Infographic về Hiến pháp Hoa Kỳ 1787

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng infographic trong dạy học lịch sử việt nam (thế kỉ x XV) ở trường trung học phổ thông chuyên hưng yên (Trang 28)

Thứ tư, infographic dễ tiếp cận và sử dụng

Điểm khác biệt so với các cơng cụ trình chiếu trực quan khác là infographic cho phép thể hiện các thơng tin hình ảnh trên cùng một bức ảnh.Vì internet và điện thoại thông minh ngày nay đã rất phổ biến với học sinh THPT, infographic cũng trở nên thông dụng hơn. Bên cạnh những infographic có sẵn đã được thiết kế trên internet, giáo viên và học sinh có thể tìm kiếm, in ra giấy để trở thành cơng cụ hỗ trợ học tập, mỗi giáo viên hoặc học sinh cũng có thể tự thiết kế infographic tùy theo mục đích sử dụng hoặc phong cách của riêng mình trong q trình học tập bộ mơn. Thao tác dễ dàng, chi phí thấp, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả… chính là những ưu thế infographic có thể đáp ứng được với các đối tượng học tập khác nhau, trong các không gian học tập mở và hồn tồn khơng bị giới hạn bởi cơ sở vật chất nhà trường như các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin khác.

Như vậy, có thể nói, sử dụng infographic vào dạy học lịch sử sẽ giúp người dạy giảm bớt việc mô tả thông tin, số liệu mà tập trung vào phân tích nội dung để bài học được truyền tải “mềm” hơn, thu hút hơn; giúp người học tiếp thu nhanh, dễ dàng và hứng khởi hơn. Những lợi thế nói trên của infographic là những điểm cần thiết đối với một phương tiện dạy học mới mà bộ mơn lịch sử có thể sử dụng để góp phần thay đổi phương pháp học tập và nâng cao hứng thú học tập bộ môn.

1.1.3. Phân loại infographic

Trong infographic người ta thường sử dụng Data visualizations (tức “trực quan

hóa dữ liệu”) để tạo nên một dạng đồ họa thơng tin trọn vẹn. Có nhiều loại hiển thị có

thể được sử dụng để trình bày cho cùng một dữ liệu. Do đó, điều quan trọng là chúng ta cần xác định được loại hiển thị thích hợp cho tập dữ liệu đó và đồ họa thơng tin bằng cách xem xét các điểm như: vị trí, kích thước, hình dạng, màu sắc. Đây chính là cơ sở để phân ra các dạng infographic. Có 5 loại hiển thị cơ bản bao gồm: Dữ liệu chuỗi thời gian, phân phối thống kê, bản đồ, phân cấp và mạng lưới.

Tuy nhiên, trong dạy học lịch sử, việc ứng dụng thiết kế infographic lịch sử sẽ được chia thành các loại sau:

- Infographic về khái niệm lịch sử

Đây là loại infographic cung cấp thông tin về nội hảm của khái niệm lịch sử trên cơ sở tổng hợp những kiến thức có liên quan. Việc hình thành khái niệm có ý nghĩa quan trọng đối với việc dạy học lịch sử trong việc rèn luyện tư duy, bồi dưỡng thế giới quan khoa học cho học sinh. Việc đi sâu vào bản chất sự kiện để hình thành khái niệm lịch sử giúp học sinh hệ thống hóa được tri thức, phát triển tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp…) và hoạt động thực tiễn của học sinh; đồng thời giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng thế giới quan khoa học, tạo niềm tin cho học sinh. Do đó, thiết kế infographic về khái niệm lịch sử, do đó là việc làm rất cần thiết, hỗ trợ đắc lực với việc học tập của học sinh nhưng cũng rất khó khăn. Vì nếu “biểu tượng là

hình ảnh trực quan thì khái niệm lại phản ánh những thuộc tính và quan hệ mà chúng ta khơng hình dung được dưới dạng hình ảnh trực quan” [26, tr. 156].

Hình 1.5. Infographic về Tun ngơn độc lập (1776) của nước Mĩ

Ví dụ: khi tổ chức dạy học bài Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, giáo viên có thể hình thành khái niệm “Tun ngôn độc lập” cho học sinh với infographic như sau:

Rõ ràng, infographic trên có thể giúp học sinh hiểu rõ những nét chính nhất về nội dung, tinh thần, ý nghĩa của Tuyên ngôn độc lập – một trong những văn kiện lịch sử tiến bộ trong lịch sử, đồng thời cũng có thể đánh giá được những hạn chế của nó.

