tổ quốc và một đất nước khác trong lịch sử…

- Địa điểm và không gian: xác định những sự giống nhau và khác nhau của các khu vực ở đất nước mình và những nước khác; phân tích cách nhân dân tác động lên mơi trường,...

- Văn hóa. - Tài nguyên.

- Các hệ tự nhiên và xã hội.

Khả năng, mức độ tích hợp của hệ thống tri thức khoa học tự nhiên và xã hội cũng khácnhau ở từng cấp học, từng quốc gia. Cụ thể

* Cấp tiểu học. Nhiều nước thực hiện mức độ tích hợp các mơn khoa học xã hội ở mức cao: liên mơn và xun mơn. Tích hợp xun mơn, hình thức tích hợp cao nhất được tiến hành tập trung ở cấp tiểu học với môn học về đất nước hoặc về môi trường, hoặc về tự nhiên- xã hội, hoặc về tự nhiên- xã hội và môi trường. Ở đó, với các chủ đề, học sinh tìm hiểu thế giới xung quanh, qua đó các em biết rằng thế

giới bao gồm rất nhiều hiện tượng, sự vật, chúng đan xen và tác động lẫn nhau theo thời gian và theo không gian.

* Cấp THCS.

- Đối với các môn khoa học xã hội, quan điểm tích hợp được thực hiện đa dạng ở cấp học này: Mức độ tích hợp xun mơn được thực hiện chủ yếu ở những nước có nền kinh tế phát triển như Ơxtrâylia, Hoa Kì, Singapore và ở một số nước đang phát triển như: Philippin, Thái Lan... Một số nước phát triển khác thực hiện mức độ tích hợp liên môn như Pháp hoặc đa môn như CHLB Đức, Anh.

- Đối với các môn khoa học tự nhiên:

+ Tích hợp trong nội bộ mơn học được thực hiện ở các nước như: Nga, Trung Quốc...Tích hợp được thực hiện qua việc loại bỏ những nội dung trùng lặp và khai thác sự hỗ trợ giữa các bộ mơn.

+ Tích hợp đa mơn được thực hiện tiêu biểu nhất ở Đức. tích hợp được thực hiện ở những ở những đề tài do học sinh thực hiện ở cuối lớp 8, 9 như: Ô nhiễm khơng khí, năng lượng...

+ Tích hợp liên mơn: nhóm mơn khoa học gồm hai mơn là Lí – Hóa, Sinh – Địa chất (hoặc khoa học về trái đất) như ở Pháp. Việc tích hợp được thực hiện theo cách tổ hợp hai môn trong cùng một SGK và được bố trí trong phần Vật lí và Hóa học hoặc theo những chủ đề có liên quan đến những lĩnh vực của Vật lí và Hóa học.

+ Tích hợp xun mơn: Chương trình của Anh, Australia, Singapore, Thái Lan môn Khoa học gồm những chủ đề nhất định xuyên suốt từ tiểu học tới THCS. Trong chương trình mơn khoa học vật thể của Hoa kì, Canada gồm các chủ đề được xây dựng từ môn Vật lí, Hóa học...

* Cấp THPT. Đối với cấp THPT, rất ít thấy việc tích hợp mơn học ở mức độ cao chủ yếu thực hiện ở mức độ nội bộ mơn học hoặclịng ghép các vấn đề vào các mơn học. Có thể do yêu cầu chuẩn bị nghề nghiệp cần mang tính chun mơn sâu hơn nên các môn học được dạy riêng và học sinh được chọn môn học theo hứng thú, khả năng và theo nhu cầu chuẩn bị nghề nghiệp của mình.

Tóm lại, dạy học tích hợp là một xu hướng trên thế giới đã và đang quan tâm thực hiện. Mức độ, cách thức tích hợp như thế nào phụ thuộc vào quan điểm của từng quốc gia. Cho dù thực hiện theo quan điểm nào thì nền giáo dục của từng quốc

gia đều hướng tới mục đíchđem lại hiệu quả giáo dục cao, đặc biệt là trong việc gắn nhà trường với xã hội và trong việc rèn luyện các năng lực chung cho người học.

1.4.2. Thực trạng của dạy học tích hợp ở Việt nam hiện nay

Từ cuối những năm 80, thế kỉ XX vấn đề tích hợp đã được nghiên cứu và đến năm 2000 đã bắt đầu được triển khai ở cấp tiểu học. Hiện nay đã có nhiều mơn học, cấp học quan tâm vận dụng tư tưởng tích hợp vào q trình dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục. Sau đây là một số biểu hiện của việc vận dụng tư tưởng tích hợp vào chương trình một số mơn ở các cấp học theo các mức độ khác nhau: [2]

Ở cấp mầm non. Năm 2000 tiến hành thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục. Lần đầu tiên, nội dung chương trình đã tổ chức các nội dung giáo dục theo hướng tích hợp chủ đề tích hợp. Trong mỗi chủ đề đều xác định các đơn vị kiến thức, kĩ năng, thái độ cần cung cấp và hình thành ở trẻ.