- Infographic về nhân vật lịch sử

Infographic về nhân vật lịch sử lấy nhân vật lịch sử làm trung tâm, cung cấp hệ thống thơng tin có liên quan đến cuộc đời, hoạt động, đóng góp của nhân vật với tiến trình phát triển của lịch sử. Thay vì một phần tiểu sử rất dài và khó nhớ với những mốc sự kiện tiêu biểu, infographic sẽ thu gọn nội dung trên một trang giấy, từ đó khiến người đọc ấn tượng, ghi nhớ hơn về nhân vật.

Do đó, thiết kế các infographic vềnhững nhân vật lịch sử quan trọng của các thời kì lịch sử thế giới và dân tộc sẽ không chỉ giúp học sinh nhận thức đúng vai trò của các cá nhân trong lịch sử mà còn khắc sâu thêm nội dung kiến thức của thời kì đó.

Ví dụ: infographic tóm tắt về tiểu sử của chủ tịch Hồ Chí Minh và những đóng góp lớn của người với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc:

Hình 1.6. Infographic về Chủ tịch Hồ Chí Minh và những đóng góp lớn với tiến trình lịch sử dân tộc

- Infographic cung cấp thơng tin về sự kiện/ q trình lịch sử

Đây là loại infographic phổ biến nhất, cho phép người đọc hình dung một cách nhanh chóng và tổng qt hệ thống thơng tin về những sự kiện lớn hoặc tổng kết một quá trình, thời kì lịch sử dài.

Về nội dung, loại infographic này có tính hệ thống cao, phù hợp sử dụng với những bài học có nội dung tổng kết diễn biến của một q trình nào đó. Về hình thức, infographic dạng này thường được thể hiện dưới dạng sơ đồ trục thời gian với các mốc sự kiện tiêu biểu.

Ví dụ: q trình đấu tranh giành độc lập và sự ra đời nhà nước Mĩ (1773 – 1787) có thể được thể hiện dưới dạng infographic trực quan bằng sơ đồ với các mốc thời gian và hình ảnh như sau:

Hình 1.7. Infographic về diễn biến chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

Hoặc khi học về cách mạng tháng Mười Nga, thay vì phải lập bảng niên biểu tóm tắt diễn biến, học sinh có thể dễ dàng nghiên cứu infographic sau:

Hình 1.8. Infographic về Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Với sự kết hợp hài hịa giữa màu đỏ ấn tượng và các hình ảnh tiêu biểu liên quan đến tình hình nước Nga trước cách mạng, diễn biến của các cuộc biểu tình, đấu tranh của công – nông – binh, các mốc thời gian chính trong diễn biến của cuộc cách mạng được trình bày dưới dạng timeline sẽ giúp các em hình dung rõ hơn, nhanh hơn về nội dung sự kiện vĩ đại này.

- Infographic tổng hợp/ thống kê kiến thức

Đây là loại infographic thường được sử dụng nhiều và điều đó gián tiếp khẳng định ưu thế vượt trội của nó trong q trình tổng hợp thơng tin và hệ thống hóa kiến thức một cách nhanh chóng. Loại infographic này phù hợp nhất với những nội dung cần tổng kết, khái quát hóa kiến thức cuối bài học.

Ví dụ: infographic về một thời kì, một giai đoạn lịch sử hoặc một quốc gia với nhiều nội dung kiến thức được tổng hợp, khái quát hóa ở mức cao. Loại infographic này cho phép cung cấp một hệ thống thông tin tổng quát và hỗ trợ học sinh nhanh chóng trong quá trình thu nhận kiến thức.

- Infographic so sánh các đối tượng

Phương pháp so sánh, đối chiếu là phương pháp thường được sử dụng trong quá trình học tập lịch sử nói riêng và các mơn khoa học nói chung; đặc biệt là trong các bài học có tính hệ thống, tổng kết, đánh giá. Thay vì lập các bảng so sánh, infographic so sánh cho phép người xem có một cái nhìn vừa tổng quát, vừa ấn tượng với thơng tin và hình ảnh được đan cài với nhau.

Ví dụ: infographic so sánh về các vương triều, so sánh về các quốc gia cổ đại phương Đông với các quốc gia cổ đại phương Tây:

Một số quan điểm khác cho rằng infographic có thể được chia thành các loại: diễn tả khái niệm, mơ tả một q trình (theo các bước hoặc theo thời gian), so sánh các đối tượng. Tuy nhiên, có thể thấy, tùy mục đích sử dụng, infographic sẽ có nhiều loại khác nhau. Việc phân loại infographic chỉ mang ý nghĩa tương đối, tùy theo dụng ý của người thiết kế.

1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng infographic lịch sử ở trường THPT

1.1.4.1. Vai trò

Bản thân việc sử dụng infographic với tư cách là một phương pháp dạy học mới có vai trị quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường THPT.

Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động phối hợp, tương tác giữa giáo viên với học sinh, nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học, hình thành hệ thống kĩ năng, kĩ xảo, thực hành sáng tạo và thái độ chuẩn mực theo mục tiêu của quá trình dạy học” [53, tr. 175]. Sử dụng infographic với tư

cách là một công cụ hỗ trợ có tính trực quan trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin được xem là một phương pháp dạy học mới không chỉ nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử mà cịn tăng tính hứng thú học tập của học sinh, tăng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để thực hành sáng tạo, từ đó hình thành các năng lực cho người học cũng như khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên trong quá trình dạy học.

1.1.4.2. Ý nghĩa

Sử dụng infographic khơng chỉ là một phương pháp mới, góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thơng mà cịn tạo cơ hội cho học sinh phát huy các sở trường và năng lực của mình, đồng thời trở nên hứng thú, say mê học tập hơn. Cụ thể, sử dụng infographic có ý nghĩa sư phạm to lớn, đặc biệt trong việc dạy học Lịch sử trên các mặt: kiến thức, kỹ năng và thái độ, phát triển năng lực và hình thành phẩm chất cho học sinh.

Về kiến thức: infographic giúp học sinh có khả năng nắm bắt thông tin bài

giáo khoa truyền thống được thay thế bằng việc học sinh được tự do chọn lựa nghiên cứu các kiến thức (được chỉ dẫn nguồn chính xác), tự tổng hợp và ghi nhớ thống tin cần thiết trong thời gian ngắn sẽ khiến học sinh có cảm giác tự chủ hơn với việc học tập.

Về kĩ năng: khi khai thác một infographic – tức là học sinh được tiếp cận với

hệ thống những thông tin đã được tổng hợp, khái quát hóa ở mức cao. Để có thể khai thác tốt infographic, đòi hỏi học sinh cũng cần huy động các kĩ năng của tư duy: phân tích, so sánh, đánh giá… Trong trường hợp học sinh là người được giao nhiệm vụ thiết kế infographic thì các kĩ năng tổng hợp sẽ được phát huy tối đa trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Về thái độ: Mỗi infographic được thiết kế mang đậm màu sắc cá nhân của

tác giả. Học sinh THPT đang ở độ tuổi trưởng thành, với nhu cầu khẳng định bản thân là rất lớn sẽ hứng thú với việc tự thiết kế và biết trân trọng sản phẩm học tập của chính mình. Q trình tìm tịi, thu thập các thông tin, tư liệu để tạo ra infographic cũng tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận với các nguồn thông tin đa dạng, phong phú ngồi sách giáo khoa, điều này có tác dụng lớn trong việc giúp học sinh đánh giá khách quan, nhiều chiều về những nội dung lịch sử được học, từ đó hình thành thế giới quan khoa học của học sinh.

Về định hướng phát triển năng lực: sử dụng infographic không chỉ hỗ trợ

phát triển các năng lực thực hành bộ mơn mà cịn phát triển các năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ (lựa chọn từ ngữ chính xác), năng lực sử dụng cơng nghệ thơng tin,…

Về hình thành phẩm chất cho học sinh: Từ những hiểu biết sâu sắc của các

em về kiến thức lịch sử thế giới và dân tộc, có thể bồi dưỡng thêm lịng yêu nước, tinh thần trách nhiệm của bản thân với đất nước, nỗ lực học tập vì tương lai,…