Đến năm 2006, ngành mầm non tiếp tục thực hiện thí điểm đại trà (giai đoạn) về giáo dục tích hợp theo chủ đề cho trẻ mầm non theo chương trình đổi mới giáo dục mầm non, với xu hướng tích hợp “liên môn” và nội dung chủ đề được mở rộng dần từ gần đến xa, từ dễ đến khó, với nguyên tắc đồng tâm phát triển theo độ tuổi. Gồm các chủ đề: “Trường mầm non”, “Bản thân”, “Gia đình”, “Các nghề phổ biến; “Ngày 20 -11, Ngày 1/1”, “Thế giới động vật”, “Thế giới thực vật”, “Phương tiện và luật giao thông”, “Các hiện tượng tự nhiên”, “Quê hương – Đất nước – Bác Hồ, Tết 1/6”. Mỗi chủ đề hướng tới thực hiện nội dung của các lĩnh vực giáo dục trẻ một cách toàn diện.

Từ năm 2009, Bộ GD&ĐT đã ban hành chính thức chương trình giáo dục mầm non mới và trên khai trên cả nước theo thông tư 17/2009/TT - Bộ GD-ĐT.

Ở cấp tiểu học. Ở Việt Nam, từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây dựng môn tự nhiên - xã hội theo quan điểm tích hợp đã được thực hiện và đã được thiết kế đưa vào dạy học từ lớp 1 đến lớp 5. Lần đầu tiên trong chương trình các kiến thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội được kết hợp trong một mơn học tích hợp với tên gọi “Tự nhiên và Xã hội” (lớp 1 đến lớp 5). Môn học này, ở giai đoạn 1 (lớp 1, 2, 3) được cấu trúc theo 7 chủ đề: Gia đình, Trường học, Quê hương, Thực vật, Động vật. Cơ thể người, Bầu trời và Trái đất; Giai đoạn hai (lớp 4,5) gồm có 3 phân mơn: Khoa học, Địa lý và Lịch sử. Trong đó, mơn khoa học, được tích hợp “liên môn” bao gồm các kiến thức thuộc các khoa học tự nhiên như: Sinh học, Vật

lí, Hóa học, Địa lí tự nhiên đại cương... Như vậy, tính tích hợp mới chủ yếu thể hiện ở giai đoạn 1 và phân mơn Khoa học cịn có các phân mơn Địa lí và Lịch sử vẫn tồn tại một cách độc lập.

Trong Chương trình tiểu học mới năm 2000, môn Tự nhiên và Xã hội trước đây được tách thành 3 môn học: “Tự nhiên và Xã hội” và “Khoa học” được tích hợp “liên mơn”, cịn mơn Lịch sử - Địa lí được tích hợp “đa mơn”; Trong đó 7 chủ đề ở giai đoạn 1 nay được rút gọn thành 3 chủ đề lớn: “Con người và sức khỏe”, “Xã hội”, “Tự nhiên”. Số chủ đề trong môn Khoa học cũng đã rút gọn từ 1 chủ đề trong Chương trình cải cách thành 4 chủ đề được xây dựng theo quan điểm đồng tâm, đó là: “Con người và sức khỏe”, “Vật chất và năng lượng”, “Thực vật và động vật” và “Môi trường và tài nguyên thiên nhiên”. Rõ ràng, trong chương trình mới thì tích hợp càng được biểu hiện rõ hơn, bởi việc tích hợp mơn Giáo dục sức khỏe vào hai môn học: “Tự nhiên và Xã hội”, “Khoa học”.

Môn Tiếng Việt đã thực hiện tích hợp nội dung của các phân môn như: tập đọc, tập viết, làm văn, luyện từ và câu... và lồng ghép nội dung của các mơn học khác có liên quan.

Nội dung mơn tốn ở tiểu học, khơng chia thành các phân môn chuyên biệt, mà gồm một thể thống nhất các kiến thức kĩ năng ban đầu thuộc các lĩnh vực: Số học, Đại lượng, Hình học,... được đan xen lồng ghép, hỗ trợ lẫn nhau.

Môn học Thủ công và môn Kĩ thuật đã thể hiện rõ quan điểm tích hợp xun mơn, nó được coi là mơn học ứng dụng từ các mơn: Mỹ thuật, Tốn, Lí, Sinh, Địa, Mơi trường, Tự nhiên và xã hội...

Nhìn chung, có thể nói, nội dung chương trình Tiểu học ở nước ta đã thể hiện quan điểm tích hợp tương đối tốt.

Ở cấp THCS và THPT. Trong những năm qua, việc áp dụng quan điểm tích hợp ở hai cấp học này vẫn còn đang được thử nghiệm trong phạm vi hẹp.

Vấn đề kết hợp các nội dung giáo dục của một số môn theo một số nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp âm thanh ở trung học cơ sở (Trang 30 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)