Hình 1.11. Infographic về điều kiện tự nhiên và dân cư Ấn Độ cổ đại

Ví dụ: Khi dạy học bài 6: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ (chương trình Lịch sử 10), để giúp học sinh nhanh chóng có những hiểu biết về điều kiện tự nhiên đặc biệt của Ấn Độ, giáo viên có thể thay thế phần nội dung dạng chữ trong sách giáo khoa bằng một infographic như sau:

Infographic trên tóm tắt những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ thời cổ đại; cho phép học sinh hình dung những thơng tin rất cơ bản qua hệ thống hình ảnh và các từ khóa ngắn gọn: vị trí, dân cư, sơng, địa hình; từ đó tạo cho học sinh khả năng ghi nhớ hình ảnh nhanh, tốt và lâu dài hơn.

Khơng những thế, việc sử dụng các dạng lược đồ khác nhau, kết hợp sắp xếp hài hòa các màu sắc và hình ảnh biểu tượng khiến cho cách tiếp cận nội dung trở nên dễ dàng hơn, đồng thời gây hứng thú học tập cho học sinh.

Khai thác tốt các thông tin từ infographic trên, học sinh có thể phát triển năng lực thực hành bộ mơn: khai thác kênh hình, xử lý thơng tin lịch sử,… Trên cơ sở những nhận thức về những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên Ấn Độ, học sinh dễ dàng liên hệ đến điều kiện tự nhiên Việt Nam, từ đó hình thành và phát triển các phẩm chất: yêu nước, nhân ái,…

Như vậy, việc sử dụng infographic trong dạy học lịch sử sẽ không chỉ là một phương pháp dạy học mới, nhằm bắt kịp xu hướng của giáo dục hiện đại, mà cịn có thể xem là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao hứng thú học tập của học sinh trên lớp, định hướng hoạt động tự học ở nhà và góp phần rèn luyện các năng lực thực hành cho học sinh trong học tập lịch sử.

Sử dụng infographic trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử ở trường THPT còn là một bước tiệm cận của nền giáo dục với xu hướng chung của thời đại, nhằm góp phần tạo ra những thế hệ học sinh khơng chỉ giỏi kiến thức, tư duy sáng tạo mà cịn có khả năng bắt kịp cơng nghệ, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

1. 2. Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng infographic trong dạy học lịch sử ở trƣờng THPT Chuyên Hƣng Yên trƣờng THPT Chuyên Hƣng Yên

1.2.1. Khái quát tình hình sử dụng infographic trong các trường phổ thông hiện nay

Lịch sử là một mơn học trong chương trình giáo dục phổ thơng, cũng giống như nhiều môn học khác trong hệ thống giáo dục nước ta, việc dạy học Lịch sử đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách giáo dục. Khi giải thích về lý do nhiều học sinh khơng thích học môn Lịch sử ở trường phổ thơng hiện nay và có điểm số mơn này chưa cao như kì vọng, trái lại học sinh thường rất quan tâm đến các vấn đề lịch sử và thích nghe “kể chuyện lịch sử”, xem phim lịch sử…, tác giả Nguyễn Quốc Vương cho rằng “thực chất, đó là biểu

hiện của việc học sinh tìm kiếm “sự tự do trong nhận thức”. Ở đó, tính đa dạng của nhận thức lịch sử được thừa nhận và học sinh được trải nghiệm “khối cảm trí tuệ” khi tiếp nhận các “hình ảnh lịch sử” đa chiều và tự xây dựng “hình ảnh lịch sử” cho bản thân” [52, tr. 138].

Giải mã bài tốn đó, infographic với đặc trưng trực quan, sinh động, độc đáo hồn tồn có thể tạo ra hứng thú học tập mới, đồng thời giúp đỡ học sinh được tự do thể hiện những nhận thức lịch sử qua lăng kính của mình. Mỗi infographic với tư cách là một sản phẩm cá nhân độc đáo, thể hiện sự sáng tạo, tư duy thẩm mĩ và khả năng sử dụng công nghệ thông tin của tác giả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả học tập bộ môn.

Tuy nhiên, mặc dù có nhiều ưu thế, nhưng hiện nay, việc sử dụng infographic trong dạy học hiện nay hiện chưa được tiến hành rộng rãi. Theo nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng infographic trong dạy học lịch sử việt nam (thế kỉ x XV) ở trường trung học phổ thông chuyên hưng yên (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)